

Bài 3. Bảo hiểm - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo>
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về khái niệm bảo hiểm?
Câu 1
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về khái niệm bảo hiểm?
A. Bảo hiểm là hoạt động người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người tham gia bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
B. Bảo hiểm là việc người tham gia bảo hiểm phòng ngừa tai nạn xảy ra.
C. Bảo hiểm là việc Nhà nước đưa ra các chính sách xã hội bảo vệ người dân.
D. Bảo hiểm là việc các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A. Bảo hiểm là hoạt động người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người tham gia bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Câu 2
Bảo hiểm có vai trò gì đối với người tham gia?
A. Giúp họ có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.
B. Góp phần ổn định cuộc sống cá nhân và gia đình của người tham gia bảo hiểm.
C. Giúp người tham gia có điều kiện nâng cao trình độ.
D. Giúp người tham gia có điều kiện tham gia hoạt động xã hội
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B. Góp phần ổn định cuộc sống cá nhân và gia đình của người tham gia bảo hiểm.
Câu 3
Đối với Nhà nước, bảo hiểm có vai trò
A. tạo nên một nếp sống tiết kiệm trên phạm vi toàn xã hội, là chỗ dựa tinh thần cho mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế – xã hội.
B. góp phần ổn định tài chính cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đồng thời bảo vệ người lao động trước các rủi ro trong cuộc sống.
C. đóng góp vào ngân sách nhà nước, góp phần ổn định và tăng thu cho ngân sách, thúc đẩy mối quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước.
D. giúp Nhà nước thực hiện tốt mục tiêu kinh tế, xã hội, qua đó giúp cho xã
hội an toàn và trật tự hơn.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B. Góp phần ổn định cuộc sống cá nhân và gia đình của người tham gia bảo hiểm.
Câu 4
Bảo hiểm có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế?
A. Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào thị trường.
B. Phát huy vai trò của các chủ thể kinh tế khi tham gia vào thị trường.
C. Các chủ thể kinh tế được tự do cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh và thu lợi nhuận.
D. Bảo đảm cho các khoản đầu tư của cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế; ổn định sản xuất và phát triển kinh tế.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D. Bảo đảm cho các khoản đầu tư của cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế; ổn định sản xuất và phát triển kinh tế.
Câu 5
Bảo hiểm có vai trò như thế nào đối với sự phát triển xã hội?
A. Góp phần ngăn ngừa, đề phòng, hạn chế tổn thất, giúp cho xã hội an toàn, trật tự trước các rủi ro và là chỗ dựa tinh thần cho người tham gia.
B. Bảo đảm ổn định tài chính, các khoản đầu tư cho các tổ chức kinh tế, đồng thời huy động, cung cấp vốn hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân.
C. Phát huy được lợi thế, tiềm năng, nguồn lực của từng thành phần kinh tế trong xây dựng và phát triển đất nước.
D. Nâng cao hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A. Góp phần ngăn ngừa, đề phòng, hạn chế tổn thất, giúp cho xã hội an toàn, trật tự trước các rủi ro và là chỗ dựa tinh thần cho người tham gia.
Câu 6
Nội dung nào không thể hiện vai trò của bảo hiểm?
A. Ổn định cuộc sống người dân.
B. Ổn định sản xuất.
C. Đóng góp vào ngân sách.
D. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống.
Câu 7
Người dân cần tham gia bảo hiểm để
A. phòng ngừa, giảm thiểu tổn thất, thiệt hại về kinh tế, sức khoẻ tính mạng,... nếu rủi ro bất trắc xảy ra.
B. bảo vệ và bảo đảm sự an toàn của bản thân trong cuộc sống.
C. ổn định cuộc sống gia đình, tích cực tham gia sản xuất.
D. bản thân có cơ hội về tài chính.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A. Phòng ngừa, giảm thiểu tổn thất, thiệt hại về kinh tế, sức khoẻ tính mạng,... nếu rủi ro bất trắc xảy ra.
Câu 8
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của bảo hiểm đối với Nhà nước?
A. Bảo hiểm là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết vĩ mô, tạo ra sự tăng trưởng bền vững cho nề
B. Bảo hiểm đóng góp vào ngân sách nhà nước, góp phần ổn định và tăng doanh thu cho ngân sách
C. Bảo hiểm là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết vĩ mô, thiết lập và thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác, giải quyết các vấn đề kinh tế.
D. Bảo hiểm chỉ là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô, không góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D. Bảo hiểm chỉ là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô, không góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.
Câu 9
Cùng với sự phát triển của xã hội, có nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay, có các loại hình bảo hiểm nào?
