Bài 8. Bảo vệ sự an toàn của hệ cơ sở dữ liệu và bảo mật thông tin trong cơ sở dữ liệu trang 81, 82 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều>
Hệ CSDL của một tổ chức thường có nhiều người dùng truy cập, do vậy có những nguy cơ đe doạ sự an toàn của hệ CSDL. Em hãy cho một vài ví dụ về những nguy cơ đó và hậu quả có thể xảy ra.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Khởi động
Hệ CSDL của một tổ chức thường có nhiều người dùng truy cập, do vậy có những nguy cơ đe doạ sự an toàn của hệ CSDL. Em hãy cho một vài ví dụ về những nguy cơ đó và hậu quả có thể xảy ra.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Số lỗ hổng bảo mật trong các hệ thống quản trị CSDL được phát hiện ngày càng nhiều hơn.
Tấn công SQL Injection qua công cụ của CSDL, ứng dụng thứ ba hay các ứng dụng web của người dùng.
Dùng mật khẩu dễ dò tìm cho các tài khoản cao cấp.
Các lỗi tràn bộ đệm trong các tiến trình “lắng nghe” các cổng phổ biến.
? mục 2 HĐ
Theo em, sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL có liên quan đến nhau không? Em hãy giải thích ý kiến của mình về điều đó?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học.
Lời giải chi tiết:
Có liên quan với nhau, CSDL chứa các thông tin bảo mật của hệ thống. Nhiều trường hợp cố tình truy cập trái phép, tấn công vào hệ CSDL là để nhằm lấy cắp dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu bí mật. Vì vậy, tất cả các biện pháp nhằm báo vệ sự an toàn của hệ thống CSDL cũng có vai trò thiết yếu để tăng cường bảo mật thông tin trong CSDL.
Luyện tập
Em hãy nêu một trường hợp cụ thể về hệ CSDL không được an toàn hoặc lộ bí mật thông tin. Với trường hợp đó, cần áp dụng biện pháp nào để tăng cường khả năng bảo vệ sự an toàn của của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học trong bài.
Lời giải chi tiết:
Một trường hợp cụ thể về hệ cơ sở dữ liệu không được an toàn và lộ bí mật thông tin là sự cố xảy ra với một Công ty lớn tại Mỹ. Thông tin cá nhân của hơn 143 triệu người Mỹ đã bị đánh cắp, bao gồm tên, ngày sinh, số căn cước và thông tin tài chính.
Để tăng cường khả năng bảo vệ sự an toàn của hệ cơ sở dữ liệu và bảo mật thông tin trong cơ sở dữ liệu, cần áp dụng một số biện pháp như sau:
- Cập nhật định kỳ các phần mềm bảo mật và các chương trình chống virus để ngăn chặn các cuộc tấn công.
- Sử dụng công cụ mã hóa để bảo vệ các thông tin quan trọng như mật khẩu, số CMND, thông tin tài chính, v.v. tránh việc lộ thông tin khi có cuộc tấn công xâm nhập vào cơ sở dữ liệu.
- Hạn chế quyền truy cập cho những người không cần thiết để tránh việc thông tin bị đánh cắp hoặc bị lộ.
- Các nhân viên phải được đào tạo về quy trình bảo mật, phát hiện các cuộc tấn công và khắc phục sự cố.
- Kiểm tra định kỳ để phát hiện và xử lý các lỗ hổng bảo mật, tránh việc các kẻ tấn công khai thác các lỗ hổng này để đánh cắp thông tin.
Vận dụng
Em hãy tìm hiểu các giải pháp đảm bảo an toàn cho hệ CSDL của trường em và đề xuất bổ sung giải pháp cụ thể để nâng cao tính an toàn cho hệ thống đó.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học.
Lời giải chi tiết:
Các giải pháp đảm bảo an toàn cho hệ CSDL của trường:
1. Triển khai bảo mật thông tin
2. Tách biệt máy chủ CSDL
3. Thiết lập máy chủ proxy HTTPS
4. Sử dụng tường lửa cơ sở dữ liệu
5. Thường xuyên sao lưu CSDL
CH1
Vì sao cần đảm bảo sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học trong bài.
Lời giải chi tiết:
Vì ngăn các truy cập ko đc phép và hạn chế tối đa các sai sót của người dùng và đảm bảo thông tin ko bị mất và thay đổi ngoài ý muốn.
Các giải pháp là chính sách và ý thức, phần quyền truy cập và nhân dạng người dùng, mã hóa thông tin và nén dữ liệu.
CH2
Hãy nêu một vài biện pháp thông dụng bảo vệ sự an toàn cho hệ CSDL và giải thích mục đích của việc mã hoá dữ liệu.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học trong bài.
Lời giải chi tiết:
Một số biện pháp thông dụng bảo vệ sự an toàn cho hệ CSDL:
- Đảm bảo việc bảo mật Physical Database
- Sử dụng tường lửa
- Kiểm soát số lượng và quyền hạn truy cập
- Bảo mật tài khoản/ thiết bị của người dùng cuối
Mục đích của mã hóa dữ liệu là để bảo vệ tính bí mật của dữ liệu số khi nó được lưu trữ trên hệ thống máy tính và được truyền qua internet hoặc các mạng máy tính khác.
- Bài 7. Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu trang 76, 77, 78 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 6. Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ (tiếp theo) trang 71, 72, 73 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 5. Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ trang 67, 68, 69 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 4. Các biểu mẫu cho xem và cập nhật dữ liệu trang 62, 63, 64 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 3. Quan hệ giữa các bảng và khóa ngoài trong cơ sở dữ liệu quan hệ trang 57, 58, 59 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 8. Hoàn tất ứng dụng trang 167, 168 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 7. Chỉnh sửa các thành phần giao diện trang 161, 162, 163 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 6. Tạo báo cáo đơn giản trang 156, 157, 158 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 5. Thiết kế truy vấn trang 150, 151, 152 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 4. Tạo và sử dụng biểu mẫu trang 144, 145, 146 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 8. Hoàn tất ứng dụng trang 167, 168 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 7. Chỉnh sửa các thành phần giao diện trang 161, 162, 163 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 6. Tạo báo cáo đơn giản trang 156, 157, 158 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 5. Thiết kế truy vấn trang 150, 151, 152 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều
- Bài 4. Tạo và sử dụng biểu mẫu trang 144, 145, 146 SGK Tin học 11 Tin học ứng dụng Cánh diều