Bài 5. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học trang 16, 17, 18, 19 Vở thực hành khoa học tự nhiên 8 >
Tiến hành hoạt động ở trang 24
5.1
Tiến hành hoạt động ở trang 24, SGK KHTN 8 và thực hiện yêu cầu sau:
So sánh tổng khối lượng của các chất trước phản ứng với tổng khối lượng các chất sau phản ứng
Phương pháp giải:
Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
ta cốc 1 đổ vào cốc 2 sinh ra phản ứng
BaCl2 + Na2SO4 --> BaSO4 + 2NaCl
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có
mBaCl2 + mNa2SO4 = mBaSO4 + mNaCl
vậy tổng khối lượng các chất sản phẩm sau phản ứng bằng với tổng khối lượng chất sản phẩm
5.2
Quan sát sơ đồ Hình 5.1, SGK KHTN 8 và giải thích tại sao khối lượng carbon dioxide bằng tổng khối lượng carbon và oxygen.
Phương pháp giải:
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
Lời giải chi tiết:
Khối lượng carbon dioxide bằng tổng khối lượng carbon và oxygen vì trong các phản ứng hoá học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử C và O thay đổi, còn số nguyên tử của mỗi nguyên tố hoá học vẫn giữ nguyên nên tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng của các sản phẩm.
5.3
Sau khi đốt cháy than tổ ong (thành phần chính là carbon) thì thu được xỉ than. Xỉ than nặng hay nhẹ hơn than tổ ong? Giải thích
Phương pháp giải:
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng khối lượng các chất tham gia phản ứng bẳng tổng khối lượng chất sản phẩm.
Lời giải chi tiết:
Xỉ than nhẹ hơn than tổ ong. Vì Carbon đã tác dụng với oxygen trong không khí tạo thành khí carbon dioxide. Lượng khí sinh ra đã làm giảm lượng C trong than làm khối lượng xỉ than nhẹ hơn khối lượng viên than ban đầu.
Carbon + oxygen ——> Carbon dioxide
5.4
Vôi sống (calcium oxide) phản ứng với một số chất có mặt trong không khí như sau:
Calcium oxide + Carbon dioxide ——> Calcium carbonate
Calcium oxide + Nước ——> Calcium hydroxide
Khi làm thí nghiệm, một học sinh quên đậy nắp lọ đựng vôi sống (thành phần chính là CaO), sau một thời gian thì khối lượng của lọ sẽ thay đổi như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào phương trình hoá học của thí nghiệm để giải thích
Lời giải chi tiết:
Vôi sống (calcium oxide) phản ứng với một số chất có mặt trong không khí như sau:
Calcium oxide + Carbon dioxide ——> Calcium carbonate
Calcium oxide + Nước ——> Calcium hydroxide
Khi làm thí nghiệm, một học sinh quên đậy nắp lọ đựng vôi sống (thành phần chính là CaO), sau một thời gian thì khối lượng của lọ sẽ tăng lên.
5.5
Lập phương trình hoá học
a, Fe + O2 --> Fe3O4
b, Al + HCl --> AlCl3 + H2
c, Al2(SO4)3 + NaOH --> Al(OH)3 + Na2SO4
d, CaCO3 + HCl --> CaCl2 + CO2 + H2O
Phương pháp giải:
Áp dụng các bước lập phương trình hoá học, cân bằng phương trình.
Lời giải chi tiết:
a, 3Fe + 4O2 --> 2Fe3O4
b, 2Al + 6HCl --> 2AlCl3 + 3H2
c, Al2(SO4)3 + 6NaOH --> 2Al(OH)3 + 3Na2SO4
d, CaCO3 + 2HCl --> CaCl2 + CO2 + H2O
5.6
Sơ đồ của phản ứng hoá học khác với phương trình hoá học ở điểm nào?
Nêu ý nghĩa của phương trình hoá học.
Phương pháp giải:
dựa vào khái niệm về phương trình hoá học và phản ứng hoá học
Lời giải chi tiết:
Sơ đồ của phản ứng hoá học khác với phương trình hoá học là trong PTHH cho biết trong phản ứng hoá học, lượng các chất tham gia và lượng các chất sản phẩm tuân theo một tỉ lệ xác định.
Ý nghĩa của phương trình hoá học: cho biết tỉ lệ (số mol,số phân tử,...) các chất trong phản ứng.
