Bài 25. Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống


Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Đề bài

Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản


Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.

Hướng dẫn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài báo cáo.

Bước 2: Dựa vào cấu trúc nội dung bài báo cáo, kết hợp số liệu -> thực hiện phân tích số liệu và rút ra nhận xét.

Bước 3: Viết một bài báo cáo hoàn chỉnh.

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2026

Lời giải chi tiết

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày   tháng   năm 20

BÁO CÁO VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN

Kính gửi: Giáo viên giảng dạy bộ môn Địa Lý

Sau khi tìm hiểu và thu thập các thông tin về kinh tế đối ngoại của Nhật Bản

Chúng em đã có những kết quả sau:

1. Khái quát về hoạt động kinh tế đối ngoại

Nhật Bản là quốc gia có nền công nghiệp phát triển nhưng thiếu tài nguyên, nên rất chú trọng đến hoạt động kinh tế đối ngoại. Khoảng 55% giá trị thương mại của Nhật là với các nước phát triển, chủ yếu là Hoa Kỳ và EU; 45% còn lại là với các nước đang phát triển, nhất là châu Á.

a. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu

- Xuất khẩu:

+ Nhật Bản có giá trị xuất khẩu lớn, thặng dư thương mại ổn định.

+ Mặt hàng xuất khẩu chính gồm ô tô, máy móc, điện tử; nhập khẩu chủ yếu là dầu mỏ, nguyên liệu, thực phẩm. Xuất khẩu các sản phẩm chế biến (cơ khí giao thông vận tải, cơ khí điện tử thông tin..), chiếm 99% giá trị xuất khẩu.

+ Đối tác lớn: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc,...

-> Góp phần phát triển kinh tế, thu ngoại tệ và tạo việc làm.

- Nhập khẩu:

+ Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển nhưng nghèo tài nguyên, nên phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng.

+ Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm: dầu mỏ, khí đốt, than đá, lương thực, thực phẩm, quặng sắt và linh kiện điện tử.

+ Đối tác nhập khẩu chủ yếu là Trung Đông (dầu khí), Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Úc.

-> Nhập khẩu giúp Nhật Bản duy trì hoạt động công nghiệp, ổn định đời sống và gắn kết với kinh tế toàn cầu.

b. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

 - Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (vốn FDI):

+ Đứng đầu thế giới, trong đó đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN tương đối lớn.

+ Năm 2021, Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài 149,9 tỉ USD. Hoa Kỳ, Anh, Singapore và Việt Nam là những điểm đến lớn.

+ Tại Việt Nam, Nhật có nhiều dự án lớn như nhà máy Nghi Sơn, đường sắt đô thị Hà Nội.

+ Ý nghĩa: Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.

- Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA):

+ Trong viện trợ phát triển (ODA), Nhật thuộc nước đứng đầu thế giới, đặc biệt Nhật dành tới 60% vốn này cho các nước ASEAN, riêng phần Việt Nam gần 1 tỉ USD (từ 1991 đến 2004).

+ ODA giúp tăng cường quan hệ quốc tế và tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nhật đầu tư ra nước ngoài.

c. Chuyển giao công nghệ:

- Nhật Bản tích cực chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực như sản xuất, điện tử, giao thông và năng lượng.

- Hoạt động này giúp nâng cao trình độ kỹ thuật cho nước nhận, đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp Nhật mở rộng hợp tác và thị trường.

2. Kết luận

Hoạt động kinh tế đối ngoại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Nhật Bản. Thông qua xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, viện trợ ODA và chuyển giao công nghệ, Nhật Bản không chỉ đảm bảo nguồn lực cho sản xuất trong nước mà còn mở rộng ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Đây là những minh chứng rõ nét cho một nền kinh tế năng động, hội nhập và phát triển bền vững.



Bình chọn:
4 trên 3 phiếu

>> Xem thêm

Group 2K8 ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí