Đề bài

Truyện Kiều của Nguyễn Du đã hòa nhập vào đời sống sinh hoạt văn hóa của dân tộc Việt Nam. Bạn hãy nêu một trường hợp sử dụng hình thức đố Kiều, lấy Kiều hoặc vịnh Kiều. 

 

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi này.  

 
Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Thật vậy, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thâm nhập sâu rộng vào đời sống của nhân dân ta từ đời sống sinh hoạt hàng ngày mà nó còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những sáng tác văn học, phim điện ảnh, chèo, cải lương… 

Ví dụ như “bói Kiều” có một hình thức phổ biến sau: khi mọi người muốn hỏi về một chuyện gì, họ sẽ ăn mặc gọn gàng, tay cầm Truyện Kiều, nhìn nén hương cháy nghi ngút mà khấn “Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều con tên là… xin cho con biết chuyện X của con sẽ như thế nào, xin ứng vào trang (phải hoặc trái), dòng thứ… (tính từ dưới lên hoặc từ trên xuống)”.

Vịnh Kiều có thể kể đến như :

“Có tiền việc trước mà xong nhỉ,

Thời trước làm quan cũng thế a?”

Hay đố Kiều như: 

“Vấn:

-Truyện Kiều anh thuộc đã thông,

Đố anh kể được một dòng chữ Nho?

Đáp:

-Hồ công quyết chí thừa cơ,

Lễ tiền binh hậu, khắc cờ lập công”

 
Cách 2

Ví dụ như “bói Kiều” có một hình thức phổ biến sau: khi mọi người muốn hỏi về một chuyện gì, họ sẽ ăn mặc gọn gàng, tay cầm Truyện Kiều, nhìn nén hương cháy nghi ngút mà khấn “Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều con tên là… xin cho con biết chuyện X của con sẽ như thế nào, xin ứng vào trang (phải hoặc trái), dòng thứ… (tính từ dưới lên hoặc từ trên xuống)”.

Cách 3

Ví dụ về hình thức đố Kiều như:

Đố:

“Truyện Kiều” anh đã thuộc làu

Đố anh kể được một câu năm người?

Giải:

Này chồng, này mẹ, này cha

Này là em ruột, này là em dâu!

- Bài Vịnh Kiều (Đỗ Như Tâm):

“Sắc tài có một đỉnh đình đinh,

Khắp cả giang sơn tiếng nổi phình.

Duyên chị mà em theo lẽo đẽo,

Nợ chàng rồi thiếp sạch sành sanh.

Ra đi đầu đội muôn phần hiếu,

Trở lại vai mang một chéo tình.

Mười mấy năm trời nhơ rửa sạch,

Khúc đờn nhàn khảy tính tình tinh.”

 

- “Lẩy Kiều” có thể hiểu là lựa chọn những câu thích hợp trong số 3.254 câu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du rồi nối lại sao cho có vần và có nghĩa theo dụng ý của riêng mình, để tạo nên một bài viết về một chuyện nào đó . Ví dụ trong bài “nói chuyện tại cuộc mít tinh chào mừng Tổng thống Xu-các-nô” của nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a vào năm 1959. Người nói:

“Nước xa mà lòng không xa

Thật là bầu bạn, thật là anh em.”

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Truyền thống gia đình, dòng họ và bối cảnh thời đại Nguyễn Du. 

 
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Những điểm mốc quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Du. 

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Chú ý hoàn cảnh sáng tác, nội dung cơ bản và đặc sắc về nghệ thuật của từng tập thơ của Nguyễn Du

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Giá trị chung của thơ chữ Hán Nguyễn Du. 

 
Xem lời giải >>
Bài 5 :

Lưu ý mối liên hệ của hai văn bản: Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Kim Vân Kiều Truyện (Thanh Tâm Tài Nhân). 

 
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Chú ý nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều. 

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Khát vọng tình yêu và khát vọng sống tự do trong thơ văn Nguyễn Du

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Mô hình cốt truyện Truyện Kiều của Nguyễn Du

 
Xem lời giải >>
Bài 9 :

Những thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du

 
Xem lời giải >>
Bài 10 :

Khám phá thế giới nội tâm nhân vật trong các tác phẩm của Nguyễn Du

 
Xem lời giải >>
Bài 11 :

Ngôn ngữ và thể thơ lục bát trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

 
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Lập niên biểu Nguyễn Du và nêu nhận xét về cuộc đời, con người ông. 

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nội dung chính của tập thơ là gì?  

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Nêu các giá trị cơ bản của thơ chữ Hán Nguyễn Du. 

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Tóm tắt cốt truyện Truyện Kiều (khoảng 1-1,5 trang) 

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Văn bản đã phân tích những nội dung cơ bản nào của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều?  

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Nguyễn Du đã có những sáng tạo gì trên bình diện tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều? 

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Dựa vào văn bản, hãy chỉ ra những đóng góp quan trọng của Nguyễn Du đối với nền văn học dân tộc. 

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều. 

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Tìm hiểu thêm thông tin về quê hương, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du… Lựa chọn, ghi chép lại một số thông tin quan trọng có liên quan đến sự nghiệp văn học của tác giả.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Những điểm đáng lưu ý về gia đình, dòng họ Nguyễn Du là gì?

 
Xem lời giải >>
Bài 22 :

Những biến cố lịch sử nào đã tác động tới cuộc đời, con người Nguyễn Du?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Những điểm nào trong cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác văn chương của ông?

 
 
Xem lời giải >>
Bài 24 :

Chú ý các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du.

 
Xem lời giải >>
Bài 25 :

Chú ý hiện thực xã hội được phản ánh trong sáng tác của Nguyễn Du.

 
Xem lời giải >>
Bài 26 :

Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện như thế nào qua thơ chữ Hán?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Chú ý những nội dung làm nên giá trị nhân đạo của kiệt tác Truyện Kiều.

 
Xem lời giải >>
Bài 28 :

Điểm nổi bật ở thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?

 
 
Xem lời giải >>
Bài 29 :

Chú ý những thành công nghệ thuật lớn của kiệt tác Truyện Kiều.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần? Hãy xác định nội dung chính của từng phần.

 
Xem lời giải >>