Đề bài

Khám phá thế giới nội tâm nhân vật trong các tác phẩm của Nguyễn Du

 

Phương pháp giải

Đọc kỹ phần giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều.

 
Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Nguyễn Du đã dùng nhiều phương tiện để khám phá thế giới nội tâm của nhân vật như qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, độc thoại và đối thoại… Qua đó làm đa dạng cách thức thể hiện tình cảm, nội tâm của từng nhân vật, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được về tính cách, nhận thức của từng nhân vật. 

 
Cách 2

Nguyễn Du đã dùng nhiều phương tiện để khám phá thế giới nội tâm của nhân vật như qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, độc thoại và đối thoại…

Qua đó làm đa dạng cách thức thể hiện tình cảm, nội tâm của từng nhân vật

Cách 3

Thế giới nội tâm nhân vật được Nguyễn Du khám phá, thể hiện bằng nhiều phương tiện cử chỉ, hành động, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, lời nửa trực tiếp, "ngôn ngữ" thiên nhiên trong đó, hình tượng thiên nhiên chiếm giữ vị trí quan trọng.

Cách 4

Thế giới nội tâm nhân vật được Nguyễn Du khám phá, thể hiện bằng nhiều phương tiện cử chỉ, hành động, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, lời nửa trực tiếp, "ngôn ngữ" thiên nhiên trong đó, hình tượng thiên nhiên chiếm giữ vị trí quan trọng. Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, tác giả đã tập trung ngòi bút của mình vào nhân vật chính là Thuý Kiều phục vụ cho việc biểu hiện tình cảm nhân đạo cao cả của ông đối với nàng Kiều. Ngoài nhân vật chính, ông lại xây dựng được hàng loạt nhân vật có cá tính và đã trở thành nhân vật điển Hình trong văn học: Kim Trọng,Từ Hải, Hoạn Thư, Tú Bà, Mã Giám Sinh, Thúc Sinh… Ngay cả những nhân vật tưởng như rất phụ chỉ được nêu ra trong một số câu thơ, Nguyễn Du cũng để lại cho người đọc những Hình ảnh khó quên qua những màn, những cuộc hội thoại trong Tác phẩm. Chúng ta có thể tìm trong Tác phẩm của Nguyễn Du rất nhiều hình thức hội thoại: đơn thoại, song thoại, tam thoại, đa thoại, đối thoại giữa người âm và người dương, đối thoại trực diện và đối thoại gián tiếp… 

Có thể nói, bằng cách sử dụng ngôn ngữ nửa trực tiếp trong độc thoại nội tâm của nhân vật, tác giả như muốn hòa mình vào đó để tự nhiên bày tỏ quan niệm, suy nghĩ, cách đánh giá của mình một cách khách quan. Nội dung và ngữ điệu hoàn toàn là của nhân vật, nhưng chủ thể lời nói là của người kể. đó chẳng phải là một nghệ thuật độc đáo trong việc thể hiện quan niệm của tác giả trong tác phẩm đó

Một trong những nghệ thuật đặc sắc được Nguyễn Du thể hiện trong “Truyện Kiều” là hình thức hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện. Trong đó, độc thoại nội tâm là hình thức hoạt động đặc biệt của ngôn ngữ. Độc thoại nội tâm làm cho diện mạo tinh thần của các nhân vật trở nên nổi bật, sắc nét và diện mạo, cảm quan của tác giả được thể hiện sinh động, độc đáo và sâu sắc. Đây cũng là điều mà nhiều nhà nghiên cứu đã từng xác nhân. Trong “Truyện Kiều” đó xuất hiện lời độc thoại nội tâm với các dặc trưng của nó là lời trực tiếp tự do, dùng ý thức và lời nửa trực tiếp trong tâm trạng nhân vật.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Truyện Kiều của Nguyễn Du đã hòa nhập vào đời sống sinh hoạt văn hóa của dân tộc Việt Nam. Bạn hãy nêu một trường hợp sử dụng hình thức đố Kiều, lấy Kiều hoặc vịnh Kiều. 

 
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Truyền thống gia đình, dòng họ và bối cảnh thời đại Nguyễn Du. 

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Những điểm mốc quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Du. 

 
Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chú ý hoàn cảnh sáng tác, nội dung cơ bản và đặc sắc về nghệ thuật của từng tập thơ của Nguyễn Du

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Giá trị chung của thơ chữ Hán Nguyễn Du. 

 
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Lưu ý mối liên hệ của hai văn bản: Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Kim Vân Kiều Truyện (Thanh Tâm Tài Nhân). 

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Chú ý nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều. 

 
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Khát vọng tình yêu và khát vọng sống tự do trong thơ văn Nguyễn Du

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Mô hình cốt truyện Truyện Kiều của Nguyễn Du

 
Xem lời giải >>
Bài 10 :

Những thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du

 
Xem lời giải >>
Bài 11 :

Ngôn ngữ và thể thơ lục bát trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

 
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Lập niên biểu Nguyễn Du và nêu nhận xét về cuộc đời, con người ông. 

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nội dung chính của tập thơ là gì?  

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Nêu các giá trị cơ bản của thơ chữ Hán Nguyễn Du. 

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Tóm tắt cốt truyện Truyện Kiều (khoảng 1-1,5 trang) 

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Văn bản đã phân tích những nội dung cơ bản nào của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều?  

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Nguyễn Du đã có những sáng tạo gì trên bình diện tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều? 

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Dựa vào văn bản, hãy chỉ ra những đóng góp quan trọng của Nguyễn Du đối với nền văn học dân tộc. 

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều. 

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Tìm hiểu thêm thông tin về quê hương, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du… Lựa chọn, ghi chép lại một số thông tin quan trọng có liên quan đến sự nghiệp văn học của tác giả.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Những điểm đáng lưu ý về gia đình, dòng họ Nguyễn Du là gì?

 
Xem lời giải >>
Bài 22 :

Những biến cố lịch sử nào đã tác động tới cuộc đời, con người Nguyễn Du?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Những điểm nào trong cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác văn chương của ông?

 
 
Xem lời giải >>
Bài 24 :

Chú ý các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du.

 
Xem lời giải >>
Bài 25 :

Chú ý hiện thực xã hội được phản ánh trong sáng tác của Nguyễn Du.

 
Xem lời giải >>
Bài 26 :

Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện như thế nào qua thơ chữ Hán?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Chú ý những nội dung làm nên giá trị nhân đạo của kiệt tác Truyện Kiều.

 
Xem lời giải >>
Bài 28 :

Điểm nổi bật ở thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?

 
 
Xem lời giải >>
Bài 29 :

Chú ý những thành công nghệ thuật lớn của kiệt tác Truyện Kiều.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần? Hãy xác định nội dung chính của từng phần.

 
Xem lời giải >>