Đề bài

Theo bạn, viên quản ngục sẽ đối xử với nhân vật Huấn Cao như thế nào? Chi tiết nào ở phần 1 văn bản Chữ người tử tù có thể khiến bạn suy đoán như vậy?

Phương pháp giải

 Xem lại nội dung đoạn 1 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Học sinh đưa ra quan điểm riêng của mình.

Gợi ý:

- Quản ngục là người đứng đầu nhà giam, Huấn Cao là một tử từ lại có tài bẻ khóa, vượt ngục, là tội phạm của triều đình. Xét theo lẽ thường, quản ngục sẽ phải cho người trông coi Huấn Cao cẩn thận, nghiêm ngặt, đối xử theo đúng tội của một tên tử tù.

- Tuy nhiên, thái độ của viên quản ngục này lại có sự khác biệt. Khi biết tin nhà lao sắp nhận được tử tù Huấn Cao, quản ngục không những không lo sợ mà còn tỏ ý ngưỡng mộ tài viết chữ của Huấn Cao: “Huấn Cao! Hay là người mà tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?”. Ông còn sai thầy thơ lại cho người quét dọn lại buồng giam.

→ Thái độ biệt đãi đối với Huấn Cao.

Cách 2

Học sinh đưa ra quan điểm riêng của mình.

Gợi ý:

- Xét theo lẽ thường, quản ngục sẽ phải cho người trông coi Huấn Cao cẩn thận, nghiêm ngặt, đối xử theo đúng tội của một tên tử tù.

- Tuy nhiên, thái độ của viên quản ngục này lại có sự khác biệt và có sự biệt đãi với Huấn Cao.

Cách 3

- Viên Quản ngục sẽ đối xử tốt với Huấn Cao, dành cho Huấn Cao những biệt đãi riêng.

- Chi tiết:

+Yêu cầu thầy thơ lại dọn dẹp phòng giam cuối cùng

+Lời nói thể hiện ý muốn dò hỏi ý tứ thầy thơ lại để có thể biệt đãi Huấn Cao mà không bị phát giác

Cách 4

Viên quản ngục sẽ đối xử với Huấn Cao rất kính trọng, khiêm nhường. Điều này được thể hiện qua chi tiết: ngục quan nghĩ ngợi về câu nói của thầy thơ lại, quản ngục cho rằng Huấn Cao đã chọn nhầm nghề, ông là một người biết kính mến khí phách, biết tiếc, biết trọng người tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay vô tình nên viên quản ngục muốn biệt đãi ông Huấn Cao.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Chữ người tử tù là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Dựa vào nhan đề Chữ người tử tù, bạn thử suy đoán xem tác phẩm viết về câu chuyện gì?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tóm tắt nội dung cuộc trò chuyện giữa nhân vật quản ngục và thầy thơ lại trong Chữ người tử tù

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chú ý các chi tiết cho biết ngoại hình, suy nghĩ, lời nói, sở thích, môi trường sống của quản ngục và những câu văn khái quát được tính cách của nhân vật này trong Chữ người tử tù

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Hình dung hoàn cảnh của cuộc gặp gỡ giữa quản ngục và Huấn Cao trong Chữ người tử tù

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trong Chữ người tử tù, Huấn Cao đã chấp nhận sự "biệt đãi" của viên quản ngục như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Đọc Chữ người tử tù, dự đoán xem Huấn Cao có bằng lòng cho chữ viên quản ngục không?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Lưu ý các chi tiết được tác giả sử dụng để dựng cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù

- Bối cảnh: thời gian, không gian.

- Lời nói, cử chỉ, hành động của người xin chữ và người cho chữ.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Trong Chữ người tử tù, nhân vật Huấn Cao khuyên quản ngục điều gì? Quản ngục có thái độ như thế nào trước lời khuyên đó?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Nội dung câu chuyện được kể có giống với suy đoán của bạn lúc mới đọc nhan đề tác phẩm Chữ người tử tù hay không?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Hãy xác định tình huống truyện trong Chữ người tử tù.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Lời kể về nhân vật quản ngục (trong phần 1 Chữ người tử tù) là của ai? Nó tác động đến cách nhìn của bạn về nhân vật này như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Trong Chữ người tử tù, sự kiện nào đã tạo nên bước chuyển trong thái độ của Huấn Cao với quản ngục? Sau sự kiện ấy, mối quan hệ của họ đã thay đổi như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Trong Chữ người tử tù, nhân vật Huấn Cao được tác giả khắc họa qua những chi tiết tiêu biểu nào? Hãy dựa vào các chi tiết đó để khái quát đặc điểm tính cách của Huấn Cao.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Đọc Chữ người tử tù, chỉ ra các yếu tố khiến cảnh cho chữ trở thành một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Hãy phân tích ý nghĩa của cảnh tượng kì lạ đó.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Theo bạn, tác giả đã gửi gắm thông điệp gì qua câu chuyện xin chữ và cho chữ trong Chữ người tử tù?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Nêu và nhận xét về một điểm chung mà bạn nhận thấy giữa hai nhân vật Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ) và Huấn Cao (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

So sánh, nêu nhận xét về nhan đề của tác phẩm ở hai bản in Giòng chữ cuối cùng và Chữ người tử tù

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Chỉ ra một số điểm khác biệt nổi bật về từ ngữ, chi tiết miêu tả trong hai đoạn trích Giòng chữ cuối cùng và Chữ người tử tù

.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Phân tích tác dụng của việc thay đổi một số từ ngữ hoặc chi tiết trong bản in thứ hai Chữ người tử tù

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Từ việc so sánh hai đoạn trích Giòng chữ cuối cùng và Chữ người tử tù, bạn hiểu thêm điều gì về sức hấp dẫn của truyện kể?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Giải thích ý nghĩa và đặt câu với các từ Hán Việt sau: Hoài bão, tung hoành, thiên lương.

Xem lời giải >>