Đề bài

Đọc Chữ người tử tù, chỉ ra các yếu tố khiến cảnh cho chữ trở thành một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Hãy phân tích ý nghĩa của cảnh tượng kì lạ đó.

Phương pháp giải

Xem lại cảnh cho chữ trong bài đọc

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

* Cảnh cho chữ - cảnh tượng xưa nay chưa từng có:

- Về không gian: người xưa thường cho chữ ở thư phòng, nơi sạch sẽ, trang nghiêm. Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nơi ngục tù ẩm mốc, bẩn thỉu, đầy những phân chuột phân gián.

- Về thời gian: cảnh cho chữ này diễn ra vào thời gian giữa đêm khuya thanh vắng. Đặc biệt đó là đêm cuối cùng trước khi Huấn Cao, con người tài hoa, nghĩa hiệp phải thi hành án xử.

- Người cho chữ và người xin chữ cũng vô cùng đặc biệt: Người cho chữ mặc dù bị cùm gông nhưng vẫn ung dung, tự tại, oai phong phóng bút với những nét bút đẹp tuyệt trần. Trong khi đó, viên quản ngục và thầy thơ lại cúi đầu đón nhận như một đặc ân từ tử tù.

- Trật tự, kỉ cương trong nhà tù bị đảo lộn hoàn toàn: Tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy quản ngục.

* Ý nghĩa: Cảnh cho chữ làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn, của cái thiện đối với cái ác,…

Cách 2

- Cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có bởi nó xuất hiện trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt:

+ Thời gian: Đêm khuya-Ngày cuối cùng trước khi Huấn Cao bị tử hình.

+ Không gian: Buồng giam chật hẹp, bẩn thỉu, ẩm ướt

Mùi thơm của nghiên mực >< mùi hôi hám, ấm mốc của căn buồng giam

→ Thời gian và không gian cho chữ xưa nay chưa từng có khi cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn ; thiên lương cao cả lại toả sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị.

+ Sự đối lập về hoàn cảnh giữa 2 con người

Người cho chữ

Người nhận chữ

-Người cầm đầu chống lại triều đình 

 

-Mất  tự do về thể xác nhưng tự do trong tâm hồn 

-Cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang tô đậm những nét chữ trên nền lụa trắng tinh 

-Một viên chức trong bộ máy cai trị,đại diện     của thế lực đen tối.

-Tự do về thể xác nhưng mất tự do trong tâm hồn 

-Khúm núm,run run,kính cẩn,vái lạy 

+ Tuy đối lập về hoàn cảnh nhưng họ lại là những con người đồng điệu về tính cách. Đó là sự đồng điệu giữa một con người tài hoa tạo ra cái đẹp và một người tiếp nhận,yêu và say mê cái đẹp. Trên bình diện xã hội,họ có thể đối lập nhau nhưng trên bình diện nghệ thuật, họ là tri kỉ, đều là những con người yêu và say mê cái đẹp.

=> Hoàn cảnh cho chữ độc lập cùng những tương đồng, đối lập trong con người đã tạo nên một cảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có”. 

Cách 3

Các yếu tố khiến cảnh cho chữ trở nên đặc biệt thể hiện ở mọi góc của cảnh: Nhân vật, thời gian, không gian.

* Nhân vật:

-Bình thường, người cho chữ và người được cho chữ là những tri âm tri kỉ đến độ “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. ở họ luôn toát ra sự an nhiên, điềm tĩnh, ung dung của bậc túc nho.

-Ở đây, người cho chữ là 1 tử tù, người được cho chữ là quản ngục. Họ có vị trí đối nghịch trong xã hội. Hơn nữa, họ mới gặp nhau hơn nửa tháng. Đặc biệt, cảnh cho chữ đã diễn ra một sự thay bậc đổi ngôi, khi người tù thì dù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” vẫn đứng thẳng người và đĩnh đạc, còn quản ngục “khúm núm” và nghẹn ngào. Trong quan hệ xã hội họ là kẻ thù nhưng trong bình diện nghệ thuật, họ lại là tri âm tri kỉ.

* Không gian:

-Thông thường, người ta viết chữ cho nhau ở nơi thư phòng sạch sẽ, không gian của học thuật.

-Ở đây, người ta viết chữ cho nhau trong “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Đây là không gian mà cái xấu, cái ác thống trị.

* Thời gian:

-Bình thường, người ta cho chữ khi thư nhàn, thong thả, trong ánh sáng của buổi mai ấm áp.

-Ở đây, người ta cho chữ vào ban đêm một cách vội vã, chạy đua với thời gian, gấp rút tránh những ánh mắt của bọn lính đến phiên canh buổi sáng và tránh cái công văn oan nghiệt giải người về kinh thụ án.

Điều đó cho thấy rằng trong nhà tù tăm tối, hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo đó, không phải cái ác, cái xấu đang thống trị mà chính cái đẹp, cái dũng, cái thiện, cái cao cả đang làm chủ. Với cảnh cho chữ này, cái nhà ngục tăm tối đã đổ sụp, bởi vì không còn kẻ phạm tội tử tù, không có quản ngục và thơ lại, chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ sùng kính của những kẻ liên tài, tất cả đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái đẹp của thiên lương và khí phách. Qua đó, ta thấy được quan điểm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân: “cái đẹp gắn liền với cái thiện”, sự thiên lương, trong sáng không thể tồn tại trong môi trường của cái xấu, cái ác.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 : Nội dung chính văn bản Chữ người tử tù là gì?
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Dựa vào nhan đề Chữ người tử tù, bạn thử suy đoán xem tác phẩm viết về câu chuyện gì?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tóm tắt nội dung cuộc trò chuyện giữa nhân vật quản ngục và thầy thơ lại trong Chữ người tử tù

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chú ý các chi tiết cho biết ngoại hình, suy nghĩ, lời nói, sở thích, môi trường sống của quản ngục và những câu văn khái quát được tính cách của nhân vật này trong Chữ người tử tù

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Theo bạn, viên quản ngục sẽ đối xử với nhân vật Huấn Cao như thế nào? Chi tiết nào ở phần 1 văn bản Chữ người tử tù có thể khiến bạn suy đoán như vậy?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hình dung hoàn cảnh của cuộc gặp gỡ giữa quản ngục và Huấn Cao trong Chữ người tử tù

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trong Chữ người tử tù, Huấn Cao đã chấp nhận sự "biệt đãi" của viên quản ngục như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Đọc Chữ người tử tù, dự đoán xem Huấn Cao có bằng lòng cho chữ viên quản ngục không?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Lưu ý các chi tiết được tác giả sử dụng để dựng cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù

- Bối cảnh: thời gian, không gian.

- Lời nói, cử chỉ, hành động của người xin chữ và người cho chữ.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Trong Chữ người tử tù, nhân vật Huấn Cao khuyên quản ngục điều gì? Quản ngục có thái độ như thế nào trước lời khuyên đó?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Nội dung câu chuyện được kể có giống với suy đoán của bạn lúc mới đọc nhan đề tác phẩm Chữ người tử tù hay không?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hãy xác định tình huống truyện trong Chữ người tử tù.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Lời kể về nhân vật quản ngục (trong phần 1 Chữ người tử tù) là của ai? Nó tác động đến cách nhìn của bạn về nhân vật này như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Trong Chữ người tử tù, sự kiện nào đã tạo nên bước chuyển trong thái độ của Huấn Cao với quản ngục? Sau sự kiện ấy, mối quan hệ của họ đã thay đổi như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Trong Chữ người tử tù, nhân vật Huấn Cao được tác giả khắc họa qua những chi tiết tiêu biểu nào? Hãy dựa vào các chi tiết đó để khái quát đặc điểm tính cách của Huấn Cao.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Theo bạn, tác giả đã gửi gắm thông điệp gì qua câu chuyện xin chữ và cho chữ trong Chữ người tử tù?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Nêu và nhận xét về một điểm chung mà bạn nhận thấy giữa hai nhân vật Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ) và Huấn Cao (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

So sánh, nêu nhận xét về nhan đề của tác phẩm ở hai bản in Giòng chữ cuối cùng và Chữ người tử tù

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Chỉ ra một số điểm khác biệt nổi bật về từ ngữ, chi tiết miêu tả trong hai đoạn trích Giòng chữ cuối cùng và Chữ người tử tù

.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Phân tích tác dụng của việc thay đổi một số từ ngữ hoặc chi tiết trong bản in thứ hai Chữ người tử tù

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Từ việc so sánh hai đoạn trích Giòng chữ cuối cùng và Chữ người tử tù, bạn hiểu thêm điều gì về sức hấp dẫn của truyện kể?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Giải thích ý nghĩa và đặt câu với các từ Hán Việt sau: Hoài bão, tung hoành, thiên lương.

Xem lời giải >>