Đề bài

Lập niên biểu Nguyễn Du và nêu nhận xét về cuộc đời, con người ông. 

Phương pháp giải

Đọc kỹ phần I. 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Mốc thời gian

Sự kiện

Khi còn nhỏ

Ông có cuộc sống sung túc bởi cha làm quan trong triều.

Bố mẹ mất

Sống cùng anh Nguyễn Khản, cuộc sống vẫn sung túc ấm lo

1784

Kiêu binh nổi loạn phá nát dinh cơ của Nguyễn Khản ở kinh thành. 

1788

Nguyễn Huệ lên ngôi, gia đình ông bước vào cảnh tha hương, bế tắc.

Nhà Nguyễn ra đời

Ông ra làm quan cho nhà Nguyễn và được cử đi sứ Trung Quốc

1820

Ông qua đời vì bệnh nặng.

→ Như vậy, cuộc đời của Nguyễn Du đều trải qua những lúc buồn vui, sung sướng, những lúc đau ốm, bất hạnh… ông đã đều được nếm trải cả vị đắng và quả ngọt của đời. Đó chính là lý do lớn nhất khiến ông thấu hiểu rõ cuộc đời, lòng người và nuôi dưỡng nên trong ông một tâm hồn đa sầu, đa cảm, chứa đựng những tinh hoa của dân tộc. 

Cách 2

Mốc thời gian

Sự kiện

Khi còn nhỏ

Ông có cuộc sống sung túc bởi cha làm quan trong triều.

Bố mẹ mất

Sống cùng anh Nguyễn Khản, cuộc sống vẫn sung túc ấm lo

1784

Kiêu binh nổi loạn phá nát dinh cơ của Nguyễn Khản ở kinh thành. 

1788

Nguyễn Huệ lên ngôi, gia đình ông bước vào cảnh tha hương, bế tắc.

Nhà Nguyễn ra đời

Ông ra làm quan cho nhà Nguyễn và được cử đi sứ Trung Quốc

1820

Ông qua đời vì bệnh nặng.

→ Ông thấu hiểu rõ cuộc đời, lòng người và nuôi dưỡng nên trong ông một tâm hồn đa sầu, đa cảm, chứa đựng những tinh hoa của dân tộc. 

Cách 3

Thời gian

Sự kiện

1765 

Sinh ra tại Thăng Long

1775

Nguyễn Du mồ côi cha

1778

mồ côi mẹ, Nguyễn Du đến sống với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản.

1783

Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài) và được tập ấm nhận một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên

1789 - 1796

Nguyễn Du phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, rồi về ở ẩn tại quê nội ở Hà Tĩnh từ năm 1796 - 1802.

1802

Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn, nhậm chức Tri huyện Phù Dung

1805 - 1809

ông được thăng chức Đông Các điện học sĩ.

1809

Nguyễn Du được bổ làm Cai bạ dinh Quảng Bình.

1813

ông được thăng Cần Chánh điện học sinh và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.

1820

Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường đã mất vào ngày 10 tháng 8 năm 1820.

1965

Hội đồng Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới.

Nhận xét: Cuộc đời của Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố gắn với bối cảnh thời đại. Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.

Cách 4

- Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

- Năm 10 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cha.

- Năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, Nguyễn Du đến sống với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản.

- Trong khoảng thời gian này, ông đã có dịp hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến - những điều đó đã để lại dấu ấn trong sáng tác của ông sau này.

- Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài) và được tập ấm nhận một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

- Từ năm 1789 - 1796, Nguyễn Du phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, rồi về ở ẩn tại quê nội ở Hà Tĩnh từ năm 1796 - 1802.

- Năm 1802, Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn, nhậm chức Tri huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên), sau đổi thành Tri phủ Thường Tín (nay thuộc Hà Nội).

- Từ năm 1805 - 1809, ông được thăng chức Đông Các điện học sĩ.

- Năm 1809, Nguyễn Du được bổ làm Cai bạ dinh Quảng Bình.

- Năm 1813, ông được thăng Cần Chánh điện học sinh và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.

- Đến khi sang Trung Quốc, Nguyễn Du được tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa mà từ nhỏ đã quen thuộc.

- Năm 1820, Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường đã mất vào ngày 10 tháng 8 năm 1820.

- Năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới.

→ Nhận xét: Cuộc đời của Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố gắn với bối cảnh thời đại. Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.

 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Truyện Kiều của Nguyễn Du đã hòa nhập vào đời sống sinh hoạt văn hóa của dân tộc Việt Nam. Bạn hãy nêu một trường hợp sử dụng hình thức đố Kiều, lấy Kiều hoặc vịnh Kiều. 

 
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Truyền thống gia đình, dòng họ và bối cảnh thời đại Nguyễn Du. 

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Những điểm mốc quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Du. 

 
Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chú ý hoàn cảnh sáng tác, nội dung cơ bản và đặc sắc về nghệ thuật của từng tập thơ của Nguyễn Du

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Giá trị chung của thơ chữ Hán Nguyễn Du. 

 
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Lưu ý mối liên hệ của hai văn bản: Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Kim Vân Kiều Truyện (Thanh Tâm Tài Nhân). 

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Chú ý nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều. 

 
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Khát vọng tình yêu và khát vọng sống tự do trong thơ văn Nguyễn Du

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Mô hình cốt truyện Truyện Kiều của Nguyễn Du

 
Xem lời giải >>
Bài 10 :

Những thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du

 
Xem lời giải >>
Bài 11 :

Khám phá thế giới nội tâm nhân vật trong các tác phẩm của Nguyễn Du

 
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Ngôn ngữ và thể thơ lục bát trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

 
Xem lời giải >>
Bài 13 :

Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nội dung chính của tập thơ là gì?  

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Nêu các giá trị cơ bản của thơ chữ Hán Nguyễn Du. 

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Tóm tắt cốt truyện Truyện Kiều (khoảng 1-1,5 trang) 

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Văn bản đã phân tích những nội dung cơ bản nào của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều?  

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Nguyễn Du đã có những sáng tạo gì trên bình diện tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều? 

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Dựa vào văn bản, hãy chỉ ra những đóng góp quan trọng của Nguyễn Du đối với nền văn học dân tộc. 

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều. 

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Tìm hiểu thêm thông tin về quê hương, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du… Lựa chọn, ghi chép lại một số thông tin quan trọng có liên quan đến sự nghiệp văn học của tác giả.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Những điểm đáng lưu ý về gia đình, dòng họ Nguyễn Du là gì?

 
Xem lời giải >>
Bài 22 :

Những biến cố lịch sử nào đã tác động tới cuộc đời, con người Nguyễn Du?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Những điểm nào trong cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác văn chương của ông?

 
 
Xem lời giải >>
Bài 24 :

Chú ý các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du.

 
Xem lời giải >>
Bài 25 :

Chú ý hiện thực xã hội được phản ánh trong sáng tác của Nguyễn Du.

 
Xem lời giải >>
Bài 26 :

Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện như thế nào qua thơ chữ Hán?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Chú ý những nội dung làm nên giá trị nhân đạo của kiệt tác Truyện Kiều.

 
Xem lời giải >>
Bài 28 :

Điểm nổi bật ở thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?

 
 
Xem lời giải >>
Bài 29 :

Chú ý những thành công nghệ thuật lớn của kiệt tác Truyện Kiều.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần? Hãy xác định nội dung chính của từng phần.

 
Xem lời giải >>