Đề bài

Thực hiện nhiệm vụ nói theo để tài sau:

Đề tài: Lớp bạn tổ chức buổi giới thiệu với chủ đề “Tác phẩm văn học và nghệ thuật tôi yêu”. Hãy tham gia buổi giới thiệu trong vai trò người nói.

Lưu ý: Có thể chọn giới thiệu tác phẩm mà bạn đã viết bài văn nghị luận để nhận xét về nội dung và một số nét nghệ thuật đặc sắc.

Phương pháp giải

Đọc lại phần hướng dẫn thực hành nói

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Tên tác phẩm văn học/nghệ thuật: Ai đã đặt tên cho dòng sông?              

Thể loại: Bút kí

Tên tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường

1. Lí do chọn giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật: 

Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) không đơn thuần chỉ là tác phẩm miêu tả về vẻ đẹp thiên nhiên nước nhà mà đó còn là tác phẩm thể hiện tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.

2. Nội dung giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật:

- Giới thiệu tóm tắt về nội dung và nghệ thuật:

Nội dung: Ai đã đặt tên cho dòng sông là một tùy bút súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Xuyên suốt toàn tác phẩm là hình ảnh con sông Hương xứ Huế vừa mang vẻ đẹp thơ mộng, êm ả, nhẹ nhàng; vừa mang vẻ đẹp hoang dã, bao la,mênh mông, hùng vĩ. Vẻ đẹp con sông Hương là vẻ đẹp làm xao động lòng người. Bên cạnh hình ảnh thiên nhiên quê hương ấy là tấm lòng thủy chung, son sắt, tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên quê cha đất tổ, vẻ đẹp non nước quê hương của người con xứ Huế - Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Nghệ thuật: Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương.Ngôn ngữ giàu hình tượng; văn phong mê đắm tài hoa; chất trí tuệ và chất trữ tình hài hòa thống nhất; am hiểu nhiều lĩnh vực như địa lí, lịch sử, âm nhạc, thơ ca; cảm xúc dạt dào, tha thiết; cái tôi trữ tình hấp dẫn, lôi cuốn.

- Giới thiệu về chủ đề, thông điệp của tác phẩm:  

Chủ đề chính của tác phẩm: kể về một dòng sông thơ mộng mà thiên nhiên dành tặng riêng cho xứ huế mộng mơ. Dòng sông Hương hiện lên lúc hoang dại như một cô gái Digan, lúc lại rất trữ tình và thơ mộng. 

- Thông điệp của tác phẩm: Yêu thương, tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên quê hương, xứ sở 

- Bài học về việc trân trọng, nâng niu, bảo vệ thiên nhiên môi trường.

3. Trình bày một số ý kiến nhận xét, đánh giá/ điều thích hoặc không thích về tác phẩm/ tình cảm, cảm xúc khi đọc/xem/nghe tác phẩm: 

Bài bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường kể về một dòng sông thơ mộng mà thiên nhiên dành tặng riêng cho xứ huế mộng mơ. Dòng sông Hương hiện lên lúc hoang dại như một cô gái Digan, lúc lại rất trữ tình và thơ mộng. Đó cũng chính là tính cách như một cô gái ngang bướng, mạnh mẽ nhưng không kém phần mềm mại và thơ mộng. Con sông ấy không hề lặp mình trong những cảm hứng của người nghệ sĩ cho dù từ hiện đại hay ngược dòng thời gian về phong kiến xa xưa. Sự minh chứng về những vẻ đẹp của cảnh quan và sự gắn bó của sông Hương với tiến trình lịch sử, văn hóa của dân tộc mà nó xứng đáng là “dòng sông huyền nhiệm, nơi sinh ra vẻ đẹp tâm hồn của đất nước”.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Khi lập dàn ý, để tăng tính thuyết phục và hấp dẫn cho bài trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, bạn cần làm gì? 

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Dựa vào mẫu bảng kiểm nêu ở Bài 1. Thông điệp từ thiên nhiên (Ngữ văn II,tập một), thiết kế bảng kiểm đánh giá kỹ năng trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Thực hiện đề tài sau:

Đề tài: Lớp bạn tổ chức buổi tọa đàm về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm được đặt ra trong tác phẩm văn học. Bạn hãy chuẩn bị bài nói để tham gia trình bày ý kiến trong buổi tọa đàm này.

Lưu ý: Có thể chọn để tài bài nói là vấn đề mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được gợi ra từ tác phẩm văn học đã được chuẩn bị trong phần Viết hoặc đề tài là một vấn đề xã hội từ một tác phẩm văn học khác.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tóm tắt một số lưu ý trong khi trình bày bài nói (bước 2) hoặc trao đổi, đánh giá (bước 3) về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Luyện tập các bước thực hiện bài nói theo quy trình đã học đối với đề tài:

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học hay tác phẩm nghệ thuật (có thể trình bày vấn đề xã hội mà bạn đã chuẩn bị ở phần Viết).
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước trong quy trình giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh/ pho tượng

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Điền vào bảng sau tác dụng của từng bước trong quy trình bài nói giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh/ pho tượng:

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Nêu tác dụng của việc sử dụng kĩ thuật PMI khi nghe và phản hồi về bài giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Từ bài văn nghị luận đã luận đã viết về tác phẩm mà bạn đã chọn, hãy chuyển thành bài giới thiệu về một bài bài thơ và một bức tranh/pho tượng.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Lớp bạn tổ chức buổi thảo luận về chủ điểm: “Vấn đề đời sống mà bạn quan tâm”. Ban tổ chức gợi ý một số vấn đề như sau:

- Học sinh cấp Trung học phổ thông nên đọc những loại sách nào?

- Kĩ năng sống là gì, vì sao bạn cần phải rèn luyện kĩ năng sống?

- Sự độ lượng và sự dễ dãi trong tình bạn có gì khác nhau?

- Các ý kiến tư vấn của phụ huynh, người thân, bạn bè về hướng nghiệp có ý nghĩa  như thế nào đối với bạn?

Hãy chọn một trong các vấn đề nêu trên, chuẩn bị ý kiến để tham gia thảo luận, tranh luận.

Lưu ý: Không chọn và trình bày đề tài mà bạn đã thực hiện trên lớp.

Gợi ý:

Cần trình bày một số vấn đề sau:

- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: " Kĩ năng sống"

- Kỹ năng sống là gì?

- Vai trò, tầm trong trọng của kỹ năng sống trong cuộc sống

+ Kỹ năng sống đối với thế hệ trẻ

+ Những vấn đề gặp phải khi thiếu kỹ năng sống

- Phương pháp để học kỹ năng sống

- Mở rộng vấn đề

- Khẳng định tầm quan trọng của kỹ năng sống

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Liệt kê ngắn gọn các bước thực hiện bài giới thiệu trên bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

 

Bước

Thao tác cần thực hiện 

Lưu ý

Bước 1: Chuẩn bị nói 

 

 

Bước 2: Trình bày bài nói

 

 

Bước 3: Trao đổi, đánh giá 

 

 

 

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Nếu là người nghe nội dung giới thiệu ấy, bạn cần làm gì để nắm bắt nội dung và quan điểm của người nói: Liệt kê một số nội dung và mẫu câu mà bạn có thể sử dụng để nhận xét, đánh giá và đặt câu hỏi về bài trình bày đó.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Vẽ sơ đồ tóm tắt quy trình thực hiện bài nói trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Ghi lại một số kinh nghiệm trao đổi với các ý kiến trái chiều bằng cách hoàn thành sơ đồ sau:

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Thực hiện đề bài sau:

Đề bài: Tình huống: Trong buổi sinh hoạt đầu tuần, giáo viên chủ nhiệm tổ chức buổi thảo luận về chủ đề: “Bình đẳng giới và sự phát triển bền vững”.

Nhiệm vụ: Bạn hãy chọn một vấn đề về bình đẳng giới mà bạn quan tâm và thực hiện bài trình bày trong buổi thảo luận.

Yêu cầu:

- Hệ thống luận điểm rõ ràng, thuyết phục.

- Đưa ra được những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, mạch lạc để làm rõ luận điểm. 

- Nêu và phân tích, đánh giá, trao đổi về các ý kiến trái chiều.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Các bước cơ bản khi chuẩn bị nói không bao gồm:

a. Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng người nghe 

b. Tìm ý, lập dàn ý

c. Luyện tập

d. Trao đổi đánh giá

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Ý nào dưới đây không phải là yêu cầu cơ bản khi trình bày bài nói

a. Lắng nghe và trả lời câu hỏi của người nghe. 

b. Tương tác với người nghe.

c. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách chừng mực để giúp bài nói thêm sinh động. 

d. Nói từ tốn, tự tin, với âm lượng đủ nghe.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Đề tài: Lớp bạn tổ chức buổi thảo luận về chủ điểm: “Những bài ca về lòng yêu nước”. Ban tổ chức gợi ý một số vấn đề như sau:

- Lòng yêu nước của người Việt Nam đã thể hiện qua âm nhạc như thế nào?

- Bài hát về lòng yêu nước có nhất định phải thuộc dòng nhạc cách mạng không?

- Các bản tình ca có thể chứa đựng tình yêu nước hay không?

- Bạn biết những bài thơ nào viết về lòng yêu nước đã được phổ nhạc?

- Tuổi trẻ ngày nay cảm thấy thế nào khi nghe những bài hát về lòng yêu nước?

Hãy chọn một trong các vấn đề nêu trên, chuẩn bị ý kiến để tham gia thảo luận, tranh luận (lưu ý không chọn và trình bày đề tài mà bạn đã thực hiện trên lớp).

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước trong quy trình trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Điền vào bảng sau tác dụng của từng bước trong quy trình trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội (làm vào vở).

Các bước

Tác dụng

Bước 1: Chuẩn bị nói

Bước 2: Trình bày bài nói

Bước 3: Trao đổi, đánh giá

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Thực hiện đề tài sau:

Đề tài: Trình bày đề cương báo cáo nghiên cứu về vấn đề: Khảo sát hiện tượng miệt thị ngoại hình của người khác trong lớp của bạn.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Khi tìm ý và lập dàn ý, để tăng tính thuyết phục và hấp dẫn cho bài giới thiệu về một kịch bản văn học hoặc một bộ phim, bạn cần làm những gì?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Dựa vào mẫu bảng kiểm ở Bài 1. Thông điệp từ thiên nhiên (Ngữ văn II, tập một), hãy thiết kế bảng kiểm đánh giá kĩ năng giới thiệu một kịch bản văn học hoặc một bộ phim.

Xem lời giải >>