5.7
Lập phương trình hoá học và xác định tỉ lệ số phân tử của các chất trong sơ đồ phản ứng hoá học sau: NaCO3 + Ba(OH)2 →BaCO3 + NaOH
Phương pháp giải:
dựa và các bước lập phương trình hoá học đã học
Lời giải chi tiết:
Áp dụng các bước lập phương trình hoá học, cân bằng phương trình.
PTHH: Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + 2NaOH
Tỉ lệ số phân tử chất trong phản ứng là:
Số phân tử Na2CO3 : số phân tử Ba(OH)2 : số phân tử BaCO3 : số phân tử NaOH = 1 : 1 : 1 : 2
5.8
Giả thiết trong không khí sắt tác dụng với oxygen tạo thành gỉ sắt (Fe2O3). Từ 5,6 gam sắt có thể tạo ra tối đa bao nhiêu gam gỉ sắt.
Phương pháp giải:
Dựa vào công thức tính số mol của nguyên tử/ phân tử, các bước lập phương trình hoá học và cân bằng phương trình hoá học
Lời giải chi tiết:
Ta có n Fe = 5,6 : 56 = 0,1 (mol)
3Fe + 2O2 Fe3O4
Tỉ lệ số mol 3 1
0,1 0,1/3
Khối lượng sắt gỉ thu được m Fe3O4 = 0,1/3 x (56 x 3 + 16 x 4) = 7,33 gam
5.9
Trong phản ứng quang hợp của cây xanh, carbon dioxide kết hợp với hơi nước sinh ra tinh bột và khí oxygen
a) Một loại cây xanh thân gỗ trong một năm thực hiện phản ứng quang hợp hấp thụ 22kg khí carbon dioxide và 9 kg hơi nước, sinh ra 15kg tinh bột và khí oxygen
tính khối lượng oxygen do cây trên giải phóng từ phản ứng quang hợp trong 1 năm
tính thể tích oxygen (m3) do cây trên giải phóng từ phản ứng quang hợp trong 1 năm (ở 25C, 1 bar)
b) Một cánh rừng trong 1 ngày tạo ra 720kg khí oxygen và 675kg tinh bột từ quá trình quang hợp. Trong quá trình này, cánh rừng đã hấp thụ 405 kg nước. Hãy tính lượng carbon dioxide cánh rừng này tiêu thụ trong quá trình quang hợp.
Phương pháp giải:
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
Lời giải chi tiết:
m carbon dioxide + m nước = m tinh bột + m oxygen => moxygen = 22 + 9 – 15 = 16 kg
moxygen = 16kg --> noxygen = 16 : 32 = 0,5 k.mol = 500 mol
VO2 = 500. 24,79 = 12 395(l) = 12, 395 m3
b) m carbon dioxide + m nước = m tinh bột + m oxygen => mcarbon dioxide = 720 + 675 – 405 = 990 kg
5.10
Lập phương trình hóa học của những phản ứng sau đây:
a) Khí carbon dioxide phản ứng với carbon sinh ra khí carbon monoxide (CO)
b) Nhiệt phân aluminium hydroxide sinh ra aluminium oxide và nước.
c) Khí methane (CH4) cháy trong khí oxygen sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phương trình hóa học
Lời giải chi tiết:
a) CO2 + C --> 2CO
b) 2Al(OH)3 🡪 Al2O3 + 3H2O
C) $C{{H}_{4}}+2{{O}_{2}}\to C{{O}_{2}}+2{{H}_{2}}O$
- Bài 6. Tính theo phương trình hóa học trang 19, 20, 21 Vở thực hành khoa học tự nhiên 8
- Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác trang 21, 22, 23 Vở thực hành khoa học tự nhiên 8
- Bài 4. Dung dịch và nồng độ trang 13, 14, 15, 16 Vở thực hành khoa học tự nhiên 8
- Bài 3. Mol và tỉ khối chất khí trang 11, 12, 13 Vở thực hành khoa học tự nhiên 8
- Bài 2. Phản ứng hóa học trang 7, 8, 9, 10 Vở thực hành khoa học tự nhiên 8
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 29. Sự nở vì nhiệt Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 28. Sự truyền nhiệt Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 27. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng Joulemeter Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 25. Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 29. Sự nở vì nhiệt Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 28. Sự truyền nhiệt Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 27. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng Joulemeter Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 25. Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8