Bài 9. Liên minh châu Âu - một liên kết kinh tế khu vực lớn - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Dựa vào nội dung mục 1, bảng 9.1 và hình 9.1, hãy xác định quy mô của EU
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
? mục I 1
Dựa vào nội dung mục 1, bảng 9.1 và hình 9.1, hãy xác định quy mô của EU
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông
Lời giải chi tiết:
- Diện tích: Năm 2021, EU có 27 quốc gia thành viên với tổng diện tích khoảng 4,2 triệu km2 (bằng 2,8% diện tích thế giới)
- Số dân: Tổng sô dân của các quốc gia EU khoảng 447,7 triệu người (bằng 5,8% dân số thế giới)
- GDP: Tổng GDP khoảng 17088,6 tỉ USD (bằng 17,8% tổng GDP thế giới)
? mục I 2
Dựa vào thông tin mục 2, hãy xác định mục tiêu của EU
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông
Lời giải chi tiết:
Mục tiêu của EU được thể hiện thông qua Hiệp ước Ma-xtrich (1993) và được bổ sung tại Hiệp ước Li-xbon (2009).
Nội dung của mục tiêu được thể hiện trên 2 phượng diện
* Mục tiêu trong khu vực
- Thúc đẩy hoà bình, tự do, an ninh và hạnh phúc của công dân.
- Thúc đẩy tiến bộ khoa học – công nghệ.
- Thiết lập một thị trường nội bộ, một liên minh kinh tế và tiền tệ.
- Phát triển bền vững dựa trên tăng trưởng kinh tế cân bằng, có tính cạnh tranh cao và tiến bộ xã hội.
* Mục tiêu trên thế giới
- Duy trì và phát huy các giá trị và lợi ích của EU.
- Đóng góp cho hoà bình, an ninh và phát triển bền vững của trái đất.
- Thương mại tự do và công bằng, xoá đói giảm nghèo.
=> Mục tiêu chung hiện nay của EU là xây dựng một khu vực dân chủ hơn, hiệu quả hơn và có khả năng giải quyết tốt hơn các vấn đề toàn cầu.
? mục I 3
Dựa vào thông tin mục 3 và hình 9.3, hãy xác định thể chế hoạt động của EU thông qua bốn cơ quan ra quyết định và điều hành chính.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông
Lời giải chi tiết:
Theo hiệp ước Ma-xtrích, bốn cơ quan thể chế của EU là Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban Liên minh châu Âu (nay là Uỷ ban châu Âu) và Hội đồng Bộ trưởng EU ( nay là Hội đồng Liên minh châu Âu).
- Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU, có nhiệm vụ: quyết định các đường lối chính trị; trao đổi về thể chế, hiến pháp, chính sách kinh tế, tiền tệ; đặt ra đường lối an ninh và đối ngoại chung.
- Nghị viện châu Âu là cơ quan làm luật của EU, đại diện cho công dân EU. Nhiệm vụ chính là lập pháp, giám sát và tài chính.
- Uỷ ban châu Âu là cơ quan điều hành, đại diện cho lợi ích chung của EU. Có nhiệm vụ đề xuất, giám sát thực hiện các dự luật và quản lí ngân sách, vừa hoà giải tranh chấp trong nội bộ vừa đại diện cho EU trong đối ngoại, đàm phán quốc tế.
- Hội đồng Liên minh châu Âu là cơ quan làm luật của EU, đại diện cho các chính phủ và là nơi các Bộ trưởng EU họp để thảo luận về các dự thảo luật.
? mục II
Dựa vào nội dung mục II, hãy phân tích vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông
Lời giải chi tiết:
1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
- EU thành công trong việc tạo ra thị trường chung, đảm bảo lưu thông hàng hoá, cong người, dịch vụ, tiền vốn của các nước thành viên; đặc biệt là sử dụng đồng tiền chung EURO đã giúp cho kinh tế EU phát triển nhanh chóng.
- Nhờ những thành công đó, EU trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
- Năm 2021, 1uy mô GDP là 17088,6 tỉ USD (đứng thứ 3 thế giới), chiếm 17,8% GDP toàn cầu; là khu vực đứng đầu thế giới về tỉ trọng giá trị xuất khẩu, chiếm 31,0% trị giá xuất khẩu của thế giới;
- EU cũng đứng đầu thế giới về lĩnh vực sản xuất ô-tô; công nghiệp hàng không vũ trụ, điện tử - tin học, hoá chất,…
- Thương mại của EU cũng thuộc tốp đầu khi chiếm khoảng 15% giá trị thương mại hàng hoá thế giới;
- Đa số các quốc gia thành viên EU có kinh tế phát triển ( tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch đáng kể về trình độ kinh tế giữa các nước thành viên ).
2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
- Kinh tế EU quan hệ chặt chẽ với hoạt động thương mại, phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu;
- Các nước thành viên dỡ bỏ thuế quan với nhau và có chung một mức thuế;
- EU dẫn đầu thế giới về hoạt động thương mại, chiếm 31,0% trị giá xuất khẩu và chiếm 29,6% trị giá nhập khẩu của thế giới;
- EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển;
- EU hạn chế nhập nhiều mặt hàng công nghiệp và trợ giá cho nông sản;
- EU ủng hộ chính sách tự do thương mại trên toàn cầu. Tuy nhiên, EU cũng thực hiện nhiều chính sách tăng cường phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất và thị trường nội khối.
? mục III
Dựa vào thông tin mục III, hãy phân tích một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong khu vực EU
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin trong bài và phối hợp với các kiến thức trên sách, báo và phương tiện truyền thông
Lời giải chi tiết:
1. Thiết lập một EU tự do, an ninh và công lí
– Từ 1/1/1993, EU đã thiết lập một thị trường chung, trong đó hàng hoá, con người, dịch vụ và tiền vốn được đảm bảo tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
– Tự do di chuyển: quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tự do chọn lựa nơi làm việc được đảm bảo.
– Tự do lưu thông dịch vụ: tự do đốĩ với các dịch vụ như dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch…
– Tự do lưu thông hàng hoá; các sản phẩm hợp pháp ở một nước thuộc EU được tự do lưu thông và bán trong toàn bộ thị trường chung châu Âu mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
– Tự do lưu thông tiền vốn: các hạn chế đối với giao dịch, thanh toán bị bãi bỏ. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản tại các ngân hàng trong khối.
2. Hình thành một liên minh kinh tế và tiền tệ với đồng tiền chung Euro
– Euro là đồng tiền chung của EU được đưa vào giao dịch từ 1999. Đến 2006, đã có 13 nước thành viên sử dụng.
– Việc đưa vào sử dụng đồng tiền chung có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu, thủ tiêu những rủi ro khi chuyên đổi tiền tệ, tạo thuận lợi trong chuyển giao vốn trong EU và đơn giản công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
3. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ
– Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ là một trong những mục tiêu hàng đầu của EU nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất và sức mạnh kinh tế.
– Trong lĩnh vực công nghiệp, các nước EU hợp tác với nhau ngành công nghiệp hàng không vũ trụ ( máy bay E-bớt ), sản xuất ô tô, điện tử - tin học,…
– Trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng cường hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản, bảo đảm an ninh lương thực chung và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới;
– Trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ vận tải được thúc đẩy mạnh mẽ thông qua chính sách lưu thông. Hệ thống giao thông vận tải ( đường ô tô, đường sắt cao tốc, đường hàng không, đường thuỷ nội địa, đường biển và đường ống ) ở các quốc gia thành viên EU được kết nối thông suốt và hiện đại, giúp việc đi lại nhanh và an toàn hơn.
4. Liên kết vùng châu Âu
Liên kết vùng là một khu vực biên giới của EU, ở đó người dân các nước khác nhau thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế – xã hội và văn hoá nhằm mục tiêu chung và vì lợi ích chung của các nước.
Liên kết vùng có thế’ nằm hoàn toàn ở bên trong ranh giới EU hoặc có một phần nằm ngoài ranh giới EU (giữa các nước EU và các nước châu Âu khác).
Hiện nay, EU có khoảng 158 liên kết vùng, với mục đích nhằm:
- Tăng cường quá trình liên kết và nhất thể hoá ở EU;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền và người dân ở vùng biên giới cùng nhau thực hiện các dự án chúng trong kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh để tận dụng lợi thế so sánh riêng của mỗi nước;
- Tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân các nước ở khu vực biên giới;
* Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ
+ Hình thành ở biên giới của ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ.
+ Hàng ngày có khoảng 30 nghìn người đi sang nước láng giềng làm việc.
+ Hàng tháng, ở khu vực này xuất bản một tạp chí bằng ba thứ tiếng.
+ Các trường đại học trong khu vực phối hợp tổ chức các khoá đào tạo chung.
+ Các con đường xuyên biên giới được xây dựng.
Luyện tập 1
Dựa vào bảng 9.2, vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ giá trị đầu tư ra nước ngoài và trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của EU so với thế giới. Nêu nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Luyện tập 2
Hãy chứng minh sự hợp tác, liên kết chặt chẽ của EU trong việc thiết lập một EU tự do
Lời giải chi tiết:
- Sự hợp tác, liên kết chặt chẽ của EU trong việc thiết lập một EU tự do:
+ Bốn quyền tự do của EU là: tự do di chuyển, tự do lưu thông dịch vụ, tự do lưu thông hàng hóa và tự do lưu thông tiền vốn. Công dân EU có quyền tự do sinh sống. làm việc và được đảm bảo an toàn ở bất kì đầu trong EU.
+ Trên cơ sở bốn quyền tự do, EU xây dựng thị trường chung, được vận hành theo nguyên tắc hợp tác chặt chẽ, cạnh tranh bình đẳng và thủ tục minh bạch, hợp lí; nhằm: thúc đẩy chuyên môn hoá, tạo việc làm, giảm bớt rào cản thương mại và cải thiện kinh doanh.
Vận dụng
Em hãy tìm hiểu và viết báo cáo về trao đổi thương mại một mặt hàng giữa Việt Nam và EU (nông sản, may mặc, điện tử, hàng tiêu dùng,...)
Lời giải chi tiết:
Tham khảo: thông tin về trao đổi các mặt hàng nông sản giữa Việt Nam và EU trong tháng 11/2021
EU là một trong các thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Hiệp định EVFTA được coi là cơ hội để nông sản Việt liên kết sâu rộng vào thị trường lớn, có giá bán cao, nhưng cũng là thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cần phải thay đổi mạnh mẽ hơn nữa để tăng trưởng xuất khẩu bền vững sang thị trường “khó tính” này.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam (bao gồm cà phê, hạt điều, cao su, rau quả, hạt tiêu, gạo và chè) sang thị trường EU trong 11 tháng năm 2021 đạt khoảng 2,2 tỷ USD và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2020. Với kết quả này, EU là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất nước ta, chiếm 13,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính.
Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU cụ thể như sau: cà phê (chiếm 42,2% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính sang EU), hạt điều (chiếm 33%), cao su (chiếm 7,9%), rau quả (chiếm 7,8%), hạt tiêu (chiếm 7,4%), gạo (chiếm 1,7%) và chè (chiếm 0,1%).
Về thị trường xuất khẩu sang các nước thành viên EU, dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang các thị trường chủ lực của Việt Nam tại khu vực EU đều tăng trưởng tích cực hoặc chỉ giảm nhẹ: Đức (chiếm 28,8% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam sang EU, đạt 641 triệu USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2020), Hà Lan (chiếm 22,5%, đạt 500 triệu USD, tăng 1,9%), Italy (chiếm 12,8%, đạt 285 triệu USD, tăng 3,2%), Tây Ban Nha (chiếm 9%, đạt 202 triệu USD, giảm nhẹ 0,6%), Pháp (chiếm 6,4%, đạt 142 triệu USD, tăng 25,2%),... Ngoài ra, một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu nhỏ nhưng đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, cho thấy tiềm năng xuất khẩu: Phần Lan (tăng 198%), Hungary (tăng 86,9%), Cộng hoà Séc (tăng 49,2%),...
- Bài 10. Thực hành: Viết báo cáo về sự phát triển công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 11. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 12. Kinh tế khu vực Đông Nam Á - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)- SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 14. Thực hành: Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại của khu vực Đông Nam Á - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 31. Kinh tế Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 29. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế của Ô-xtrây-li-a - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 28: Thực hành: Viết báo cáo về sự thay đổi của kinh tế vùng Duyên hải Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27. Kinh tế Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 31. Kinh tế Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 29. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế của Ô-xtrây-li-a - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 28: Thực hành: Viết báo cáo về sự thay đổi của kinh tế vùng Duyên hải Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27. Kinh tế Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống