Bài 27. Kinh tế Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Dựa vào nội dung mục I, hãy: Trình bày những thành tựu nổi bật của kinh tế Trung Quốc. Cho biết vị thế của kinh tế Trung Quốc trên thế giới. Phân tích nguyên nhân phát triển kinh tế Trung Quốc.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
? mục I
Dựa vào nội dung mục I, hãy:
-
Trình bày những thành tựu nổi bật của kinh tế Trung Quốc.
-
Cho biết vị thế của kinh tế Trung Quốc trên thế giới.
-
Phân tích nguyên nhân phát triển kinh tế Trung Quốc.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
Lời giải chi tiết:
* Thành tựu nổi bật của kinh tế Trung Quốc.
-
Sau 4 thập kỷ (Từ 1978) tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức 9-10%, quy mô kinh tế Trung Quốc lần lượt vượt qua Đức (năm 2008) và Nhật Bản (năm 2010), vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ.
-
GDP Trung Quốc tăng từ 54.000 tỉ nhân dân tệ (8.130 tỉ USD) năm 2012 lên 90.000 tỉ nhân dân tệ (hơn 13.000 tỉ USD) năm 2018, đóng góp trên 30% cho tăng trưởng GDP toàn cầu.
-
Năm 2020, tổng giá trị xuất – nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Trung Quốc là 5 080,4 tỉ USD, đứng đầu thế giới.
* Vị thế của Trung Quốc.
-
Tính đến năm 2020, Trung Quốc đã vượt Mỹ và trở thành quốc gia giàu có nhất thế giới với tài sản ròng lên đến 120 nghìn tỉ USD so với 90 nghìn tỉ USD của Mỹ.
-
Hiện nay, Trung Quốc đã vượt lên là quốc gia có quy mô GDP thứ 2 thế giới.
-
Từ năm 2013, Trung Quốc đã trở thành quốc gia hàng đầu trên toàn cầu về doanh số bán rô-bốt công nghiệp.
-
Về kinh tế đối ngoại, thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc năm 2020 đã lên mức cao nhất mọi thời đại, đạt 2,6 nghìn tỷ USD.
* Nguyên nhân phát triển kinh tế Trung Quốc.
-
Nguồn lực tự nhiên đa dạng, nguồn lao động dồi dào, trình độ người lao động ngày càng được nâng cao.
-
Cơ sở hạ tầng phát triển, thị trường rộng lớn và năng động.
-
Nhà nước có chính sách và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năng động, điều chỉnh phương thức kịp thời qua các giai đoạn khác nhau.
-
Chú trọng trong ứng dụng khoa học – công nghệ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
? mục II 1
Dựa vào thông tin mục 1, hãy:
-
Nêu vùng sản xuất chủ yếu của một số sản phẩm nông nghiệp: lúa mì, lúa gạo, cây ăn quat, cừu, lợn.
-
Trình bày sự phát triển của một trong ba ngành: Nông – Lâm – Thuỷ sản của Trung Quốc.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
Lời giải chi tiết:
* Đặc điểm phân bố nông nghiệp Trung Quốc
-
Miền Đông: Là vùng nông nghiệp chính, phát triển mạnh .Nông nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ, khu vực ven các con sông lớn và ven biển.
-
Miền Tây chủ yếu là chăn nuôi: Cừu, ngựa. Nông nghiệp kém phát triển ở phía Tây dù khu vực này có nhiều khoáng sản và tiềm năng thủy điện lớn.
-
Các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng lúa mì, ngô, củ cải đường.
-
Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè, bông.
-
Chăn nuôi:
-
Miền Đông: bò, lợn
-
Miền Tây: cừu, dê
-
Nguyên nhân:
Miền Đông có nhiều điệu kiện thuận lợi hơn
-
Tiếp giáp vùng biển rộng lớn phía Đông và nằm gần các trung tâm kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á…
-
Miền Đông có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: địa hình thấp; có các đồng bằng châu thổ’ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ,…
-
Dân cư đông đúc, thị trường tiêu thụ lớn. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phát triển,…
-
Ngược lại, miền Tây địa hình chủ yếu là núi cao , sơn nguyên, hoang mạc khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt không thích hợp cho nông nghiệp. Chủ yếu là đồng cỏ nên có thể chăn nuôi. Gây khó khăn cho việc khai thác khoáng sản, phát triển giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng.
