Đề bài

Phân tích hình ảnh của “đấng hoàng thượng” trong mắt của đôi trai gái người Pháp

Phương pháp giải

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Trước hết cặp đôi trai gái người Pháp đã nhận lầm Người là 1 đấng Hoàng thượng vi hành dù Người không phải là vua. Và chính điều này đã tạo ra cho câu chuyện cùng một lúc mang nhiều ý nghĩa. Nó tạo ra một cái cớ và một góc độ độc đáo cho bức biếm họa có một không hai về Khải Định. như những gì cặp đôi này nhận xét thì Khải Định nào có ra dáng một ông vua đang vi hành, trông chỉ thấy hình ảnh một kẻ yếu đuối bạc nhược lại thích ăn chơi, phè phỡn chẳng ra làm sao. Từ những lời phán xét có vẻ xấu tính nhưng đầy khách quan của cặp đôi người Pháp, bản chất của một vị vua như Khải Định hiện lên thật chân thực đó là sự lố lăng, lòe loẹt, và hài hước

Trên thực tế ông ta chỉ là thứ bù nhìn mua vui cho thực dân Pháp, là một con rối không có giá trị gì mấy, thân là vua nhưng chẳng có lấy một chút tôn nghiêm, thậm chí còn bị coi rẻ, nhưng dĩ nhiên Khải Định chẳng đủ tỉnh táo để nhận ra điều ấy. Thử hỏi làm sao vị vua này có thể quản lý cả một đất nước với cái khí chất yếu hèn này đây.

Từ cảnh “vi hành” đầy lố bịch của vua Khải Định, tác giả đã có sự so sánh rất hay về sự vi hành của một số vị vua nổi tiếng trong lịch sử nước ngoài. Đó là vua Thuấn của Trung Quốc cải trang làm dân cày đi dò la ý kiến của dân, vua Pi-e nước Nga đi làm thợ ở công trường nước Anh để hiểu thêm về cuộc sống của nhân dân mình.

Thế nhưng ở Khải Định thì sao, ta thấy điều gì đây? Một ông vua lấy cái cớ “vi hành” để thỏa mãn thú vui chơi, đã vi hành thì buộc phải kín đáo và bình thường nhất có thể, nhưng không Khải Định đã hoàn toàn làm ngược lại, phô trương và hợm hĩnh.

Đặc biệt cái sự “vi hành” của Khải Định chẳng đem lại một lợi ích cao cả nào cho nhân dân xứ An Nam mà cốt chỉ là để thỏa mãn cái lòng ham chơi của mình. Tưởng như câu chuyện sẽ chấm dứt khi đôi trai gái người Pháp xuống tàu, từ chỗ một người dân bị nhầm lẫn với đấng Hoàng thượng, đến chỗ bây giờ thì mọi người dân An Nam trên đất Tây đều có thể bị coi là đấng Hoàng thượng. 

 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Liên hệ với các bài học môn Lịch sử để có thêm thông tin về bối cảnh xã hội Việt Nam những năm 1920 – 1925 của thế kỉ XX 

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Mở đầu truyện có gì đặc sắc?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Nhân vật “tôi” bị “nhầm” với ai?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Hình dung những gì diễn ra sau dấu ba chấm của câu: “Đúng lúc đó thì…”

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Những câu chuyện kể ở đây có dụng ý gì?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Chú ý giọng điệu mỉa mai của tác giả.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Nêu nội dung cơ bản của mỗi phần trong văn bản?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Truyện viết về sự việc gì? Có những nhân vật nào xuất hiện trực tiếp và nhân vật nào được nói tới trong câu chuyện? Tình huống của truyện “Vi hành” độc đáo như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Nhận xét về nội dung, ý nghĩa của đoạn văn từ “cái vui nhất là ngay đến Chính phủ” đến “sự kiêu hãnh có được một vị hoàng đế” 

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Phân tích sức mạnh đả kích của thiên truyện. Màu sắc châm biếm, đả kích chủ yếu được tạo nên bởi những yếu tố nào? 

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Theo em, việc tác giả chọn hình thức viết thư cho cô em họ có ý nghĩa gì đối với nghệ thuật trần thuật của truyện? 

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Nêu ý tưởng vẽ minh họa cho một nội dung trong truyện “Vi hành”

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Nêu ý nghĩa của nhan đề truyện “Vi hành”

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Tóm tắt ngắn gọn (khoảng 5-7 dòng) nội dung truyện “Vi hành”

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Phân tích hình ảnh của “đấng hoàng thượng” trong mắt của của đôi trai gái người Pháp trong văn bản Vi hành

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Nhận xét về nội dung, ý nghĩa của đoạn văn từ “Cái vui nhất ngay đến Chính phủ” đến “sự kiêu hãnh có được một vị hoàng đế” trong văn bản Vi hành

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Phân tích sức mạnh đả kích của thiên truyện Vi hành. Màu sắc châm biếm, đả kích chủ yếu được tạo nên bởi những yếu tố nào?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Theo em, việc tác giả chọn hình thức viết thư cho cô em họ có ý nghĩa gì đối với nghệ thuật trần thuật của truyện Vi hành?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Chỉ ra nội dung và đối tượng châm biếm trong câu văn sau: “Cái vui nhất là ngay đến Chính phủ cũng chẳng nhận ra được khách thật của mình nữa, và để chắc chắn khỏi thất thố trong nhiệm vụ tiếp tân, Chính phủ bên đối đãi với tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phát tuỳ tùng đi hộ giá tuốt!”.

Xem lời giải >>