Trong Chữ người tử tù, nhân vật Huấn Cao được tác giả khắc họa qua những chi tiết tiêu biểu nào? Hãy dựa vào các chi tiết đó để khái quát đặc điểm tính cách của Huấn Cao.
Xem lại bài đọc và tìm những chi tiết khắc họa nhân vật Huấn Cao.
Cách 1
Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao được thể hiện ở những phương diện sau:
* Tài hoa nghệ sĩ:
- Huấn Cao là người có tài viết chữ đẹp, “chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm. Có được chữ ông Huấn mà treo là có được vật báu trên đời”.
* Khí phách hiên ngang:
- Huấn Cao là một anh hùng, dũng kiệt. Huấn Cao trở thành tử tù bởi ông dám khởi nghĩa chống lại triều đình. Khí phách hiên ngang của Huấn Cao được thể hiện rõ nhất trong thời gian ông ở trong nhà lao. Trước cửa ngục tù, Huấn Cao không những không run sợ, lo lắng, sợ hãi mà ngược lại, tỏ rõ khí phách của mình qua hành động “dỗ gông”: “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”. Trong ngục tù, Huấn Cao không những không sợ, không quy phục viên quan coi ngục mà còn ung dung nhận phần rượu thịt mà viên quan coi ngục mang cho, thậm chí, còn tỏ rõ thái độ của mình đối với viên quan coi ngục “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà người đừng đặt chân vào đây.”
* Nhân cách trong sáng, cao cả
- Huấn Cao không bao giờ vì vàng bạc hay quyền lực mà cho chữ “ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Cảm kích trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quan coi ngục và quyết định cho ý chữ ở ngay chốn ngục tù.
→Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp, cái đẹp, cái tài phải luôn đi liền với cái tâm, với cái thiên lương trong sáng.
Cách 2- Những chi tiết tiêu biểu cho thấy tính cách nhân vật Huấn Cao
+ Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thành gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái.
+ Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm
+ Huấn Cao trả lời quản ngục: “Ta chỉ muốn một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”
+ Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô neys chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván.
+ Huấn Cao khuyên quản ngục: “Ở đây lẫn lộn. ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi....Thầy nên tìm về quê nhà mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ.”
- Đặc điểm tính cách: Huấn Cao là một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất.
Cách 3Các chi tiết tiêu biểu khắc họa nhân vật Huấn Cao:
- Lời bình luận, lời khen, sự ngưỡng mộ của viên quản ngục và thầy thơ lại “Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó phải không?”
- Ước muốn, nguyện vọng có được câu đối do ông Huấn viết để treo trong nhà của viên quản ngục “Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm... Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”
=> Huấn Cao là người tài hoa, nghệ sĩ – tài viết chữ đẹp
- Trước cửa ngục tù, Huấn Cao không những không run sợ, lo lắng, sợ hãi mà ngược lại, tỏ rõ khí phách của mình qua hành động “dỗ gông”: “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt."
- Trong ngục tù, Huấn Cao không những không sợ, không quy phục viên quan coi ngục mà còn ung dung nhận phần rượu thịt mà viên quan coi ngục mang cho, thậm chí, còn tỏ rõ thái độ của mình đối với viên quan coi ngục “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà người đừng đặt chân vào đây.”
- Huấn Cao không bao giờ vì vàng bạc hay quyền lực mà cho chữ “ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ.
- Cảm kích trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quan coi ngục và quyết định cho ý chữ ở ngay chốn ngục tù "Nào đâu có biết một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ."
- Huấn Cao không chấp nhận sự thiếu rạch ròi, sự lẫn lộn giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái ác với cái thiện: thể hiện rõ qua lời khuyên của Huấn Cao đối với viên quản ngục.
=> Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp.
Các bài tập cùng chuyên đề
Dựa vào nhan đề Chữ người tử tù, bạn thử suy đoán xem tác phẩm viết về câu chuyện gì?
Tóm tắt nội dung cuộc trò chuyện giữa nhân vật quản ngục và thầy thơ lại trong Chữ người tử tù
Chú ý các chi tiết cho biết ngoại hình, suy nghĩ, lời nói, sở thích, môi trường sống của quản ngục và những câu văn khái quát được tính cách của nhân vật này trong Chữ người tử tù
Theo bạn, viên quản ngục sẽ đối xử với nhân vật Huấn Cao như thế nào? Chi tiết nào ở phần 1 văn bản Chữ người tử tù có thể khiến bạn suy đoán như vậy?
Hình dung hoàn cảnh của cuộc gặp gỡ giữa quản ngục và Huấn Cao trong Chữ người tử tù
Trong Chữ người tử tù, Huấn Cao đã chấp nhận sự "biệt đãi" của viên quản ngục như thế nào?
Đọc Chữ người tử tù, dự đoán xem Huấn Cao có bằng lòng cho chữ viên quản ngục không?
Lưu ý các chi tiết được tác giả sử dụng để dựng cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù
- Bối cảnh: thời gian, không gian.
- Lời nói, cử chỉ, hành động của người xin chữ và người cho chữ.
Trong Chữ người tử tù, nhân vật Huấn Cao khuyên quản ngục điều gì? Quản ngục có thái độ như thế nào trước lời khuyên đó?
Nội dung câu chuyện được kể có giống với suy đoán của bạn lúc mới đọc nhan đề tác phẩm Chữ người tử tù hay không?
Hãy xác định tình huống truyện trong Chữ người tử tù.
Lời kể về nhân vật quản ngục (trong phần 1 Chữ người tử tù) là của ai? Nó tác động đến cách nhìn của bạn về nhân vật này như thế nào?
Trong Chữ người tử tù, sự kiện nào đã tạo nên bước chuyển trong thái độ của Huấn Cao với quản ngục? Sau sự kiện ấy, mối quan hệ của họ đã thay đổi như thế nào?
Đọc Chữ người tử tù, chỉ ra các yếu tố khiến cảnh cho chữ trở thành một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Hãy phân tích ý nghĩa của cảnh tượng kì lạ đó.
Theo bạn, tác giả đã gửi gắm thông điệp gì qua câu chuyện xin chữ và cho chữ trong Chữ người tử tù?
Nêu và nhận xét về một điểm chung mà bạn nhận thấy giữa hai nhân vật Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ) và Huấn Cao (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù.
So sánh, nêu nhận xét về nhan đề của tác phẩm ở hai bản in Giòng chữ cuối cùng và Chữ người tử tù
Chỉ ra một số điểm khác biệt nổi bật về từ ngữ, chi tiết miêu tả trong hai đoạn trích Giòng chữ cuối cùng và Chữ người tử tù
.
Phân tích tác dụng của việc thay đổi một số từ ngữ hoặc chi tiết trong bản in thứ hai Chữ người tử tù
Từ việc so sánh hai đoạn trích Giòng chữ cuối cùng và Chữ người tử tù, bạn hiểu thêm điều gì về sức hấp dẫn của truyện kể?
Giải thích ý nghĩa và đặt câu với các từ Hán Việt sau: Hoài bão, tung hoành, thiên lương.