Đề bài

Em có suy nghĩ và cảm xúc gì sau khi đọc văn bản? Chi tiết nào trong văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Vì sao?

Phương pháp giải

Đọc kĩ tác phẩm và lựa chọn chi tiết mà bản thân cảm thấy ấn tượng nhất. 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Sau khi đọc văn bản, bản thân em cảm thấy vô cùng xúc động trước lý tưởng cao đẹp của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, người đã không ngần ngại bỏ lại sau lưng mình tuổi trẻ, tình yêu, gia đình...để lên đường chiến đấu vì sự độc lập toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đó cũng là cảm xúc tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý đối với người con gái dũng cảm, gan dạ trong thời kì kháng chiến cứu nước

- Chi tiết để lại ấn tượng đặc biệt đối với em ở phần ba của văn bản. Khi nhận được bức thư của mẹ, tác giả đã vô cùng xúc động và lúc ấy, nỗi nhớ nhà dâng trào trong cảm xúc của mình: “ Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ một giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lý tưởng”

Đối với bất kỳ ai, rời xa gia đình là việc thực sự khó khăn huống chi là cô gái mới ở độ tuổi đôi mới. Chính vì thế, khi nhận được bức thư của mẹ, Thùy Trâm mong muốn được về nhà, dù chỉ trong giây lát cũng được. Đây là một ước mơ thật giản dị nhưng cũng xúc động biết bao. Nhưng sau tất cả, cô gái ấy vẫn ra đi vì lý tưởng phía trước, lý tưởng để đất nước giành được độc lập. Và giờ đây, nỗi nhớ gia đình đã trở thành động lực để tiếp thêm sức mạnh cho cô tiếp tục thực hiện lý tưởng của mình.

Cách 2

+ Sau khi đọc văn bản, em cảm thấy thương xót và vô cùng biết ơn những hi sinh thầm lặng của các chiến sĩ, các y bác sĩ và của nhân dân trong các cuộc kháng chiến. Nhờ đó mà em được sống trong hòa bình, có điều kiện ổn định để học tập và tiếp thu những tri thức mới của nhân loại.

+ Một chi tiết khiến em ấn tượng nhất đó là lúc tác giả viết ra những hối tiếc vì bao ước mơ còn dang dở, vì tuổi thanh xuân dần đi qua trên chiến trận. Họ không được sống đúng nghĩa với tuổi hai mươi đầy ước mơ và khát vọng, ước mơ cá nhân phải gạt bỏ để hòa chung vào ước mơ của Tổ quốc – Độc lập dân tộc. Chi tiết đó lại càng khắc sâu vào những hi sinh của bao lớp người thanh niên cho đất nước. Vì vậy, em sẽ cố gắng học tập, luôn biết ơn và ghi nhớ những công lao của những anh hùng vô danh ấy.

Cách 3

Sau khi đọc văn bản, em cảm thấy vô cùng xúc động và tự hào trước lý tưởng cao đẹp của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, người đã không ngần ngại bỏ lại sau lưng mình tuổi trẻ, tình yêu, gia đình… để lên đường chiến đấu vì sự độc lập toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đó cũng là cảm xúc tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý đối với người con gái dũng cảm, gan dạ trong thời kì kháng chiến cứu nước.

Chi tiết trong văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với em là chi tiết khi nhận được thư của mẹ. “Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được sống giữa gia đình, dù chỉ một giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lý tưởng”. Vì việc rời xa gia đình là một việc thực sự khó khăn đối với một cô gái ở độ tuổi đôi mươi. Dù chỉ là một ước mơ giản dị nhưng cũng xúc động biết bao nhiêu. Nhưng sau tất cả, cô gái ấy vẫn ra đi vì lí tưởng phía trước, lý tưởng để đất nước giành được độc lập. Và giờ đây, nỗi nhớ gia đình đã trở thành động lực để tiếp thêm sức mạnh cho cô tiếp tục thực hiện lý tưởng của mình.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Công việc hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm có gì đặc biệt?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Chú ý suy nghĩ và ước mơ của tác giả

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Chú ý tình cảm của tác giả đối với gia đình và quê hương

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Văn bản gồm ba phần, được trích từ ba đoạn khác nhau của Nhật kí Đặng Thùy Trâm nhưng giữa chúng vẫn có mạch logic gắn kết nội dung. Em hãy nêu nội dung của từng phần và chỉ ra mạch logic gắn kết đó. 

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Hãy chỉ ra những sự kiện và suy nghĩ của tác giả được thể hiện trong từng văn bản và nêu nhận xét của em về chủ thể trần thuật. Thực hiện theo bảng sau:

Ngày

Sự kiện

Suy nghĩ của tác giả

Nhận xét của em về chủ thể trần thuật

       
       
       
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tính phi hư cấu trong đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm được thể hiện ở những yếu tố nào? Điều đó có tác dụng gì đối với nội dung của văn bản? 

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Hãy chỉ ra một đoạn văn có sự kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật trong văn bản. Việc sử dụng kết hợp các thủ pháp đó có tác dụng gì?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Theo em, văn bản trên có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ hiện nay? 

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tác giả Đặng Thùy Trâm sinh ra tại đâu?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Đặng Thùy Trâm sinh ra trong một gia đình như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tác giả học đại học nào?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Đặng Thùy Trâm hi sinh năm bao nhiêu tuổi?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Ý nào sau đây đúng khi nói về tác giả Đặng Thùy Trâm?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Công việc hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm có gì đặc biệt?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Tác giả có suy nghĩ và ước mơ gì?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Tính phi hư cấu trong đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm được thể hiện ở yếu tố nào?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Ý nghĩa của yếu tố phi hư cấu trong văn bản là gì?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Đâu là yếu tố, chi tiết có thực được đề cập trong văn bản?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Tác phẩm Nhật kí Đặng Thùy Trâm được tác giả viết trong bao lâu?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Nội dung của tập Nhật kí Đặng Thùy Trâm là?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Cuốn nhật kí gồm mấy phần chính?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm là:

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Tính đến nay, Nhật kí Đặng Thùy Trâm đã được dịch ra bao nhiêu thứ tiếng?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Dòng nào sau đây nêu sát nhất chủ đề của văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm?

A. Công việc của thế hệ trẻ thời chiến tranh.

B. Cuộc sống của thế hệ trẻ thời chiến tranh.

C. Lòng yêu nước của thế hệ trẻ thời chiến tranh.

D. Mong ước của thế hệ trẻ thời chiến tranh.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Thông tin nào dưới đây không phải là đặc điểm thể loại của văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm?

A. Cốt truyện và nhân vật hoán toàn hư cấu.

B. Ghi chép theo thứ tự ngày tháng.

C. Sử dụng hình thức trần thuật ngôi thứ nhất.

D. Sự kiện có thực mà người viết tham gia.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Câu văn nào dưới đây trong Nhật kí Đặng Thùy Trâm sử dụng thủ pháp miêu tả?

A, Và với những học sinh, mình cũng đã đem lại những điều quý giá trong lý luận về y học.

B. Đôi mắt người thương binh hôm nào đau nhức tưởng như bỏ hôm nay cũng đã sáng lại một phần.

C. Con vẫn là một chiến sĩ trong cuộc chiến đấu này,

D. Thêm một tuổi đời, vậy là cái tuổi ba mươi đâu còn xa nữa.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Dòng nào dưới đây nêu đúng các đặc điểm ngôn ngữ của văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm?

A. Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật.

B. Ngôn ngữ thân mật và ngôn ngữ giễu nhại.

C. Ngôn ngữ thông tục và ngôn ngữ suồng sã.

D. Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ quy phạm.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Tính phi hư cấu của đoạn trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm được thể hiện ở những yếu tố nào? Điều đó có tác dụng gì đối với nội dung của văn bản?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Hãy chỉ ra một đoạn văn sử dụng kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật trong văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm. Việc kết hợp các thủ  pháp đó có tác dụng gì với nội dung của văn bản?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Theo em, văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ ngày nay?

Xem lời giải >>