Bài 3. Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống trang 12, 13 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo>
Trong hệ thống định vị toàn cầu, các vệ tinh thuộc bộ phận không gian có nhiệm vụ. Ngày nay, GPS được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực giao thông vận tải nhờ khả năng. GPS được hình thành lần đầu tiên bởi quốc gia nào sau đây? Ứng dụng phổ biến của bản đồ số trong đời sống hàng ngày là. Những ý nào sau đây đúng (Đ) hay sai (S)? Đánh dấu (X) vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi ý. Em hãy nêu cách để tạo một bản đồ số cho riêng mình thông qua mô tả đường đi từ nhà đến một địa điểm du lịch tại địa phươ
Câu 1 1
Trong hệ thống định vị toàn cầu, các vệ tinh thuộc bộ phận không gian có nhiệm vụ
A. thu tín hiệu và xử lí số liệu cho thiết bị sử dụng.
B. theo dõi, đo đạc những tín hiệu di GPS phát ra.
C. theo dõi và giám sát các hoạt động của GPS.
D. truyền tín hiệu và thông tin đến người sử dụng.
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong mục 1 (Hệ thống định vị toàn cầu).
Lời giải chi tiết:
Bộ phận không gian gồm nhiều vệ tinh hợp lại, truyền tín hiệu và thông tin đến người sử dụng
=> Đáp án lựa chọn là D
Câu 1 2
Ngày nay, GPS được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực giao thông vận tải nhờ khả năng
A. xác định vị trí và dẫn đường.
B. thu thập thông tin người dùng.
C. điều khiển mọi phương tiện.
D. cung cấp các dịch vụ vận tải
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong mục 1 (Hệ thống định vị toàn cầu).
Lời giải chi tiết:
Trong đời sống hằng ngày, GPS đã trở thành một công cụ định vị và dẫn đường cho độ chính xác tương đối cao với hầu hết các ngành giao thông vận tải, giúp cho việc di chuyển thuận lợi, nhanh chóng, công tác tìm kiếm và cứu hộ cũng sẽ có hiệu quả hơn
=> Đáp án lựa chọn là A
Câu 1 3
GPS được hình thành lần đầu tiên bởi quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc.
B. Liên bang nga.
C. Hoa Kì.
D. Ấn Độ.
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong mục 1 (Hệ thống định vị toàn cầu).
Lời giải chi tiết:
GPS được hình thành lần đầu tiên bởi Hoa Kì, ngày nay còn có nhiều hệ thống định vị toàn cầu của Liên bang Nga, châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ
=> Đáp án lựa chọn là C
4
Ứng dụng phổ biến của bản đồ số trong đời sống hàng ngày là
A. tìm đường đi
B. lưu địa chỉ nhà.
C. cập nhật kiến thức.
D. thu phóng bản đồ.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục 2 (bản đồ số)
Lời giải chi tiết:
Tìm đường đi là một nhu cầu phổ biến trong đời sống và là nhu cầu mà bản đồ số có thể hỗ trợ tốt nhất cho người dùng
=> Đáp án lựa chọn là A.
Câu 2
Những ý nào sau đây đúng (Đ) hay sai (S)? Đánh dấu (X) vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi ý
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục 1, 2
Lời giải chi tiết:
1. (Đ)
2. (Đ)
3. (S)
4. (Đ)
5. (S)
Câu 3
Em hãy nêu cách để tạo một bản đồ số cho riêng mình thông qua mô tả đường đi từ nhà đến một địa điểm du lịch tại địa phương bằng Google Maps trên điện thoại thông minh hoặc thiết bị điện tử có kết nối internet
Phương pháp giải:
Áp dụng kiến thức thực tế cuộc sống
Lời giải chi tiết:
- Bước 1: Mở ứng dụng Google Maps
- Bước 2: Nhập địa chỉ địa điểm cần đến ở phần “tìm kiếm”
- Bước 3: Chọn “Đường đi” để xem được bản đồ từ vị trí nhà em đến địa điểm du lịch
Câu 4
Em hãy gạch dưới một cụm từ chính xác trong hai cụm từ được gợi ý ở mỗi câu sau đây
1. GPS là hệ thống định vị toàn cầu, xác định vị trí của vật thể dựa vào hệ thống vệ tinh nhân tạo/vệ tinh của Trái Đất
2. Các ứng dụng của GPS và bản đồ số sẽ được phát huy khi chúng ta sử dụng thiết bị điện tử ở chế độ online/offline
3. Google Maps là một trong những bản đồ số/ bản đồ truyền thống được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày
4. So với bản đồ truyền thống, bản đồ số có tính linh hoạt/cố định hơn.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục 1, 2
Lời giải chi tiết:
1. GPS là hệ thống định vị toàn cầu, xác định vị trí của vật thể dựa vào hệ thống vệ tinh nhân tạo/vệ tinh của Trái Đất
2. Các ứng dụng của GPS và bản đồ số sẽ được phát huy khi chúng ta sử dụng thiết bị điện tử ở chế độ online/offline
3. Google Maps là một trong những bản đồ số/ bản đồ truyền thống được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày
4. So với bản đồ truyền thống, bản đồ số có tính linh hoạt/cố định hơn.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 40. Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh trang 139, 140 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 39. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên trang 135, 136 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 38. Thực hành: tìm hiểu vấn đề phát triển ngành du lịch trang 132, 133 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 37. Địa lí ngành du lịch và tài chính – ngân hàng trang 129, 130 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 36. Địa lí ngành thương mại trang 126, 127 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 40. Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh trang 139, 140 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 39. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên trang 135, 136 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 38. Thực hành: tìm hiểu vấn đề phát triển ngành du lịch trang 132, 133 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 37. Địa lí ngành du lịch và tài chính – ngân hàng trang 129, 130 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 36. Địa lí ngành thương mại trang 126, 127 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo