Đề bài

Chú ý hình ảnh gây ấn tượng về thiên nhiên và con người  miền Tây Bắc.

Phương pháp giải

Đọc kĩ bài thơ chú ý những hình ảnh được sử dụng trong thơ.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

Các hình ảnh gây ấn tượng về thiên nhiên và con người Tây Bắc: 

+ Hội đuốc hoa

+ Em xiêm áo, nàng e ấp

+Người đi Châu Mộc

+ Chiều sương

+ Hồn lau

+ Dáng người trên độc mộc

+ Hoa đong đưa 

Cách 2

Hình ảnh: Khèn, Viên Chăn, lau, độc mộc, đuốc hoa

Cách 3

4 câu đầu

- Bốn câu đầu là kỷ niệm về đêm liên hoan văn nghệ mang đậm tình quân dân: hình ảnh một đêm liên hoan văn nghệ được tổ chức tại doanh trại bộ đội được gợi lên vừa hiện thực lại vừa huyền ảo.

- Đêm liên hoan văn nghệ ấy được tổ chức tại doanh trại quân đội có đồng bào dân tộc để thắt chặt tình quân dân thì hình ảnh em chính là những cô gái người dân tộc Mèo, Mường, Thái... Cũng có thể hiểu cách khác, đêm liên hoan văn nghệ ấy được tổ chức tại doanh trại bộ đội chỉ toàn người lính và em đó là những chàng trai đóng giả những gái múa những điệu múa dân tộc. Hiểu như thế càng làm nổi bật vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần lạc quan của những chiến binh Tây Tiến.

- Vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần lạc quan của những người lính Tây Tiến thể hiện rõ nét qua tâm hồn lãng mạn và lạc quan của họ. Cách cảm nhận về cảnh và người của người lính Tây Tiến mang đậm màu sắc lãng mạn.

+ "bừng": Bừng là bừng sáng lên bởi ánh lửa từ ngọn đuốc trong đêm của bộ đội liên hoan văn nghệ cùng nhân dân; hay là tưng bừng rộn rã của niềm vui của tiếng khèn bản nhạc man điệu, cùng giọng hát vừa ngọt ngào vừa mê say, tình tứ của các cô gái dân tộc. Đuốc hoa là một từ cổ để chỉ ngọn nến đốt lên trong phòng cưới đêm tân hôn. Hình ảnh này xuất hiện trong đêm vui liên hoan của người lính đã tạo nên một màu sắc vừa cổ kính, vừa hiện đại, vừa thiêng liêng, vừa ấm áp keo sơn tinh quân dân gắn bó.

- Không chỉ cảm nhận về cảnh lãng mạn mà còn là say đắm trước vẻ đẹp của những bóng hồng sơn cước - những thiếu nữ Tây Bắc: Kia em xiêm áo tự bao giờ. Câu thơ như một tiếng trầm trồ đầy trìu mến, thích thú vui sướng đến ngỡ ngàng trước vẻ đẹp vừa e ấp, vừa tính tứ với bộ xiêm y lộng lấy đủ mọi sắc màu trong một vũ điệu mang màu sắc xứ lạ (man điệu). Tâm hồn người lính hòa theo bản nhạc, điệu múa. Câi thơ Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ có sáu thanh bằng gợi cảm giác lâng lâng chới với như có thể đưa tâm hồn người lính phiêu diêu về chốn Viên Chăn, thủ đô của nước bạn xa xôi để xây hồn thơ.

=> Tác giả cho chúng ta thấy được vẻ đẹp bản sắc phong phú của văn hóa đồng bào miền núi biên cương Tổ quốc, đồng thời, phác họa nên bức tranh chân dung thân tình, đằm thắm keo sơn và tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống kháng chiến gian khổ mà vui tươi của người lính Tây Tiến.

4 câu sau:

- Nếu khung cảnh một đêm liên hoan đem đến cho người đọc không khí mê say ngây ngất thì cảnh sông nước Tây Bắc lại gợi lên được cảm giác mênh mang hoang dại mờ ảo tĩnh lặng và chứa chan thi vị. Ở đây một lần nữa càng khẳng định rõ hơn nét tài hoa lãng mạn giàu mộng ảo của người lính Tây Tiến. Thiên nhiên ở nơi chốn chỉ có bản sương giăng, đèo mây phủ, khi chiều về vốn mờ ảo lại càng mờ ảo hơn khi có lớp sương mờ bảng lẳng choáng lên như thực như mơ. Qua hoài niệm, khung cảnh Tây Bắc như đang sống dậy trong kí ức của tác giả làm cho giọng thơ của ông cất lên như tiếng thì thầm, như lời tự hỏi có thấy - có nhớ, day dứt càng gợi lên cảm giác bâng khuâng xa vắng đầy lưu luyến. Con người có tâm hồn tài hoa và lãng mạn ấy thất bạt ngàn hồn lau trong gió trong cây như xôn xao một nỗi niềm.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Bài thơ Tây Tiến được Quang Dũng sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Đoàn quân Tây Tiến được thành lập năm nào?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Nhiệm vụ của đoàn quân Tây Tiến là gì?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Lời giới thiệu nào về lính Tây Tiến là cụ thể và chính xác nhất?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng còn có tên khác nào trong các tên sau đây?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Địa danh nào dưới đây là quê hương của Quang Dũng?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trước Cách mạng tháng Tám, Quang Dũng làm công việc gì?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Quang Dũng làm Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến năm bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Quang Dũng làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến năm bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Năm 2001, Quang Dũng được trao tặng giải thưởng gì?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Phong cách sáng tác của nhà thơ Quang Dũng là:

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Quang Dũng đã từng làm những lĩnh vực nào dưới đây?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Tích vào những tác phẩm không phải của nhà thơ Quang Dũng:

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Nội dung chính đoạn 1 bài thơ Tây Tiến là:

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Bạn đã học, đã đọc những bài thơ nào viết về đề tài người lính cách mạng Việt Nam? Đọc diễn cảm một đoạn thơ mà bạn yêu thích

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Chú ý: 

- Hình ảnh khơi nguồn cảm xúc

- Các từ ngữ gợi bối cảnh không gian và ấn tượng về đoàn quân Tây Tiến

Xem lời giải >>
Bài 18 :

 Nhận diện các yếu tố: nhịp điệu, nhạc điệu, đối và những từ kết hợp khác lạ trong đoạn thơ. 

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Hình dung dáng vẻ, tư thế, cốt cách của đoàn binh Tây Tiến

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “người đi”

Xem lời giải >>
Bài 21 :

 Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Tây Tiến” là gì?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Đọc đoạn thơ 1 và thực hiện các yêu cầu sau: 

a.Nêu ấn tượng về trạng thái cảm xúc của tác giả thể hiện ở hai câu thơ mở đầu. 

b.Cho biết hình dung của bạn về bức tranh thiên nhiên và con đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến. 

c.Phân tích những hình ảnh thể hiện ấn tượng ban đầu của tác giả về đoàn quân Tây Tiến 

d.Nêu cảm nhận về nhạc điệu trong bốn câu thơ sau: 

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống 

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Trong kí ức của nhân vật trữ tình, hình ảnh đêm lửa trại và con người, cuộc sống miền Tây Bắc hiện lên với những nét đặc sắc gì? Những hình ảnh đó đã góp phần làm nổi bật hình tượng người lính Tây Tiến như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Trong hai đoạn 3, 4 hình tượng đoàn binh Tây Tiến được gợi ra qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Khái quát đặc điểm của hình tượng này. 

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Chỉ ra một số biểu hiện của phong cách lãng mạn trong bài thơ. Phân tích một biểu hiện mà bạn cho là đặc sắc.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Phân tích một số hình thức tổ chức ngôn ngữ đặc biệt trong bài thơ Tây Tiến

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ từng bị phê phán là “xa lạ” với hình ảnh thực tế của anh bộ đội cụ Hồ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Theo bạn, vì sao có sự đánh giá như vậy? Hãy nêu quan điểm của bạn về vấn đề này. 

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của bạn về một nét đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến.

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Tìm hiểu qua các tài liệu, sách, báo, Internet,… về tác giả Quang Dũng, về binh đoàn Tây Tiến và hoàn cảnh ra đời của bài Tây Tiến

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Chú ý nét đặc sắc của khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh người lính trên nền bối cảnh thiên nhiên đó

Xem lời giải >>