Nhà thơ Tố Hữu nhận định Nguyễn Du là “người xưa của ta nay”. Em có suy nghĩ gì về nhận định đó?
Trình bày suy nghĩ bằng cách giải thích nhận định, phân tích, bình luận để làm rõ.
Cách 1
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc. Những tác phẩm của ông chưa đựng những giá trị tư tưởng, triết lí sống sâu sắc, cũng bởi vậy mà Tố Hữu nhận định ông là “người xưa của ta nay”. “Người xưa” là nhắc đến Nguyễn Du với những mong ước, khát khao lớn lao, còn “ta nay” chính là muốn chỉ Tố Hữu cũng có những suy nghĩ và mong muốn như Nguyễn Du. Trong các sáng tác của ông đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả. Qua tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, ông đã đề ca ngợi hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa nhưng bạc mệnh. Ông sẵn sàng lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người. Ông đề cao quyền bình đẳng, giá trị của mỗi người. Tư tưởng của Nguyễn Du đã vượt qua thời đại để tồn tại đến nay.
Trong một tác phẩm nhà thơ Tố Hữu viết tặng đại thi hào Nguyễn Du nhân ngày kỉ niệm 200 năm sinh của cụ, ông đã từng nhận định cụ là “người xưa của ta nay”. Sở dĩ ông nói vậy bởi Nguyễn Du là con người của thời đại trước, đã cách nhà thơ Tố Hữu hàng hai trăm năm nên mới gọi cụ là “người xưa”. Đồng thời, xuất phát từ nhận thức và tình cảm sâu sắc với cụ, liên hệ giữa quá khứ với thực tại, Tố Hữu muốn khẳng định với thế hệ tương lai rằng những tư tưởng của Nguyễn Du, tài năng của cụ đã vượt thời gian, cụ đã trở thành danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam, và không chỉ là niềm tự hào của nền văn học Việt Nam mà còn vươn ra tầm thế giới, với những tác phẩm để đời thành công.
Các bài tập cùng chuyên đề
Truyện Kiều của Nguyễn Du đã hòa nhập vào đời sống sinh hoạt văn hóa của dân tộc Việt Nam. Bạn hãy nêu một trường hợp sử dụng hình thức đố Kiều, lấy Kiều hoặc vịnh Kiều.
Truyền thống gia đình, dòng họ và bối cảnh thời đại Nguyễn Du.
Những điểm mốc quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Du.
Chú ý hoàn cảnh sáng tác, nội dung cơ bản và đặc sắc về nghệ thuật của từng tập thơ của Nguyễn Du
Giá trị chung của thơ chữ Hán Nguyễn Du.
Lưu ý mối liên hệ của hai văn bản: Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Kim Vân Kiều Truyện (Thanh Tâm Tài Nhân).
Chú ý nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều.
Khát vọng tình yêu và khát vọng sống tự do trong thơ văn Nguyễn Du
Mô hình cốt truyện Truyện Kiều của Nguyễn Du
Những thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du
Khám phá thế giới nội tâm nhân vật trong các tác phẩm của Nguyễn Du
Ngôn ngữ và thể thơ lục bát trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Lập niên biểu Nguyễn Du và nêu nhận xét về cuộc đời, con người ông.
Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nội dung chính của tập thơ là gì?
Nêu các giá trị cơ bản của thơ chữ Hán Nguyễn Du.
Tóm tắt cốt truyện Truyện Kiều (khoảng 1-1,5 trang)
Văn bản đã phân tích những nội dung cơ bản nào của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều?
Nguyễn Du đã có những sáng tạo gì trên bình diện tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều?
Dựa vào văn bản, hãy chỉ ra những đóng góp quan trọng của Nguyễn Du đối với nền văn học dân tộc.
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều.
Tìm hiểu thêm thông tin về quê hương, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du… Lựa chọn, ghi chép lại một số thông tin quan trọng có liên quan đến sự nghiệp văn học của tác giả.
Những điểm đáng lưu ý về gia đình, dòng họ Nguyễn Du là gì?
Những biến cố lịch sử nào đã tác động tới cuộc đời, con người Nguyễn Du?
Những điểm nào trong cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác văn chương của ông?
Chú ý các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du.
Chú ý hiện thực xã hội được phản ánh trong sáng tác của Nguyễn Du.
Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện như thế nào qua thơ chữ Hán?
Chú ý những nội dung làm nên giá trị nhân đạo của kiệt tác Truyện Kiều.
Điểm nổi bật ở thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?
Chú ý những thành công nghệ thuật lớn của kiệt tác Truyện Kiều.