Bài 36. Điều hòa môi trường trong của cơ thể trang 49, 50 Vở thực thành khoa học tự nhiên 8>
Quan sát hình 36.1 SGK KHTN 8, mô tả thành phần môi trường trong của cơ thể
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
36.1
Quan sát hình 36.1 SGK KHTN 8, mô tả thành phần môi trường trong của cơ thể
Phương pháp giải:
Quan sát hình 36.1 SGK KHTN 8
Lời giải chi tiết:
Môi trường trong của cơ thể bao gồm máu, nước mô và mạch huyết.
36.2
Cân bằng môi trường trong cơ thể là gì và có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
Phương pháp giải:
Khái niệm môi trường trong cơ thể
Lời giải chi tiết:
Cân bằng môi trường trong cơ thể là duy trì sự ổn định môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường.
36.3
Sau khi ăn quá mặn, chúng ta thường có cảm giác khát. Việc uống nhiều nước sau khi ăn quá mặn có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
Phương pháp giải:
Vận dụng hiểu biết về quá trình điều hòa hàm lượng sodium chloride trong máu.
Lời giải chi tiết:
Khi ăn quá mặn, hàm lượng natri trong máu tăng cao làm áp suất thẩm thấu của máu tăng lên (máu đặc và khó di chuyển hơn trong hệ mạch), kích thích các thụ thể ở thành mạch máu phát xung thần kinh tới trung ương thần kinh, tạo cảm giác khát. Việc bổ sung nhiều nước sau khi ăn mặn giúp làm giảm áp suất thẩm thấu của máu về mức ổn định.
36.4
Đọc kết quả xét nghiệm nồng độ glucose và uric acid trong máu của một bệnh nhân nam trong Bảng 36.1 SGK KHTN 8. Nhận xét về kết quả xét nghiệm, dự đoán các nguy cơ về sức khỏe của bệnh (nếu có) và đưa ra lời khuyên phù hợp.
Phương pháp giải:
Đọc kết quả xét nghiệm nồng độ glucose và uric acid trong máu của một bệnh nhân nam trong Bảng 36.1 SGK KHTN 8
Lời giải chi tiết:
- Kết quả xét nghiệm của bệnh nhân này cho thấy:
+ Chỉ số glucose trong máu là 9,8 mmol/L, cao hơn nhiều so với mức bình thường → Dự đoán: Bệnh nhân này đã mắc bệnh tiểu đường nếu mẫu máu được lấy xét nghiệm vào lúc bệnh nhân chưa ăn trong vòng 8 giờ trở lên.
+ Chỉ số uric acid trong máu là 171 µmol/L, thấp hơn so với mức bình thường → Dự đoán: Bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chức năng gan, thận.
- Lời khuyên: Bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ ăn ít tinh bột, hạn chế các loại thực phẩm làm tăng đường huyết, giảm lượng muối, giữ cân nặng ở mức hợp lí, sống lạc quan và duy trì hoạt động thể dục thể thao đều đặn. Đồng thời, cần tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
36.5
Vì sao máu, nước mô và dịch bạch huyết được coi là môi trường trong của cơ thể? Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi môi trường trong cơ thể không được duy trì ổn định? Cho ví dụ minh họa.
Phương pháp giải:
Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống diễn ra bình thường.
Lời giải chi tiết:
Máu, nước mô và bạch huyết là môi trường trong của cơ thể vì đó là nơi giúp tế bào và môi trường ngoài thường xuyên liên hệ với nhau trong quá trình trao đổi chất.
Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong (máu, bạch huyết và dịch mô) biến động và không duy trì được sự ổn định (mất cân bằng nôi môi), sẽ gây ra sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của các tế bào, các cơ quan, thậm chí gây ra tử vong ở động vật.
Ví dụ: Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucose
→ nồng độ glucôzơ trong máu giảm
→ tuyến tụy tiết ra glucagon giúp gan chuyển glycogen thành glucose đưa vào máu
→ nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ổn định.
36.6
Trong lần khám sức khỏe định kỳ đầu năm học, một bạn nam nhận kết quả xét nghiệm một số chỉ số sinh hóa máu, trong đó có 2 chỉ số phản ánh tình trạng mỡ máu như sau:
Em hãy đóng vai bác sĩ, đánh giá về tình trạng mỡ máu của bạn nam trên, nêu những nguy cơ có thể gặp phải và đưa ra lời khuyên cho bạn (nếu cần).
Phương pháp giải:
Quan sát bảng và so sánh kết quả của bạn so với chỉ số bình thường
Lời giải chi tiết:
Chỉ số mỡ máu của bạn đang cao hơn một chút so với chỉ số bình thường. Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lipid võng mạc, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch. Mỡ máu cao là yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch và đột quỵ
Lời khuyên: kiểm soát khẩu phần ăn.
36.7
Bệnh tiểu đường là tình trạng nồng độ glucose trong máu luôn cao hơn mức bình thường và xuất hiện glucose trong nước tiểu. Tiểu đường gây ra những hậu quả nghiêm trọng như suy thận, hoại tử chi, mù lòa, nhồi máu cơ tim, ... Tiểu đường type 2 chiếm 90% số bệnh nhân mắc bệnh và thường gặp ở những người thừa cân, béo phì, ít vận động. Theo em, cần làm gì để giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2?
Phương pháp giải:
Tiểu đường type 2 (hay loại 2) là một dạng bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, với đặc điểm là tăng glucose huyết
Lời giải chi tiết:
Để giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cần:
- Luyện tập thể dục thể thao
- Chế độ ăn uống hợp lý
- Bài 37. Hệ thần kinh và các giác quan ở người trang 51, 52, 53 Vở thực thành khoa học tự nhiên 8
- Bài 38. Hệ nội tiết ở người trang 55, 56, 57 Vở thực thành khoa học tự nhiên 8
- Bài 32. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người trang 35, 36, 37 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 33. Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người trang 40, 41, 42 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 35. Hệ bài tiết ở người trang 47, 48, 49 Vở thực thành khoa học tự nhiên 8
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 29. Sự nở vì nhiệt Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 28. Sự truyền nhiệt Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 27. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng Joulemeter Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 25. Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 29. Sự nở vì nhiệt Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 28. Sự truyền nhiệt Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 27. Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng Joulemeter Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8
- Bài 25. Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8