A. Bảo hiểm thương mại, bảo hiểm tư nhân, bảo hiểm y tế.
B. Bảo hiểm cá nhân, bảo hiểm tập thể, bảo hiểm xã hội.
C. Bảo hiểm thương mại, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
D. Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tính mạng, bảo hiểm thất nghiệp.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C. Bảo hiểm thương mại, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Câu 10
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bảo hiểm thương mại?
A. Bảo hiểm thương mại do Nhà nước thực hiện.
B. Bảo hiểm thương mại là công cụ hữu hiệu để Nhà nước bảo vệ, chăm lo cho nhân dân.
C. Bảo hiểm thương mại là loại hình bảo hiểm được tạo ra bởi các doanh nghiệp bảo hiểm, thông qua các hợp đồng bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm phải đóng phí theo hợp đồng.
D. Bảo hiểm thương mại hướng đến lợi ích kinh tế của Nhà nước và người tham gia bảo hiểm trên cơ sở hoạt động của quỹ bảo hiểm.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C. Bảo hiểm thương mại là loại hình bảo hiểm được tạo ra bởi các doanh nghiệp bảo hiểm, thông qua các hợp đồng bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm phải đóng phí theo hợp đồng.
Câu 11
Bảo hiểm xã hội là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, là loại hình dịch vụ công, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, hướng tới
A. bảo vệ người lao động, mang tính cộng đồng, tính nhân đạo và tính nhân văn sâu sắc.
B. phân chia công bằng sản phẩm lao động trong xã hội.
C. đóng góp phí vào quỹ bảo hiểm để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
D. bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập trên cơ sở không tham gia đóng phí vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A. bảo vệ người lao động, mang tính cộng đồng, tính nhân đạo và tính nhân văn sâu sắc.
Câu 12
Bảo hiểm y tế nhằm chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho người tham gia, do chủ thể nào tổ chức thực hiện?
A. Doanh nghiệp bảo hiểm.
B. Người lao động.
C. Người sử dụng lao động.
D. Cơ quan Nhà nước.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D. Cơ quan Nhà nước.
Câu 13
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về bảo hiểm thất nghiệp?
A. Bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo được bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
B. Chủ thể tham gia các chương trình bảo hiểm thất nghiệp là người lạc động và người sử dụng lao động, có nghĩa vụ đóng góp một khoản phí vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
C. Bảo hiểm thất nghiệp mang ý nghĩa nhân đạo, hỗ trợ tài chính và tinh thần, nâng đỡ cuộc sống cho người lao động khi họ bị mất việc làm. L
D. Bảo hiểm thất nghiệp có hình thức bắt buộc và tự nguyện, hỗ trợ người lao động khi họ bị mất việc làm.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D. Bảo hiểm thất nghiệp có hình thức bắt buộc và tự nguyện, hỗ trợ người lao động khi họ bị mất việc làm.
Câu 14
Công dân cần thực hiện trách nhiệm bảo hiểm bằng những việc làm, hoạt động cụ thể nào?
A. Phê phán dịch vụ bảo hiểm cho người thân và gia đình.
B. Gièm pha việc bạn bè, người khác khi họ mua bảo hiểm.
C. Không làm trái quy định pháp luật về bảo hiểm.
D. Tuân thủ, chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D. Tuân thủ, chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm.
Câu 15
Hành vi của chủ thể kinh tế nào không đúng khi tham gia bảo hiểm?
A. Anh A là lao động tự do, đã tích cực tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng lương hưu hằng tháng nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động.
B. Người mua bảo hiểm làm giả hồ sơ y tế, kê khai không trung thực để nhận bồi thường bảo hiểm.
C. Doanh nghiệp B đóng phí bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên hằng tháng.
D. Chủ đầu tư chung cư mini T thực hiện tốt quy định về đầu tư xây dựng, bảo đảm an toàn về phòng chống cháy nổ, đồng thời mua bảo hiểm cháy nổ cho toàn bộ chung cư.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B. Người mua bảo hiểm làm giả hồ sơ y tế, kê khai không trung thực để nhận bồi thường bảo hiểm.
Câu 16
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Bảo hiểm chỉ là sự cam kết bồi thường thiệt hại cho người tham gia bảo hiểm.
b. Bảo hiểm không chỉ có vai trò đối với người tham gia bảo hiểm mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
c. Người dân không mua bảo hiểm sẽ gặp khó khăn trong việc ổn định cuộc sống của bản thân và gia đình khi có rủi ro, bất trắc xảy ra. Tin
d. Mỗi quốc gia đều cần có công cụ bảo hiểm để bảo vệ người dân, doanh nghiệp và thúc đẩy kinh tế phát triển.
Lời giải chi tiết:
a. Không đồng tình.
Giải thích: Bảo hiểm không chỉ là sự cam kết bồi thường mà còn có vai trò phòng ngừa, bảo vệ và hỗ trợ người tham gia trong những tình huống rủi ro. Bảo hiểm còn cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và tài chính cho cộng đồng.
b. Đồng tình.
Giải thích: Bảo hiểm góp phần tạo ra một môi trường kinh tế ổn định hơn, giúp người dân yên tâm tham gia sản xuất và kinh doanh. Ngoài ra, bảo hiểm còn đóng góp vào ngân sách nhà nước, thúc đẩy các hoạt động đầu tư và phát triển kinh tế.
c. Đồng tình.
Giải thích: Khi không tham gia bảo hiểm, người dân sẽ phải đối mặt với rủi ro tài chính lớn trong trường hợp xảy ra sự cố như tai nạn, bệnh tật hoặc mất việc làm. Điều này có thể dẫn đến khó khăn trong việc duy trì cuộc sống hàng ngày và ổn định tài chính cho gia đình.
d. Đồng tình.
Giải thích: Bảo hiểm là một công cụ thiết yếu giúp bảo vệ quyền lợi của người dân và doanh nghiệp. Nó giúp giảm thiểu rủi ro, hỗ trợ tài chính và tạo ra sự ổn định cần thiết cho nền kinh tế phát triển bền vững
Câu 17
Hãy phân tích vai trò của bảo hiểm trong các thông tin sau:
a. Ngành bảo hiểm là kênh huy động vốn trung và dài hạn đầu tư trở lại nền kinh tế, tạo việc làm cho hàng triệu người lao động, góp phần ổn định an sinh xã hội. Hằng năm, ngành bảo hiểm chi trả hàng chục nghìn tỉ đồng tiền bồi thường và quyền lợi bảo hiểm cho các cá nhân, doanh nghiệp gặp rủi ro, góp phần ổn định ngân sách nhà nước.
(Theo Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ngành bảo hiểm – “tấm lá chắn vững chắc cho nền kinh tế – xã hội, ngày 16 – 12 – 2022 )
b. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là chính sách bảo hiểm ưu việt, nhân văn của Đảng và Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người dân không chỉ được Nhà nước hỗ trợ mức đóng mà còn được hưởng nhiều quyền lợi thiết thực như: có cơ hội được hưởng lương hưu hằng tháng và được cấp thẻ Bảo hiểm y tế miễn để bảo đảm cuộc sống và chăm sóc sức khoẻ khi hết tuổi lao động; được nhận chế độ tử tuất khi chẳng may người tham gia qua đời.
(Theo Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Lợi ích thiết thực khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, ngày 29 – 4 – 2023)
c. Bản chất bảo hiểm xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên trong xã hội thông qua một loạt các biện pháp công cộng để đối phó với các rủi ro xã hội, trước hết là khó khăn về kinh tế – xã hội do bị ngừng hoặc giảm nhiều về thu nhập, gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già và chết; cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con. Chính sách bảo hiểm hướng vào phát triển con người, thực hiện công bằng xã hội, góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Lời giải chi tiết:
a. Ngành bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế thông qua việc thu phí bảo hiểm. Những khoản phí này được đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau, từ cơ sở hạ tầng đến doanh nghiệp, góp phần tạo ra việc làm cho hàng triệu người lao động. Đồng thời, hàng năm, ngành bảo hiểm chi trả hàng chục nghìn tỷ đồng tiền bồi thường cho các cá nhân và doanh nghiệp gặp rủi ro, giúp họ vượt qua khó khăn tài chính và góp phần ổn định ngân sách nhà nước.
b. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là chính sách ưu việt và nhân văn của Đảng và Nhà nước, nhằm bảo vệ người dân mà không vì mục tiêu lợi nhuận. Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người dân được Nhà nước hỗ trợ mức đóng và hưởng nhiều quyền lợi thiết thực như lương hưu hàng tháng và thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Điều này không chỉ giúp họ duy trì cuộc sống khi hết tuổi lao động mà còn bảo vệ gia đình khỏi khó khăn tài chính khi người tham gia qua đời.
c. Bảo hiểm xã hội thực chất là một công cụ bảo vệ xã hội, giúp đối phó với các rủi ro như ốm đau, mất khả năng lao động và tuổi già. Nó cung cấp chăm sóc y tế và hỗ trợ tài chính cho các gia đình, từ đó giảm bớt gánh nặng khi gặp khó khăn. Chính sách bảo hiểm xã hội hướng đến việc thực hiện công bằng xã hội, góp phần ổn định xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, giảm thiểu bất bình đẳng và tạo cơ hội cho mọi người tham gia vào sự phát triển chung.
Câu 18
Hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi.
Bà A có giao kết hợp đồng lao động với Công ty N. Do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bà không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động, vì vậy, bà A đã làm đơn xin nghỉ việc theo quy định của pháp luật lao động. Công ty có kí quyết định nghỉ việc cho bà A. Vì có tham gia bảo hiểm thất nghiệp nên bà đã được hưởng một khoản trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Vì sao bà A được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc?
Bà A đã tham gia vào loại hình bảo hiểm nào?
Lời giải chi tiết:
- Bà A được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc vì bà đã tuân thủ đúng quy định của pháp luật lao động trong việc xin nghỉ việc. Cụ thể, bà A đã làm đơn xin nghỉ việc, và công ty đã ký quyết định nghỉ việc cho bà, điều này chứng tỏ bà A đã chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp. Thêm vào đó, bà A đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp, và theo quy định, người lao động có đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm và lý do nghỉ việc hợp lệ sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Việc nhận trợ cấp này nhằm hỗ trợ tài chính cho người lao động trong thời gian tìm kiếm việc làm mới.
- Bà A đã tham gia vào loại hình bảo hiểm thất nghiệp. Đây là một phần của hệ thống bảo hiểm xã hội, nhằm bảo vệ người lao động trước các rủi ro về mất việc làm. Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ hỗ trợ tài chính cho người lao động trong thời gian nghỉ việc mà còn giúp họ tìm kiếm công việc mới thông qua các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn nghề nghiệp.
Câu 19
Hãy đọc các thông tin sau để đánh dấu v vào cột tương ứng.
Lời giải chi tiết:
Thông tin
|
Bảo hiểm xã hội
|
Bảo hiểm y tế
|
Bảo hiểm thất nghiệp |
Bảo hiểm thương mại |
a. Hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm. |
V |
|
V |
|
b. Chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho người tham gia nếu chẳng may bị ốm đau, bệnh tật,... |
|
V |
|
|
c. Bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. |
V |
|
|
|
d. Góp phân ổn định cuộc sống và sản xuất cho cá nhân, tổ chức tham gia thông qua việc đóng góp phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. |
|
|
|
V |
e. Những người lao động đang đi làm, đang tham gia hợp đồng lao động, đang là người lao động của một doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia. |
V |
|
|
|
g. Trụ cột chính của an sinh xã hội, |
V |
|
|
|
Câu 20
Hãy tìm hiểu và nêu vai trò của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Từ đó cho biết vai trò của bảo hiểm đối với nền kinh tế Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
1. Vai trò của bảo hiểm xã hội:
- Bảo hiểm xã hội giúp thay thế một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, hoặc mất việc làm. Điều này giúp ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ.
- Là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội đóng góp vào việc bảo vệ quyền lợi của người lao động và tạo sự công bằng xã hội.
- Khi người lao động biết rằng họ có sự bảo vệ từ bảo hiểm xã hội, họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi làm việc và cống hiến cho doanh nghiệp.
2. Vai trò của bảo hiểm y tế:
- Bảo hiểm y tế đảm bảo rằng người dân có thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng mà không lo ngại về chi phí. Điều này giúp nâng cao sức khỏe cộng đồng.
- Khi người dân phải chi trả cho dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế sẽ hỗ trợ chi phí, từ đó giảm bớt gánh nặng tài chính cho các gia đình, đặc biệt là trong những trường hợp ốm đau nghiêm trọng.
- Bảo hiểm y tế góp phần đầu tư vào hạ tầng y tế và cải thiện chất lượng dịch vụ, từ đó nâng cao sức khỏe cho toàn xã hội.
Vai trò của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và vai trò của bảo hiểm đối với nền kinh tế Việt Nam
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người dân. Bảo hiểm xã hội giúp thay thế thu nhập cho người lao động khi họ gặp rủi ro, tạo sự ổn định cho cuộc sống. Bảo hiểm y tế đảm bảo người dân tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng mà không lo ngại về chi phí, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng. Hơn nữa, sự phát triển của ngành bảo hiểm còn thúc đẩy kinh tế bền vững bằng cách huy động vốn cho đầu tư, bảo vệ người dân trước rủi ro và giữ gìn ổn định xã hội. Tóm lại, bảo hiểm không chỉ là công cụ bảo vệ cá nhân mà còn là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.


Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 16. Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 15. Một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 14. Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 16. Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 15. Một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 14. Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo