Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù.
Chọn một yếu tố nghệ thuật và suy nghĩ về sức ảnh hưởng của nó đối với văn bản
Cách 1
* Phân tích nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đặc sắc:
Vẻ đẹp ngôn ngữ trong Chữ người tử tù thể hiện trước hết ở việc miêu tả khung cảnh nhà ngục với lớp từ Hán Việt cổ kính nghiêm trang. Tác giả có dụng ý rõ rệt khi dựng lại một khung cảnh xưa cũ và đã đưa chúng ta trở lại quá khứ cách đây hàng trăm năm. Mở đầu là dòng chữ: phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường. Tả cảnh vật thì có vọng canh, chiếc hèo hoa, giá gươm, án thư, con song, giấy bản, ty Niết, tàn đèn, chiếc gông, chậu mực, bức châm,… Tả người thì có thầy bát, thằng thập, thủ xướng, ngục tốt… Tả việc thì có cho chữ, thay bút con, đề xong khoản lạc, lĩnh ý, bái lĩnh,…
Nhà văn đã mượn chữ nghĩa xưa mà khơi dậy cái không khí cổ kính trong khung cảnh của một quá khứ xa xôi. Chỉ cần mấy dòng, tác giả đã lột tả được thần thái, tính hồn của một thời đã qua, “phục chế” chính xác và sinh động ngôn ngữ, cử chỉ của những con người chỉ còn thấp thoáng trong màn sương mờ ảo của dĩ vãng. Thiếu sự “phục chế” này, chắc chắn tác phẩm Chữ người tử tù mất hẳn sự hấp dẫn đối với người đọc.
Cách 2Cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân được coi là một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Trước hết bởi hoàn cảnh diễn ra nó vô cùng đặc biệt: vào buổi đêm – trước khi Huấn Cao ra pháp trường đối mặt với cái chết. Huấn Cao đã viết chữ tặng viên quản ngục ngay trong ngục tù hôi hám, bẩn thỉu. Cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn; thiên lương cao cả lại toả sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị. Huấn cao – một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiêng đang dậm tô những nét chữ tài hoa với một tư thế đĩnh đạc, hiên ngang. Viên quản ngục – người đại diện cho sự thống trị lại trong tư thế khúm núm, kính cẩn xin chữ. Tuy đối lập về hoàn cảnh nhưng họ lại bắt gặp sự đồng điệu giữa một con người tài hoa tạo ra cái đẹp và một người tiếp nhận, say mê cái đẹp. Qua đó, tác giả đã gửi gắm thông điệp: cái đẹp luôn toả sáng trong mọi hoàn cảnh, cái đẹp có sức cảm hoá và chiến thắng cái xấu, cái ác.
Các bài tập cùng chuyên đề
Dựa vào nhan đề Chữ người tử tù, bạn thử suy đoán xem tác phẩm viết về câu chuyện gì?
Tóm tắt nội dung cuộc trò chuyện giữa nhân vật quản ngục và thầy thơ lại trong Chữ người tử tù
Chú ý các chi tiết cho biết ngoại hình, suy nghĩ, lời nói, sở thích, môi trường sống của quản ngục và những câu văn khái quát được tính cách của nhân vật này trong Chữ người tử tù
Theo bạn, viên quản ngục sẽ đối xử với nhân vật Huấn Cao như thế nào? Chi tiết nào ở phần 1 văn bản Chữ người tử tù có thể khiến bạn suy đoán như vậy?
Hình dung hoàn cảnh của cuộc gặp gỡ giữa quản ngục và Huấn Cao trong Chữ người tử tù
Trong Chữ người tử tù, Huấn Cao đã chấp nhận sự "biệt đãi" của viên quản ngục như thế nào?
Đọc Chữ người tử tù, dự đoán xem Huấn Cao có bằng lòng cho chữ viên quản ngục không?
Lưu ý các chi tiết được tác giả sử dụng để dựng cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù
- Bối cảnh: thời gian, không gian.
- Lời nói, cử chỉ, hành động của người xin chữ và người cho chữ.
Trong Chữ người tử tù, nhân vật Huấn Cao khuyên quản ngục điều gì? Quản ngục có thái độ như thế nào trước lời khuyên đó?
Nội dung câu chuyện được kể có giống với suy đoán của bạn lúc mới đọc nhan đề tác phẩm Chữ người tử tù hay không?
Hãy xác định tình huống truyện trong Chữ người tử tù.
Lời kể về nhân vật quản ngục (trong phần 1 Chữ người tử tù) là của ai? Nó tác động đến cách nhìn của bạn về nhân vật này như thế nào?
Trong Chữ người tử tù, sự kiện nào đã tạo nên bước chuyển trong thái độ của Huấn Cao với quản ngục? Sau sự kiện ấy, mối quan hệ của họ đã thay đổi như thế nào?
Trong Chữ người tử tù, nhân vật Huấn Cao được tác giả khắc họa qua những chi tiết tiêu biểu nào? Hãy dựa vào các chi tiết đó để khái quát đặc điểm tính cách của Huấn Cao.
Đọc Chữ người tử tù, chỉ ra các yếu tố khiến cảnh cho chữ trở thành một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Hãy phân tích ý nghĩa của cảnh tượng kì lạ đó.
Theo bạn, tác giả đã gửi gắm thông điệp gì qua câu chuyện xin chữ và cho chữ trong Chữ người tử tù?
Nêu và nhận xét về một điểm chung mà bạn nhận thấy giữa hai nhân vật Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ) và Huấn Cao (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)
So sánh, nêu nhận xét về nhan đề của tác phẩm ở hai bản in Giòng chữ cuối cùng và Chữ người tử tù
Chỉ ra một số điểm khác biệt nổi bật về từ ngữ, chi tiết miêu tả trong hai đoạn trích Giòng chữ cuối cùng và Chữ người tử tù
.
Phân tích tác dụng của việc thay đổi một số từ ngữ hoặc chi tiết trong bản in thứ hai Chữ người tử tù
Từ việc so sánh hai đoạn trích Giòng chữ cuối cùng và Chữ người tử tù, bạn hiểu thêm điều gì về sức hấp dẫn của truyện kể?
Giải thích ý nghĩa và đặt câu với các từ Hán Việt sau: Hoài bão, tung hoành, thiên lương.