Đề bài

Trong lịch sử và trong cuộc sống đời thường, có những thất bại khiến cho người đời không chỉ cảm thấy buồn thương, tiếc nuối mà còn nể phục, kính trọng. Hãy kể về một thất bại như thế và cho biết điều gì gây ấn tượng với bạn. 

 

Phương pháp giải

Dựa vào trải nghiệm của bản thân

Chú ý lựa chọn những thất bại khiến cho người đời không chỉ cảm thấy buồn thương, tiếc nuối mà còn nể phục, kính trọng , những thất bại có tính ấn tượng mạnh và nổi bật. 

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Trận đánh chưa thành công : Hai lần đều thất bại! 

+“Cứ điểm nhỏ , bóp nát lúc nào cũng được”. Đó là suy nghĩ của phần lớn cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 88, Đại đoàn 308 khi nhận nhiệm vụ tiến công cứ điểm Chùa Cao trong đợt 2 của chiến dịch Quang Trung (tháng 6 – 1951) 

+ Sau những thắng lợi liên tiếp trong đợt đầu của chiến dịch Quang Trung, Bộ Tư Lệnh chiến dịch giao nhiệm vụ cho Đại đoàn 308 tiến công cứ điểm Chùa Cao, tổ chức đánh viện và chuẩn bị tiến công. Trung đoàn 88 vinh dự nhận được nhiệm vụ quan trọng của Đại đoàn, mặc dù Trung đoàn chưa có kinh nghiệm đánh công kiên ở địa hình đồng bằng. 

+ Sau khi giành lại toàn bộ cứ điểm Chùa Cao, địch tổ chức thay quân, củng cố lại cộng sự và tăng cường hỏa lực. Về phía đại đoàn 308, sau đợt 1 không thành công đã lại giao cho Trung đoàn 88 tiếp tục tiến công cứ điểm Chùa Ca lần thứ hai với lí do “quân địch mới đến chưa quen địa hình” và để khích lệ tinh thần, ổn định tư tưởng cho bộ đội sau trận tiến công không thành công. Rút kinh nghiệm của lần trước, lần này công tác điều khiển, chuẩn bị cho trận đánh được chuẩn bị kĩ lưỡng hơn. Nhưng có một công việc qua trọng cần chuẩn bị Ban chỉ huy không quan tâm tới – đó là chuẩn bị về mặt tinh thần cho bộ đội, nhất là sau những mất mát lớn của đồng chí, đồng đội. Người ta thường nói tư tưởng không thông, vác bình tông không nổi. Hệ quả của lần tiến công thứ hai cũng không thành công. 

- Trận chiến ấy mang lại cảm giác buồn thương tiếc nuối bởi sự mất mát, hi sinh của những trái tim hướng về tổ quốc bên cạnh đó trận chiến còn đem đến sự nể phục, kính trọng trước tinh thần dũng cảm, can đảm của những người lính…

- Điều ấn tượng : Hơn 68 năm đã trôi qua nhưng dư âm của trận đánh vẫn còn đó, nhất là những bài học được rút ra từ trận đánh này thì vẫn còn nguyên giá trị - đó là bài học về xây dựng quyết tâm, bài học về đánh giá địch – ta , “biết địch biết ta trăm trận không bại”, bài học về công tác chỉ huy chiến đấu và vận dụng chiến thuật đánh công kiên. 

Cách 2

- Walt Disney từng bị chê bai là “thiếu trí tưởng tượng và sáng tạo” và bị đuổi việc; ngoài ra còn vô số lần thất bại nữa. Nhưng sau đó ông đã thành công tạo thành một thế giới Disney nổi tiếng như hiện tại.

- J. K. Rowling từng bị từ chối rất nhiều bản thảo truyện, cuộc sống cá nhân thì chật vật. Nhưng vượt lên tất cả cô đã thành công với bộ truyện Harry Poter.

Cách 3

Một thất bại đáng nể mà tôi muốn đề cập là thất bại của Nelson Mandela trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh cho sự công bằng và đối xử bình đẳng.

Nelson Mandela đã bị bắt và bị kết án tù chung thân vào năm 1964 do hoạt động chống lại chính quyền phân biệt chủng tộc của chế độ apartheid. Thời gian ông dành trong tù giam kéo dài tới 27 năm, trong đó ông bị cách ly và chịu những điều kiện khắc nghiệt. Mặc dù ông bị hạn chế tự do vật chất, nhưng ông không bao giờ từ bỏ tình yêu thương và lòng nhân ái.

Điều gây ấn tượng mạnh với tôi là sau khi được thả tự do vào năm 1990, Mandela không trở thành một người tràn đầy oán hận và muốn trả thù. Thay vào đó, ông đã lựa chọn con đường hòa giải và xây dựng một xã hội đa văn hóa và công bằng cho tất cả mọi người ở Nam Phi.

