Bài 6: Du lịch biển Việt Nam trang 158 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống


Quan sát tranh và cho biết em thấy những gì trong tranh. Đọc. Trong bài đọc, những bãi biển nổi tiếng của nước ta có ở đâu. Chúng ta có thể làm gì khi đi biển. Vì sao hình dạng của những đồi cát luôn thay đổi. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b và c ở mục 3. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. Quan sát tranh và nói về những điều em thích khi đi biển. Nghe viết. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Du lịch biển Việt Nam từ ngữ có tiếng chứa vần anh, ach, ươt, ươp. Đặt tên cho bức tranh d

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Quan sát tranh và cho biết em thấy những gì trong tranh 

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Trong tranh là khung cảnh bãi biển. Em thấy mọi người đang thực hiện các hoạt động vui chơi trên bờ biển. có người tắm biển, đi thuyền, chơi bóng, xây lâu đài cát, đi dạo,… 

Câu 2

Đọc

Du lịch biển Việt Nam

Biển nước ta nơi đâu cũng đẹp. Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa,… có những bãi biển nổi tiếng, được du khách yêu thích. Nhưng suốt chiều dài đất nước cũng có nhiều bãi biển còn hoang sơ.

Đi biển, bạn sẽ được thỏa sức bơi lội, nô đùa trên sóng, nhặt vỏ sò, xây lâu đài cát. Nếu đến Mũi Né, bạn sẽ được ngắm nhìn những đồi cát mênh mông. Cát bay làm cho hình dạng các đồi cát luôn thay đổi. Trượt cát ở đây rất thú vị.

Biển là món quà kì diệu mà thiên nhiên đã bạn tặng cho nước ta. 

(Cẩm Anh)

Từ ngữ: hoang sơ, kì diệu

Câu 3

Trả lời câu hỏi

a. Trong bài đọc, những bãi biển nổi tiếng của nước ta có ở đâu?

b. Chúng ta có thể làm gì khi đi biển?

c. Vì sao hình dạng của những đồi cát luôn thay đổi? 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời các câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

a. Những bãi biển nổi tiếng của nước ta có ở Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa,…

b. Đi biển, chúng ta có thể bơi lội, nô đùa trên sóng, nhặt vỏ sò, xây lây đài cát.

c. Hình dạng của những đồi cát luôn thay đổi vì cát bay. 

Câu 4

Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b và c ở mục 3

- Đi biển, chúng ta có thể (…).

- Hình dạng những đồi cát luôn thay đổi vì (…). 

Phương pháp giải:

Em chủ động hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

- Đi biển, chúng ta có thể bơi lội, nô đùa trên sóng, nhặt vỏ sò, xây lây đài cát.

- Hình dạng của những đồi cát luôn thay đổi vì cát bay. 

Câu 5

Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở

nổi tiếng, thay đổi, mênh mông, đồi cát, chiều dài

a. Dọc bờ biển nước ta có nhiều khu du lịch đẹp (…).

b. Miền Nam nước ta có những cánh đồng lúa rộng (…). 

Phương pháp giải:

Em đọc câu và chọn từ ngữ phù hợp. 

Lời giải chi tiết:

a. Dọc bờ biển nước ta có nhiều khu du lịch đẹp nổi tiếng.

b. Miền Nam nước ta có những cánh đồng lúa rộng mênh mông

Câu 6

Quan sát tranh và nói về những điều em thích khi đi biển 

Phương pháp giải:

Em quan sát các tranh và tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Khi đi biển em rất thích được bơi lội, xây lâu đài cát, nhặt vò sò, vỏ ốc và trượt cát. 

Câu 7

Nghe viết 

Phương pháp giải:

Lưu ý:

- Viết đúng chính tả

- Viết hoa chữ cái đầu câu 

Lời giải chi tiết:

Em chủ động hoàn thành bài viết vào vở.  

Câu 8

Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Du lịch biển Việt Nam từ ngữ có tiếng chứa vần anh, ach, ươt, ươp 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc và dựa vào hiểu biết để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

- anh: thanh, khánh, canh, cánh, sánh, lánh

- ach: khách, mách, cách, lách, mạch, sạch

- ươt: lướt, trượt, mượt

- ươp: cướp, mướp 

Câu 9

Đặt tên cho bức tranh dưới đây 

Phương pháp giải:

Em tự suy nghĩ và hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Em có thể tham khảo: Bình minh trên biển, Biển đảo quê hương,… 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Bài: Ôn tập trang 162 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Đọc Việt Nam quê hương ta. Trong đoạn thơ trên, những từ ngữ nào là tên riêng. Em còn biết những tên riêng nào trong các bài đọc đã học. Điều gì cần nhớ khi viết tên riêng. Nói về quê em hoặc nơi em đang sống. Viết 1 – 2 câu đã nói ở mục 3. Hãy viết lại đúng chính tả những câu sau. Đọc mở rộng.

  • Bài 5: Nhớ ơn trang 156 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Các bạn nhỏ đang làm gì. Em hiểu câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ý nói gì. Đọc. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau. Bài đồng dao nhắc chúng ta cần nhớ ơn những ai. Vì sao chúng ta cần nhớ ơn họ. Còn em, em nhớ ơn những ai. Vì sao. Học thuộc lòng bài đồng dao. Nói việc em cần làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người thân hoặc thầy cô.

  • Bài 4: Ruộng bậc thang ở Sa Pa trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Hình ảnh nào trong tranh khiến em chú ý nhất. Em có thích cảnh vật trong tranh không. Vì sao. Đọc. Vào mùa lúa chín, Sa Pa có gì đặc biệt. Ruộng bậc thang có từ bao giờ. Ai đã tạo nên những khu ruộng bậc thang. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông. Hát một bài hát về quê hương.

  • Bài 3: Lớn lên bạn làm gì? trang 152 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Quan sát các hình dưới đây. Mỗi người trong hình làm nghề gì. Đọc. Tìm trong khổ thơ thứ hai và thứ ba những tiếng có vần at, ep, êp. Bạn nhỏ muốn trở thành thủy thủ để làm gì. Bạn nhỏ muốn trở thành đầu bếp để làm gì. Bạn nhỏ trong khổ thở thứ ba muốn làm nghề gì. Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối. Trao đổi: Lớn lên em thích làm nghề gì. Vì sao.

  • Bài 2: Lính cứu hỏa trang 148 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Có chuyện gì đang xảy ra. Chúng ta phải làm gì khi có hỏa hoạn. Đọc. Trang phục của lính cứu hỏa gồm những gì. Lính cứu hỏa dập tắt đám cháy bằng cách nào. Em nghĩ gì về những người lính cứu hỏa. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b và c ở mục 3. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh. Nghe viết. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông. Đặt tên cho hình dưới đây.

>> Xem thêm