Đề bài

Tóm tắt cốt truyện Truyện Kiều (khoảng 1-1,5 trang) 

Phương pháp giải

Đọc kỹ phần sáng tác chữ Nôm kết hợp với tìm hiểu bên ngoài. 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Truyện lấy bối cảnh năm Gia Tĩnh triều Minh, nhà Vương viên ngoại ở Bắc Kinh có 3 người con với con trai lớn Vương Quan văn hay chữ tốt và 2 người con gái là Thúy Kiều và Thúy Vân xinh đẹp tuyệt trần.

Mùa xuân năm ấy, 3 chị em đi thanh minh tảo mộ. Lúc về, họ gặp và kết bạn với Kim Trọng. Kim Trọng được miêu tả là một chàng trai vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa. Và chính trong cuộc kỳ ngộ này, Thúy Kiều đã phải lòng Kim Trọng, hai người đã thề nguyền đính ước, trao vật định tình với nhau. Nhưng sau đó, Kim Trọng nhận được thư nhà, chàng phải vội về Liêu Dương để chịu tang chú.

Sau đó, tai họa ập đến, gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan. Cha và em bị bắt và tra tấn dã man. Hơn nữa, chúng còn cho người đến nhà Kiều đập phá nhà của, cướp tài sản nhà Kiều. Trước tình hình đó, Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để đút lót quan lại, cứu em và cha. Nàng đã trao duyên lại cho Thúy Vân. Rồi Mã Giám Sinh đưa nàng về Lâm Tri. Kiều biết mình bị đẩy vào lầu xanh nàng biền rút dao ra tự vẫn nhưng không thành. Nàng được Đạm Tiên báo mộng phải đến sông Tiền Đường sau này mới hết kiếp đoạn trường. Tú Bà dỗ dành Kiều ở lại lầu Ngưng Bích, mụ thuê Sở Khanh lừa Kiều đưa nàng đi trốn. Kiều bị Tú Bà giăng bẫy mắc lừa Sở Khanh. Cuối cùng, nàng bị bà ta đánh đập, ép nàng phải sống cuộc đời tủi nhục. Tại lầu xanh, Kiều gặp Thúc Sinh, một khách làng chơi giàu có. Thúc Sinh chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh và lấy nàng làm lẽ. Hoạn Thư – vợ cả của Thúc Sinh sai người bắt cóc Thúy Kiều đưa về Vô Tích để đánh ghen.

Kiều bỏ trốn, nương tựa cửa chùa Giác Duyên, sau đó lại rơi vào tay Bác Bà, Bạc Hạnh và bị đẩy vào lầu xanh lần thứ hai. Từ Hải, khách biên đình tìm đến nàng, chuộc nàng ra khỏi lầu xanh và lấy nàng làm vợ. Từ Hải có 10 vạn tinh binh, lập nên một triều đình và giúp Kiều báo ân, báo oán.

Hồ Tôn Hiến bày mưu giết chết Từ Hải. Sau đó hắn bắt Kiều hầu rượu, đánh đàn và gả Kiều cho viên thổ quan. Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử. Giác Duyên đã cứu sống nàng và đưa nàng nương nhờ cửa Phật.

Sau nửa năm về Liêu Dương, Kim Trọng về Bắc Kinh nhưng hay tin nàng gặp nạn. Kim Trọng kết duyên cùng Thúy Vân. Sau này, Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ và được bổ làm quan. Cả gia đình tìm đến sông Tiền Đường lập đàn giải oan cho Kiều. Trong lúc đó, sư Giác Duyên đi qua và cho biết Kiều vẫn còn sống và đang tu hành ở chùa.

Kiều gặp lại gia đình sau 15 năm lưu lạc. Gia đình Kiều có ý để nàng nối lại duyên xưa với Kim Trọng nhưng nàng không đồng ý và nói “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy.” 

Cách 2

- Phần 1: Gặp gỡ và đính ước

Truyện Kiều kể về cuộc đời của Thúy Kiều - một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh. Trong một lần du xuân, Kiều vô tình gặp gỡ Kim Trọng và có một mối tình đẹp đẽ bên chàng Kim. Hai người chủ động gặp gỡ và đính ước với nhau.

- Phần 2. Gia biến và lưu lạc

Gia đình Kiều bị nghi oan, cha bị bắt, Kiều quyết định bán mình để chuộc cha. Trước khi bán mình, Kiều trao duyên cho em gái là Thúy Vân. Thúy Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh và Tú Bà lừa bán vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Những rồi Kiều lại bị Hoạn Thư - vợ Thúc Sinh ghen tuông, đày đọa. Nàng một lần nữa bị rơi vào chốn thanh lâu. Ở đây, Kiều gặp được Từ Hải - một “anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất”. Từ Hải lấy Kiều và giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa tổng đốc Hồ Tôn Hiến, Kiều vô tình đẩy Từ Hải vào chỗ chết. Đau đớn, nàng trẫm mình xuống sông thì được sư Giác Duyên cứu.

- Phần 3. Đoàn tụ

Lại nói Kim Trọng khi từ Liêu Dương chịu tang chú xong quay về, biết Thúy Kiều gặp phải biến cố thì đau lòng. Chàng kết hôn cùng Thúy Vân nhưng vẫn ngày nhớ đêm mong gặp lại Kiều. Chàng liền quyết tâm đi tìm nàng, gia đình đoàn tụ. Túy Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai đã nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Truyện Kiều của Nguyễn Du đã hòa nhập vào đời sống sinh hoạt văn hóa của dân tộc Việt Nam. Bạn hãy nêu một trường hợp sử dụng hình thức đố Kiều, lấy Kiều hoặc vịnh Kiều. 

 
Xem lời giải >>
Bài 2 :

Truyền thống gia đình, dòng họ và bối cảnh thời đại Nguyễn Du. 

 
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Những điểm mốc quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Du. 

 
Xem lời giải >>
Bài 4 :

Chú ý hoàn cảnh sáng tác, nội dung cơ bản và đặc sắc về nghệ thuật của từng tập thơ của Nguyễn Du

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Giá trị chung của thơ chữ Hán Nguyễn Du. 

 
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Lưu ý mối liên hệ của hai văn bản: Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Kim Vân Kiều Truyện (Thanh Tâm Tài Nhân). 

 
Xem lời giải >>
Bài 7 :

Chú ý nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều. 

 
Xem lời giải >>
Bài 8 :

Khát vọng tình yêu và khát vọng sống tự do trong thơ văn Nguyễn Du

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Mô hình cốt truyện Truyện Kiều của Nguyễn Du

 
Xem lời giải >>
Bài 10 :

Những thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du

 
Xem lời giải >>
Bài 11 :

Khám phá thế giới nội tâm nhân vật trong các tác phẩm của Nguyễn Du

 
Xem lời giải >>
Bài 12 :

Ngôn ngữ và thể thơ lục bát trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

 
Xem lời giải >>
Bài 13 :

Lập niên biểu Nguyễn Du và nêu nhận xét về cuộc đời, con người ông. 

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nội dung chính của tập thơ là gì?  

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Nêu các giá trị cơ bản của thơ chữ Hán Nguyễn Du. 

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Văn bản đã phân tích những nội dung cơ bản nào của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều?  

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Nguyễn Du đã có những sáng tạo gì trên bình diện tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều? 

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Dựa vào văn bản, hãy chỉ ra những đóng góp quan trọng của Nguyễn Du đối với nền văn học dân tộc. 

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều. 

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Tìm hiểu thêm thông tin về quê hương, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du… Lựa chọn, ghi chép lại một số thông tin quan trọng có liên quan đến sự nghiệp văn học của tác giả.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Những điểm đáng lưu ý về gia đình, dòng họ Nguyễn Du là gì?

 
Xem lời giải >>
Bài 22 :

Những biến cố lịch sử nào đã tác động tới cuộc đời, con người Nguyễn Du?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Những điểm nào trong cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác văn chương của ông?

 
 
Xem lời giải >>
Bài 24 :

Chú ý các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du.

 
Xem lời giải >>
Bài 25 :

Chú ý hiện thực xã hội được phản ánh trong sáng tác của Nguyễn Du.

 
Xem lời giải >>
Bài 26 :

Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện như thế nào qua thơ chữ Hán?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Chú ý những nội dung làm nên giá trị nhân đạo của kiệt tác Truyện Kiều.

 
Xem lời giải >>
Bài 28 :

Điểm nổi bật ở thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?

 
 
Xem lời giải >>
Bài 29 :

Chú ý những thành công nghệ thuật lớn của kiệt tác Truyện Kiều.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần? Hãy xác định nội dung chính của từng phần.

 
Xem lời giải >>