Bài 4. Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất SGK Địa lí 10 Cánh Diều>
1. Tại sao trên Trái Đất trong cùng một thời điểm nhiều nơi là ban ngày, trong khi nhiều nơi khác lại là ban đêm. Trình bày sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất. Khi ở Luân-đôn là 23 giờ ngày 31-11-2020 thì ở Hà Nội là mấy giờ và ngày nào?
? trang 14
Trả lời câu hỏi trang 14 SGK Địa lí 10
Đọc thông tin và quan sát hình 4.1 hãy:
- Cho biết tại sao trên Trái Đất trong cùng một thời điểm nhiều nơi là ban ngày, trong khi nhiều nơi khác lại là ban đêm.
- Trình bày sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trang 14 (Sự luân phiên ngày đêm) và quan sát hình 4.1 SGK.
Lời giải chi tiết:
- Trên Trái Đất trong cùng một thời điểm, nhiều nơi là ban ngày, trong khi nhiều nơi khác lại là ban đêm: Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục.
- Sự luân phiên ngày đêm:
+ Trái Đất có dạng hình cầu nên ánh sáng Mặt Trời chỉ chiếu được một nửa, nửa được chiếu sáng là ngày, nửa bị che khuất là đêm.
+ Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau.
? trang 15
Trả lời câu hỏi trang 15 SGK Địa lí 10
Đọc thông tin và quan sát hình 4.2, hãy cho biết:
- Khi ở Luân-đôn là 23 giờ ngày 31-11-2020 thì ở Hà Nội là mấy giờ và ngày nào?
- Đường chuyển ngày quốc tế đi qua khu vực giờ số mấy, tại sao khi đi qua đường chuyển ngày thì phải tăng hoặc giảm một ngày?
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trang 15 (Giờ trên Trái Đất) vàquan sát hình 4.2.
- Xác định múi giờ của Luân-đôn (Anh) và Hà Nội (Việt Nam) => Tính số múi giờ chênh lệch.
Lưu ý: Do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông => Các nước phía đông có giờ sớm hơn các nước phía tây.
Lời giải chi tiết:
Tính giờ:
+ Luân-đôn (múi giờ số 0), Hà Nội (múi giờ số 7) => Luân-đôn cách Hà Nội 7 múi giờ.
+ Hà Nội có giờ sớm hơn Luân-đôn => Khi ở Luân-đôn là 23 giờ ngày 31-11-2020 thì ở Hà Nội là: 23 + 7 = 6 giờ ngày 1-12-2020 (1 ngày có 24 giờ).
- Đường chuyển ngày quốc tế:
+ Đường chuyển ngày quốc tế đi qua khu vực giờ số 12.
+ Khi đi qua đường chuyển ngày thì phải tăng hoặc giảm 1 ngày do: Trái Đất hình cầu nên khu vực giờ số 0 đối diện với khu vực giờ số 12. Ở đây sẽ có 2 ngày lịch khác nhau.
Chú ý: Kinh tuyến 180 độ đi qua giữa khu vực giờ số 12 được lấy làm đường chuyển ngày quốc tế.
- Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180 độ sẽ lùi lại một ngày lịch.
- Nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180 độ sẽ tăng thêm 1 ngày lịch.
? trang 16
Trả lời câu hỏi trang 16 SGK Địa lí 10
Đọc thông tin và quan sát hình 4.3, hãy cho biết:
- Nguyên nhân nào sinh ra các mùa.
- Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Bắc theo dương lịch.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trang 16 (Các mùa trong năm) và quan sát hình 4.3 (chú ý thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi mùa).
Lời giải chi tiết:
- Nguyên nhân sinh ra các mùa: do thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt thu nhận được ở mỗi bán cầu có sự thay đổi trong năm.
- Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu bắc theo dương lịch:
+ Mùa xuân: 21/3 - 22/6.
+ Mùa hạ: 22/6 - 23/9.
+ Mùa thu: 23/9 - 22/12.
+ Mùa đông: 22/12 - 21/3.
? trang 17
Trả lời câu hỏi trang 17 SGK Địa lí 10
Đọc thông tin và quan sát hình 4.4, hãy:
- Lập bảng về độ dài ngày đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 tại các vĩ độ khác nhau.
- Nhận xét về sự chênh lệch độ dài ngày đêm theo vĩ độ và giải thích.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trang 17 (Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ) và quan sát hình 4.4.
Lời giải chi tiết:
- Bảng độ ngày đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 tại các vĩ độ khác nhau:
- Nhận xét:
+ Ở mỗi vĩ độ khác nhau trên Trái Đất có độ dài ngày đêm khác nhau.
+ Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
+ Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía 2 cực.
Luyện tập
Giải bài luyện tập 1 trang 17 SGK Địa lí 10
Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực.
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trang 15 SGK.
Giải chi tiết:
Giờ địa phương |
Giờ khu vực |
- Các địa điểm trên cùng 1 kinh tuyến có chung 1 giờ. - Cùng 1 thời điểm, các địa điểm nằm trên các kinh tuyến khác nhau có giờ địa phương khác nhau. |
- Giờ được thống nhất cho từ khu vực. - Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ. Giờ của kinh tuyến đi qua giữa khu vực được lấy làm giờ chung cho cả khu vực đó. - Khu vực đánh số 0 gọi là khu vực giờ gốc. |
Giải bài luyện tập 2 trang 17 SGK Địa lí 10
Hãy cho biết thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa vào bán cầu nam theo dương lịch.
Phương pháp giải:
- Dựa vào kiến thức đã học về các mùa trong năm và quan sát hình 4.3.
- Chú ý: Thời gian diễn ra các mùa ở bán cầu Nam ngược lại so với bán cầu Bắc.
Giải chi tiết:
Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Nam theo dương lịch:
+ Mùa xuân: 23/9 - 22/12.
+ Mùa hạ: 22/12 - 21/3.
+ Mùa thu: 21/3 - 22/6.
+ Mùa đông: 22/6 - 23/9.
Vận dụng
Giải bài vận dụng 3 trang 17 SGK Địa lí 10
Vào ngày 22 - 12, ở nước ta độ dài ngày đêm sẽ như thế nào?
Phương pháp giải:
- Xác định vị trí của Việt Nam: nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.
- Quan sát hình 4.4, xác định vào ngày 22 - 12, vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc có độ dài ngày đêm như thế nào.
Lời giải chi tiết:
Ngày 22 - 12, ở nước ta sẽ có độ dài ngày là 10 giờ 30 phút và độ dài đêm sẽ là 13 giờ 30 phút.
Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết về hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất - Cánh Diều
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Cánh Diều - Xem ngay