Cho hình chữ nhật ABCD. Cho M là trung điểm của cạnh BC. Chứng minh rằng \(\Delta ABM = \Delta DCM\).
Chứng minh hai tam giác vuông bằng nhau theo trường hợp hai cạnh góc vuông
GT |
Hình chữ nhật ABCD, \(M \in BC,MB = MC.\) M thuộc tia đối của tia CO |
KL |
\(\Delta ABM = \Delta DCM\) |
Ta thấy ABM và DCM là hai tam giác lần lượt vuông tại các đỉnh B, C và có:
AB = DC (hai cạnh đối của hình chữ nhật bằng nhau)
BM = CM (theo giả thiết)
Vậy \(\Delta ABM = \Delta DCM\)( hai cạnh góc vuông)
Các bài tập cùng chuyên đề
Hai tam giác vuông ABC (vuông tại đỉnh A) và A’B’C’ (vuông tại đỉnh A’) có các cặp cạnh góc vuông bằng nhau: AB = A'B', AC = A'C' (H.4.45). Dựa vào trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh của hai tam giác, hãy giải thích vì sao hai tam giác vuông ABC và ABC bằng nhau.
Cho hình chữ nhật ABCD, M là trung điểm của cạnh BC.
Chứng minh rằng \(\Delta ABM = \Delta DCM\).
Cho các điểm A, B, C, D như Hình 4.35. Biết rằng AC vuông góc với BD, EA = EB và EC = ED. Chứng minh rằng:
a) \(\Delta AED = \Delta BEC\)
b) \(\Delta ABC = \Delta BAD\)
Cho hình vuông ABCD. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và AD (H.4.36). Chứng minh rằng \(BN = CM;BN \bot CM.\)
Cho hình chữ nhật ABCD. Trên cạnh AD và BC lần lượt lấy 2 điểm E và F sao cho AE = CF (H.4.41). Chứng minh rằng:
a)\(AF = CE\)
b)\(AF // CE\)
Cho 5 điểm A, B, C, D, E như Hình 4.42, trong đó DA = DC, DB = DE
a) Chứng minh rằng AB = CE
b) Cho đường thẳng CE cắt AB tại F. Chứng minh rằng \(\widehat {BFC} = {90^0}\)
Cho hình vẽ dưới đây. Biết AB = A’B’, HB = H’B’, BC = B’C’.
Chứng minh rằng AC = A’C’.