Đề bài

Cho tam giác ABC có \(\widehat {ABC} = 53^\circ ,\widehat {BAC} = 90^\circ \) , AH vuông góc với BC (H thuộc BC). Vẽ tia Bx vuông góc với BC. Trên tia Bx lấy điểm D sao cho BD = HA (Hình 23).

 

a) Chứng minh ∆AHB = ∆DBH.

b) Chứng minh DH vuông góc với AC.

c) Tính số đo góc BDH.

Phương pháp giải

- Xét các điều kiện về cạnh và góc để chứng minh ∆AHB = ∆DBH

- Từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau để chứng minh DH vuông góc với AC và tính số đo góc BDH.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

a) Xét ∆AHB và ∆DBH có:

\(\widehat {AHB} = \widehat {HB{\rm{D}}}\) (cùng bằng 90°),

BH là cạnh chung,

AH = BD (giả thiết),

Suy ra ∆AHB = ∆DBH (hai cạnh góc vuông).

Vậy ∆AHB = ∆DBH.

b) Do ∆AHB = ∆DBH (chứng minh câu a) nên \(\widehat {ABH} = \widehat {DHB}\) (hai góc tương ứng).

Mà \(\widehat {ABH},\widehat {DHB}\) ở vị trí so le trong

Do đó AB // DH.

Lại có, AB ⊥ AC nên DH ⊥ AC (một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì vuông góc với đường thẳng còn lại).

Vậy DH ⊥ AC.

c) Do ∆AHB = ∆DBH (chứng minh câu a) nên\(\widehat {BAH} = \widehat {HDB}\)  (hai góc tương ứng).

Xét tam giác ABH vuông tại H có:

\(\widehat {ABH} + \widehat {BAH} = 90^\circ \) (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°).

Suy ra \(\widehat {BAH} = 90^\circ  - \widehat {ABH} = 90^\circ  - 53^\circ  = 37^\circ \).

Do đó \(\widehat {BDH} = 37^\circ \).

Vậy \(\widehat {BDH} = 37^\circ \)

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hai tam giác vuông ABC (vuông tại đỉnh A) và A’B’C’ (vuông tại đỉnh A’) có các cặp cạnh góc vuông bằng nhau: AB = A'B', AC = A'C' (H.4.45). Dựa vào trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh của hai tam giác, hãy giải thích vì sao hai tam giác vuông ABC và ABC bằng nhau.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Cho hình chữ nhật ABCD, M là trung điểm của cạnh BC.

Chứng minh rằng \(\Delta ABM = \Delta DCM\).

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Cho các điểm A, B, C, D như Hình 4.35. Biết rằng AC vuông góc với BD, EA = EB và EC = ED. Chứng minh rằng:

a) \(\Delta AED = \Delta BEC\)

b) \(\Delta ABC = \Delta BAD\)

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cho hình vuông ABCD. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và AD (H.4.36). Chứng minh rằng \(BN = CM;BN \bot CM.\)

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Cho hình chữ nhật ABCD. Trên cạnh AD và BC lần lượt lấy 2 điểm E và F sao cho AE = CF (H.4.41). Chứng minh rằng:

a)\(AF = CE\)

b)\(AF // CE\)

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cho 5 điểm A, B, C, D, E như Hình 4.42, trong đó DA = DC, DB = DE

a) Chứng minh rằng AB = CE

b) Cho đường thẳng CE cắt AB tại F. Chứng minh rằng \(\widehat {BFC} = {90^0}\) 

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Cho hình chữ nhật ABCD. Cho M là trung điểm của cạnh BC. Chứng minh rằng \(\Delta ABM = \Delta DCM\).

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cho hình vẽ dưới đây. Biết AB = A’B’, HB = H’B’, BC = B’C’.

Chứng minh rằng AC = A’C’.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Cho góc xOy khác góc bẹt có Ot là tia phân giác. Qua điểm H thuộc tia Ot, kẻ đường vuông góc với Ot và cắt Ox và Oy theo thứ tự A và B.

Lấy điểm C nằm giữa O và H. Chứng minh \(\widehat {ACH} = \widehat {HCB}\).

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Hai đoạn thẳng BE và CD vuông góc với nhau tại A sao cho AB = AD, AC = AE, AB > AC. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai? Vì sao?

a) ΔAED = ΔACB.

b) DE = BC.

c) ΔACE = ΔABD.

d) \(\widehat {ABC} = \widehat {A{\rm{ED}}}\)

Xem lời giải >>