Nelson Mandela đã chơi vai trò quan trọng trong quá trình chuyển giao hòa bình và đặt nền móng cho một chế độ dân chủ mới ở Nam Phi. Ông đã trở thành tổng thống đầu tiên của Nam Phi được bầu chọn dân chủ và đã lãnh đạo đất nước từ năm 1994 đến 1999. Ông đã thể hiện khả năng tha thứ và sự dung hòa, giúp Nam Phi tránh được một cuộc xung đột dài và khôi phục lòng tin và đoàn kết trong cả nước.

Thất bại ban đầu của Nelson Mandela trong việc đánh bại chế độ phân biệt chủng tộc có thể là một biểu hiện của thất bại tạm thời, nhưng sự kiên trì, lòng nhân ái và tầm nhìn của ông đã tạo ra một tác động vĩ đại và sâu sắc trong lịch sử. Thành tựu của ông không chỉ là niềm tự hào của người dân Nam Phi mà còn là một nguồn cảm hứng và mẫu gương cho thế giới.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Hình dung thời gian, không gian ở hai câu thơ đầu.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Chú ý:

- Các hình ảnh thể hiện hoàn thành, khát vọng, tâm trạng của nhân vật trữ tình

- Biện pháp tu từ đối ở hai liên thơ giữa

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Xác định thể thơ và nhân vật trữ tình của bài thơ

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Hình ảnh nào trong bốn câu thơ đầu đã gợi ra hoàn cảnh – tình thế của nhân vật trữ tình? Hoàn cảnh – tình thế đó có đặc điểm gì? 

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Nhân vật trữ tình có những cảm xúc , suy nghĩ gì khi đối diện với hoàn cảnh tình thế đó. 

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trong hai câu luận, tác giả sử dụng những biểu tượng quen thuộc của thơ trung đại để bày tỏ nỗi lòng. Hãy giải thích ý nghĩa của một số biểu tượng  (xoay trục đất, rửa binh khí, kéo sông Ngân…) và nêu cảm nhận về nỗi lòng của nhân vật trữ tình. 

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Phân tích ý nghĩa của hình ảnh người tráng sĩ mài gươm trong hai câu kết.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Nêu một số biểu hiện của phong cách cổ điển trong bài thơ

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ)  phân tích một biểu tượng mà bạn cho là đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài

 
Xem lời giải >>
Bài 10 :

Đâu là năm sinh – năm mất của tác giả Đặng Dung?

  • A.

    1372 - 1414

  • B.

    1373- 1414

  • C.

    1374 - 1414

  • D.

    1375 - 1414

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Đặng Dung là tướng lĩnh dưới thời nào?

  • A.

    Nguyễn

  • B.

    Hậu Lê

  • C.

    Hậu Trần

  • D.

    Đinh

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Quê hương của tác giả Đặng Dung ở…?

  • A.

    Hà Tĩnh

  • B.

    Nghệ An

  • C.

    Thanh Hóa

  • D.

    Hà Nội

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Ý nào sau đây đúng khi nói về tiểu sử của tác giả?

  • A.

    Khi còn làm quan dưới triều nhà Hồ, Đặng Dung đã giúp cha cai quản đất Thuận Hóa

  • B.

    Đặng Dung đã tham gia vào rất nhiều trận chiến, tiêu biểu là trận đánh tháng 9 năm 1413 tại khu vực Thái Gia (Quảng Trị)

  • C.

    Ngoài là một vị tướng anh dũng, Đặng Dung còn là một nhà thơ

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Ý nào sau đây đúng khi nói về phong cách sáng tác của tác giả?

  • A.

    Bày tỏ sự bất lực trước tỉnh cảnh chí lớn chưa trọn vẹn

  • B.

    Hình ảnh miêu tả sinh động, ngôn từ được chắt lọc, lựa chọn sao cho phù hợp với tình cảnh

  • C.

    Nhạc điệu phong phú, ẩn dụ những triết lý sâu sắc, nhân văn

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Cha của Đặng Dung là ai?

  • A.

    Đặng Tất

  • B.

    Đặng Minh

  • C.

    Đặng Siêu

  • D.

    Đặng Khoái

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Bài thơ phiên âm “Cảm hoài” được viết theo thể thơ nào?

  • A.

    Thất ngôn tứ tuyệt

  • B.

    Thất ngôn bát cú

  • C.

    Lục bát

  • D.

    Song thất lục bát

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Nhân vật trữ tình trong tác phẩm là?

  • A.

    Người anh hùng

  • B.

    Tác giả

  • C.

    Tướng quân Trần Ngỗi

  • D.

    Trần Quý Khoáng

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Nội dung 2 câu đề là gì?

  • A.

    Nỗi lòng cảm hoài của nhà thơ khi đứng trước sự đời rối ren nhưng mình đã già rồi biết làm thế nào.

  • B.

    Sự tiếc nuối của kẻ sĩ khi đã không thể làm gì trước thời cuộc

  • C.

    Niềm tiếc nuối của tác giả và sự u uất trước sự đời

  • D.

    Sự ngậm ngùi xót xa trước những gì đã qua

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Nội dung hai câu thực là?

  • A.

    Nỗi niềm phẫn uất của người hùng khi hết thời

  • B.

    Nỗi niềm cay đắng của người anh hùng thất thế lỡ bước

  • C.

    Nỗi bi thương của người anh hùng trước vận thế không còn dụng người tài

  • D.

    Nỗi phẫn uất với sự bất công của cuộc đời

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Thời gian và không gian ở hai câu thơ đầu được miêu tả như thế nào?

  • A.

    Người đã già, trời đất thì vẫn bao la, thế sự ngổn ngang

  • B.

    Người đang độ chín, trời đất bao la, thế sự ngổn ngang

  • C.

    Người đang độ già đi còn thế sự đã yên bình

  • D.

    Con người đang độ già đi, còn thế sự đã tạm yên trời đất bao la

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thực?

  • A.

    Đối

  • B.

    Ẩn dụ

  • C.

    Nói mỉa

  • D.

    Nghịch ngữ

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Nội dung 2 câu luận là gì?

  • A.

    Nói lên ý chí quyết tâm trả thù quân giặc đã cướp nước

  • B.

    Nói lên chí lớn của người anh hùng

  • C.

    Nói lên ước vọng của người anh hùng muốn trả thù cho dân tộc

  • D.

    Nói lên quyết tâm đánh giặc trả thù nước, thù nhà

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Hình ảnh người anh hùng “mài gươm dưới ánh trắng đã mấy độ, trải qua năm tháng mái tóc đã” bạc gợi lên màu sắc gì?

  • A.

    Bi thương.

  • B.

    U uất.

  • C.

    Bi tráng.

  • D.

    Đau thương.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Nội dung hai câu kết là gì?

  • A.

    Nỗi niềm của tác giả trước vận nước rối ren thù nhà thù nước chưa báo mà đầu đã bạc.

  • B.

    Nỗi niềm thế thời đau xót trước những hào quang đã qua

  • C.

    Thể hiện niềm tiếc thương quá khứ

  • D.

    Nỗi niềm hoài vọng quá khứ với những bi phẫn với thực tại

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Bài thơ có sự xuất hiện của phong cách cổ điển. Em hãy nêu biểu hiện của phong cách này

  • A.

    Điển tích điển cố xuất hiện trong bài thơ

  • B.

    Giọng điệu anh hùng ấn tượng kết hợp với câu thơ hô ứng, đối chọi nhau đi kèm là các hình ảnh mang tầm vóc vũ trụ

  • C.

    Mang ý vị cổ điển, trang trọng tráng lệ của văn thơ trung đại

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Mối thù nhà mà Đặng Dung phải chịu đó là?

  • A.

    Cha bị Trần Ngỗi giết oan

  • B.

    Vợ con bị giết oan.

  • C.

    Anh cả của Đặng Dung bị giết oan

  • D.

    Bị cướp mất vợ.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Nội dung chính của bài thơ Cảm hoài là?

  • A.

    Là sự nuối tiếc cay đắng trước thế sự, trước tháng ngày hiển hách đã qua của người anh hùng

  • B.

    Là sự “ẩm hận đa”, sự nghiệp quốc thù chưa báo vì không thực hiện được. Song ẩn sâu là khí phách lẫm liệt và lòng yêu nước tha thiết của người anh hùng

  • C.

    Nỗi lòng khao khát muốn báo thù rửa hận cho thù nước, nợ nhà của người anh hùng

  • D.

    Là nỗi đau thấu trời xanh khi thù nhà chưa báo, thù nước chưa trả của người anh hùng thất thế

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Hai hình ảnh “phù địa trục” và “vãn thiên hà” biểu thị ý nghĩa gì?

  • A.

    Hình ảnh kì vĩ mang kích thước và tầm vóc vũ trụ nói lên chí khí và khát vọng anh hùng trong thời loạn

  • B.

    Thể hiện sự bao la của vũ trụ.

  • C.

    Thể hiện sự nhỏ bé của con người so với cái bao la của trời đất

  • D.

    Thể hiện khát vọng được chinh phục những điều lớn lao trong vũ trụ

Xem lời giải >>
Bài 29 :

 Dòng nào sau đây nêu đúng tác dụng của yếu tố tương phản ở câu thơ đầu bài Cảm hoài?

A. Nhấn mạnh thái độ bình thản, ung dung của một con người từng trải khi đối diện dòng thời gian trôi chảy.

B. Nhấn mạnh cảm giác nhỏ nhoi, đơn độc của con người trước dòng thời gian vô hạn.

C. Nhấn mạnh cảm giác bất lực của con người ôm hoài bão lớn lao trước sự hữu hạn của đời người.

D. Nhấn mạnh nỗi chán chường, mệt mỏi trước việc đời ngồn ngang, hỗn độn kéo dài.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Câu thơ thứ hai bài Cảm hoài bộc lộ cảm xúc, tâm trạng nào của nhân vật trữ tình?

A. Niềm vui, sự hứng khởi

B. Tinh thần lạc quan

C. Tình yêu nghệ thuật

D. Nỗi niềm bi phẫn

Xem lời giải >>