* Sự phát triển Lâm nghiệp
-
Năm 2020, sản lượng gỗ tròn khai thác đạt 350,6 triệu m3 (đứng thứ 3 thế giới, sau Hoa Kỳ và Ấn Độ).
-
Hiện nay, Trung Quốc đang hướng đến bảo vệ rừng, kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng tự nhiên và giới hạn sản lượng khai thác hàng năm.
-
Trung Quốc đang nỗ lực trồng rừng để tăng tỉ lệ che phủ rừng.
? mục II 2
Dựa vào nội dung mục 2, hãy:
-
Trình bày khái quát tình hình phát triển của ngành công nghiệp ở Trung Quốc.
-
Nêu sự phân bố của ngành công nghiệp luyện kim, điện tử - tin học và một số nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện ở Trung Quốc.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
Lời giải chi tiết:
* Tình hình phát triển các ngành công nghiệp ở Trung Quốc
-
Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng hàng đầu và tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế Trung Quốc.
-
Ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, GDP công nghiệp năm 2020 tăng gần gấp đôi so với năm 2010.
-
Nhiều sản phẩm công nghiệp có sản lượng đứng đầu thế giới như than, điện, ô tô,… đặc biệt là thành công trên lĩnh vực hàng không – vũ trụ.
-
Nhiều sản phẩm công nghệ Trung Quốc chiếm phần lớn thị trường toàn cầu như điện thoại thông minh, camera giám sát, máy tính cá nhân,…
* Phân bố công nghiệp Trung Quốc.
- Công nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ, khu vực ven các con sông lớn và ven biển.
- Công nghiệp kém phát triển ở phía Tây dù khu vực này có nhiều khoáng sản và tiềm năng thủy điện lớn.
? mục II 3
Dựa vào nội dung mục 3, hãy trình bày sự phát triển của ngành thương mại, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng và du lịch của Trung Quốc.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
Lời giải chi tiết:
Dịch vụ là ngành phát triển rất nhanh và chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP Trung Quốc.
Năm 2020, ngành dịch vụ thu hút đến 47,3% lao động của ngành kinh tế.
a) Thương mại
-
Cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc có sự thay đổi tích cực từ năm 2004 đến năm 2020:
-
Tỉ trọng xuất khẩu tăng lên rất nhanh, từ 607 tỉ USD (2004) lên 2720 tỉ USD (2020).
-
Tỉ trọng nhập khẩu cũng có xu hướng tăng khá nhanh, từ 649 tỉ USD (2004) lên 2360 tỉ USD (2030).
-
Năm 2004 Trung Quốc nhập siêu, năm 2010 và 2020 Trung Quốc xuất siêu.
b) Giao thông vận tải
-
Trở thành động lực quan trọng giúp Trung Quốc phát triển kinh tế.
-
Mạng lưới đường ô tô và đường sắt phát triển vượt bậc, đặc biệt là đường cao tốc có chiều dài 160 nghìn km – dài nhất thế giới.
-
Trung Quốc hiện đang có 230 sân bay, đem lại nguồn lợi lớn từ dịch vụ hàng không.
c) Tài chính – ngân hàng
-
Phát triển vượt bậc và không ngừng được nâng cao.
-
Doanh thu tăng liên tục qua các năm, đạt 1 071 tỉ USD năm 2020.
-
Nhiều ngân hàng nước ngoài đã thành lập công ty cổ phần hoặc 100% vốn nước ngoài để gia nhập thị trường vốn của Trung Quốc.
d) Du lịch
-
Trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
-
Năm 2019, Trung Quốc đón hơn 31,9 triệu lượt khách du lịch quốc tế với doanh thu khoảng131,2 tỉ USD.
- Bài 28: Thực hành: Viết báo cáo về sự thay đổi của kinh tế vùng Duyên hải Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 29. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế của Ô-xtrây-li-a - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 31. Kinh tế Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 26. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 31. Kinh tế Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 29. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế của Ô-xtrây-li-a - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 28: Thực hành: Viết báo cáo về sự thay đổi của kinh tế vùng Duyên hải Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27. Kinh tế Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 31. Kinh tế Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên dân cư và xã hội Cộng hòa Nam Phi - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 29. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế của Ô-xtrây-li-a - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 28: Thực hành: Viết báo cáo về sự thay đổi của kinh tế vùng Duyên hải Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27. Kinh tế Trung Quốc - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sống