Bài 21. Kinh tế Liên bang Nga - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Dựa vào nội dung mục I, hãy nêu khái quát tình hình phát triển kinh tế Liên bang Nga.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
? mục I 1
Dựa vào nội dung mục 1, hãy:
-
Xác định sự phân bố một số nông sản chính của Liên bang Nga.
-
Trình bày tình hình phát triển của Nông – Lâm – Thuỷ sản Liên bang Nga.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
Lời giải chi tiết:
* Sự phân bố một số nông sản chính của Liên bang Nga.
- Sự phân bố cây lương thực, cây công nghiệp của LB Nga:
+ Lúa mì: Phân bố ở đồng bằng Đông Âu, phía nam đồng bằng Tây Xi bia bởi các đồng bằng này màu mỡ, khí hậu ấm thuận lợi cho lúa mì phát triển.
+ Củ cải đường: ở ven phía tây nam, nơi này có khí hậu ấm, đất tốt.
- Sự phân bố chăn nuôi bò, cừu, lợn:
+ Bò: Phân bố ở đồng bằng Đông Âu và phía nam do nơi này có nhiều đồng cỏ, khí hậu ấm.
+ Cừu: Phân bố ở phía nam có khí hậu khô hạn.
+ Lợn: Đồng bằng Đông Âu: Khí hậu ấm, nông nghiệp phát triển, có nguồn thức ăn dồi dào.
- Sự phân bố của rừng của Liên bang Nga: Rừng lá kim phân bố ở phía bắc và vùng đông Xibia, nơi này có khí hậu ôn đới lục địa, cận cực khô lạnh.
* Tình hính phát triển Nông – Lâm – Thuỷ sản Liên bang Nga.
a. Nông nghiệp
-
LBN đang đầu tư, áp dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
-
Sản phẩm nông nghiệp phát triển ở đồng bằng Đông Âu, phía đông nam,…
-
Trồng trọt chiếm khoảng 40% giá trị sản xuất nông nghiệp của LBN. Cây trồng chủ yếu là cây lương thực (lúa mì, ngô,…), cây công nghiệp (củ cải đường, thuốc lá,…) và cây ăn quả, tập trung phân bố ở vùng đồng bằng Đông Âu.
-
Chăn nuôi cũng khá phát triển, vật nuôi chủ yếu là bò, lợn, cừu và một số vật nuôi xứ lạnh như huơu, tuần lộc,…
b. Lâm nghiệp
-
Với diện tích rừng lớn nhất thế giới, khoảng 815 triệu Ha, chiếm gần 50% diện tích lãnh thổ nên Lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của LBN.
-
Khai thác và chế biến lâm sản đem lại nguồn thu đáng kể cho nền kinh tế.
-
Gỗ và các sản phẩm từ gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của LBN.
c. Thuỷ sản
-
Giáp nhiều biển, đại dương, hệ thống sông, hồ lớn là những điều kiện thuận lợi để LBN phát triển khai thác thuỷ sản.
-
Ngành khai thác thuỷ sản khá phát triển, tập trung chủ yếu ở ngư trường Viễn Đông, ngư trường phía Nam,…với sản lượng khai thác chiếm 6,1% sản lượng khai thác toàn thế giới (năm 2020).
-
Ngành nuôi trồng thuỷ sản tuy sản lượng ngày càng tăng nhưng tỉ trọng vẫn còn nhỏ trong tổng sản lượng thuỷ sản.
? mục I 2
Dựa vào nội dung mục 2, hãy:
-
Xác định sự phân bố một số ngành công nghiệp chính của Liên bang Nga.
-
Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp của Liên bang Nga.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
Lời giải chi tiết:
* Phân bố một số ngành công nghiệp chính của Liên bang Nga.
Công nghiệp truyền thống:
-
Ngành: năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác vàng và kim cương, giấy, gỗ...
-
Phân bố: tập trung ở Đông Âu, Tây Xibia và dọc đường giao thông.
Công nghiệp hiện đại:
-
Các ngành: điện tử hàng không, vũ trụ, nguyên tử. Công nghiệp quốc phòng là thế mạnh.
-
Phân bố: vùng trung tâm, Uran...
* Tình hình phát triển ngành công nghiệp của Liên bang Nga.
-
Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo nền kinh tế LBN. Năm 2020, công nghiệp và xây dựng chiếm 30% GDP và thu hút khoảng 27% lực lượng lao động.
-
Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng:
-
Công nghiệp truyền thống: Khai thác khoáng sản, năng lượng, luyện kim, khai thác gỗ và sản xuất bột giấy.
-
Công nghiệp hiện đại: điện tử-tin học, hàng không, vũ trụ, quân sự…
-
Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn, mang lại doanh thu lớn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế LBN. Công nghiệp dầu mỏ, khí tự nhiên tập trung chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, khu vực dãy U-ran,…
-
Công nghiệp cơ khí là ngành công nghiệp hàng đầu, bao gồm: rô-bốt, máy bay, đóng tàu,…chiếm 30% cơ cấu ngành công nghiệp và tập trung chủ yếu ở Mát-xcơ-va, Xanh Pê-tec-bua,…
-
Là cường quốc về công nghiệp vũ trụ, nguyên tử, công nghiệp quốc phòng.
? mục I 3
Dựa vào thông tin mục 3, hãy trình bày tình hình phát triển một số ngành dịch vụ của Liên bang Nga.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
Lời giải chi tiết:
Ngành dịch vụ chiếm khoảng 56% trong GDP (Năm 2020), thu hút 67,3% lực lượng lao động, mang lại nguồn thu lớn cho kinh tế LBN.
a. Thương mại
-
Ngoại thương phát triển rất mạnh, giá trị xuất khẩu tăng, là nước xuất siêu. Hơn 60 % hàng xuất khẩu là nguyên liệu, năng lượng.
-
Mạng lưới hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi rộng khắp cả nước, đáp ứng nhu cầu của người dân, đồng thời phân bố hàng hoá kịp thời, đẩy mạnh hoạt động nội thương phát triển đa dạng, phong phú.
b. Tài chính – ngân hàng
-
Ngành tài chính – ngân hàng phát triển vượt bậc, thu hút nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài.
c. Giao thông vận tải
-
Hệ thống giao thông vận tải phát triển đa dạng đủ loại hình đã và đang được nâng cấp, hoàn thiện.
-
Hệ thống giao thông đóng góp vào sự phát triển kinh tế văn hoá trong nước cũng như giữa Nga và các nước trên thế giới.
d. Du lịch
-
Du lịch có tiềm năng phát triển lớn, mang lại doanh thu đáng kể cho kinh tế LBN.
-
Năm 2019, LBN đón 24,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế, doanh thu đạt 11 tỉ USD.
? mục II
Dựa vào thông tin mục III và hình 21.5, hãy:
-
Xác định các vùng kinh tế của Liên bang Nga.
-
Trình bày đặc điểm nổi bật của một số vùng kinh tế quan trọng.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
Lời giải chi tiết:
- Bài 22. Thực hành: Tìm hiểu về công nghiệp khai thác dầu khi của Liên bang Nga - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 23. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội Nhật Bản - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 24. Kinh tế Nhật Bản - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 25. Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 26. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 31. Kinh tế Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 29. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế của Ô-xtrây-li-a - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 28: Thực hành: Viết báo cáo về sự thay đổi của kinh tế vùng Duyên hải Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27. Kinh tế Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 31. Kinh tế Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 29. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế của Ô-xtrây-li-a - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 28: Thực hành: Viết báo cáo về sự thay đổi của kinh tế vùng Duyên hải Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27. Kinh tế Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống