Đề bài

Tính phi hư cấu trong đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm được thể hiện ở những yếu tố nào? Điều đó có tác dụng gì đối với nội dung của văn bản? 

Phương pháp giải

Xem lại kiến thức về tính phi hư cấu và tìm những chi tiết thể hiện tính phi hư cấu trong đoạn trích. 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Tính phi hư cấu được thể hiện ở những sự kiện có thực ( về thời gian, địa điểm, …) mà người viết đã trực tiếp tham gia và chứng kiến. Trong đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, yếu tố phi hư cấu được thể hiện:

- Những sự kiện được ghi chép đều có ngày tháng cụ thể: ngày 20/7/1968, ngày 1/1/1970..

- Miêu tả chính xác những con người và sự kiện có thực:

+ Nhân vật: Thuận, Liên,.. đều là nhân vật có thực

+ Tập “Nhật kí Đặng Thùy Trâm” đã ghi lại những trải nghiệm, cảm nhận của chị trong quá trình hoạt động cách mạng kháng chiến chống Mỹ 

→ Ý nghĩa của việc sử dụng tính phi hư cấu:

+ Câu chuyện trở nên chân thực, gần gũi

+ Bảo đảm tính xác thực trong việc ghi chép những sự kiện, nhân vật của đời sống 

Cách 2

- Tính phi hư cấu thể hiện ở những sự kiện có thựcmà tác giả đã trực tiếp tham gia hay chứng kiến, biểu hiện ở các mốc thời gian cụ thể, địa điểm cụ thể (bệnh xá, căn cứ, rừng)

- Tác dụng: Giúp câu chuyện trở nên xác thực hơn, cung cấp các thông tin sự kiện đến người đọc. Thông qua miêu tả địa điểm cụ thể, người đọc có thể hình dung ra bối cảnh câu chuyện

Cách 3

Tính phi hư cấu của đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm được thể hiện ở những yếu tố: 

- Sự kiện có thực: Nhật kí ghi chép lại cuộc sống hàng ngày của một người nữ bác sĩ nơi chiến tuyến. Những sự kiện, sự vụ mà người viết đã trực tiếp tham gia và chứng kiến

- Thời gian và địa điểm cụ thể: Nhật kí được viết theo thứ tự thời gian, từ năm 1968 đến năm 1970. Địa điểm diễn ra sự việc cũng được ghi chép cụ thể

- Nhân vật có thực: Nhật kí ghi lại những trải nghiệm và sự kiện liên quan đến Đặng Thùy Trâm và những người xung quanh cô.

Tính phi hư cấu có tác dụng:

- Tăng tính chân thực: Tính phi hư cấu giúp tăng tính chân thực cho văn bản, giúp người đọc cảm nhận được sự thạt về cuộc sống, con người và sự kiện

- Tạo sự liên kết mạnh mẽ giữa người đọc và người viết: Khi người đọc biết rằng những gì họ đang đọc là sự thật, họ có thể cảm thấy mình có một sự liên kết mạnh mẽ hơn với người viết

- Tạo độ tin cậy: Tính phi hư cấu giúp tạo độ tin cậy cho người đọc, khi họ biết rằng những gì họ đang đọc là sự thật

- Tạo sự thấu hiểu: Tính phi hư cấu giúp người đọc thấu hiểu hơn về cuộc sống, con người và sự kiện.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Công việc hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm có gì đặc biệt?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Chú ý suy nghĩ và ước mơ của tác giả

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Chú ý tình cảm của tác giả đối với gia đình và quê hương

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Văn bản gồm ba phần, được trích từ ba đoạn khác nhau của Nhật kí Đặng Thùy Trâm nhưng giữa chúng vẫn có mạch logic gắn kết nội dung. Em hãy nêu nội dung của từng phần và chỉ ra mạch logic gắn kết đó. 

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Hãy chỉ ra những sự kiện và suy nghĩ của tác giả được thể hiện trong từng văn bản và nêu nhận xét của em về chủ thể trần thuật. Thực hiện theo bảng sau:

Ngày

Sự kiện

Suy nghĩ của tác giả

Nhận xét của em về chủ thể trần thuật

       
       
       
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hãy chỉ ra một đoạn văn có sự kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật trong văn bản. Việc sử dụng kết hợp các thủ pháp đó có tác dụng gì?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Em có suy nghĩ và cảm xúc gì sau khi đọc văn bản? Chi tiết nào trong văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Theo em, văn bản trên có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ hiện nay? 

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tác giả Đặng Thùy Trâm sinh ra tại đâu?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Đặng Thùy Trâm sinh ra trong một gia đình như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Tác giả học đại học nào?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Đặng Thùy Trâm hi sinh năm bao nhiêu tuổi?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Ý nào sau đây đúng khi nói về tác giả Đặng Thùy Trâm?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Công việc hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm có gì đặc biệt?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Tác giả có suy nghĩ và ước mơ gì?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Tính phi hư cấu trong đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm được thể hiện ở yếu tố nào?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Ý nghĩa của yếu tố phi hư cấu trong văn bản là gì?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Đâu là yếu tố, chi tiết có thực được đề cập trong văn bản?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Tác phẩm Nhật kí Đặng Thùy Trâm được tác giả viết trong bao lâu?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Nội dung của tập Nhật kí Đặng Thùy Trâm là?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Cuốn nhật kí gồm mấy phần chính?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm là:

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Tính đến nay, Nhật kí Đặng Thùy Trâm đã được dịch ra bao nhiêu thứ tiếng?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Dòng nào sau đây nêu sát nhất chủ đề của văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm?

A. Công việc của thế hệ trẻ thời chiến tranh.

B. Cuộc sống của thế hệ trẻ thời chiến tranh.

C. Lòng yêu nước của thế hệ trẻ thời chiến tranh.

D. Mong ước của thế hệ trẻ thời chiến tranh.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Thông tin nào dưới đây không phải là đặc điểm thể loại của văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm?

A. Cốt truyện và nhân vật hoán toàn hư cấu.

B. Ghi chép theo thứ tự ngày tháng.

C. Sử dụng hình thức trần thuật ngôi thứ nhất.

D. Sự kiện có thực mà người viết tham gia.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Câu văn nào dưới đây trong Nhật kí Đặng Thùy Trâm sử dụng thủ pháp miêu tả?

A, Và với những học sinh, mình cũng đã đem lại những điều quý giá trong lý luận về y học.

B. Đôi mắt người thương binh hôm nào đau nhức tưởng như bỏ hôm nay cũng đã sáng lại một phần.

C. Con vẫn là một chiến sĩ trong cuộc chiến đấu này,

D. Thêm một tuổi đời, vậy là cái tuổi ba mươi đâu còn xa nữa.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Dòng nào dưới đây nêu đúng các đặc điểm ngôn ngữ của văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm?

A. Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật.

B. Ngôn ngữ thân mật và ngôn ngữ giễu nhại.

C. Ngôn ngữ thông tục và ngôn ngữ suồng sã.

D. Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ quy phạm.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Tính phi hư cấu của đoạn trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm được thể hiện ở những yếu tố nào? Điều đó có tác dụng gì đối với nội dung của văn bản?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Hãy chỉ ra một đoạn văn sử dụng kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật trong văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm. Việc kết hợp các thủ  pháp đó có tác dụng gì với nội dung của văn bản?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Theo em, văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ ngày nay?

Xem lời giải >>