

Bài 2. Hội nhập kinh tế quốc tế - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo>
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới dựa trên sự tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
Câu 1
Hội nhập kinh tế quốc tế
A. là quá trình gắn kết nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới dựa trên sự tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
B. là quá trình gắn kết nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích giữa các quốc gia.
C. là quá trình gắn kết nền kinh tế của một quốc gia với một quốc gia khác dựa trên sự tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung
D. là quá trình gắn kết nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các quy định chung.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là:A. là quá trình gắn kết nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới dựa trên sự tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
Câu 2
Nhận định nào phản ánh đúng về hội nhập kinh tế là tất yếu, khách quan?
A. Hội nhập sẽ đem lại cho các quốc gia đang phát triển những nguồn lực, cơ hội để phát triển thị trường.
B. Hội nhập quốc tế sẽ giúp các quốc gia phát triển mở rộng, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh; tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân, ổn định an sinh xã hội.
C. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác và phát huy những lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế.
D. Hội nhập quốc tế chỉ là nhu cầu phát triển của các quốc gia đang phát triển.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác và phát huy những lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế.
Câu 3
Nhận định nào đúng khi nói về hội nhập kinh tế song phương?
A. Hình thức hội nhập kinh tế của hai nước, kí kết thực hiện các chính sách và biện pháp mở cửa thị trường bằng các hiệp định song phương về thương mại, kinh tế và đầu tư.
B. Hình thức hội nhập kinh tế giữa các nước trong khu vực có những điều kiện địa lí, kinh tế, chính trị, xã hội cam kết với nhau mở cửa thị trường, cùng hội nhập trên một số lĩnh vực kinh tế, thương mại.
C. Hình thức hội nhập kinh tế của hai nước, kí kết thực hiện các chính sách và biện pháp mở cửa thị trường thông qua các tổ chức kinh tế toàn cầu về thương mại, kinh tế và đầu tư.
D. Hình thức hội nhập kinh tế của các hai nước cùng nhau tạo ra các thoả thuận thông qua các tổ chức kinh tế toàn cầu nhằm cải thiện thương mại và kinh tế giữa các quốc gia.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A. Hình thức hội nhập kinh tế của hai nước, kí kết thực hiện các chính sách và biện pháp mở cửa thị trường bằng các hiệp định song phương về thương mại, kinh tế và đầu tư.
Câu 4
Hội nhập kinh tế khu vực là:
A. Hình thức hội nhập kinh tế của hai nước, kí kết thực hiện các chính sách và biện pháp mở cửa thị trường bằng các hiệp định song phương về thương mại, kinh tế và đầu tư.
B. Hình thức hội nhập kinh tế của hai nước, kí kết thực hiện các chính sách và biện pháp mở cửa thị trường thông qua các tổ chức kinh tế toàn cầu về thương mại, kinh tế và đầu tư.
C. Hình thức hội nhập kinh tế của các quốc gia trên thế giới, cùng nhau tạo ra các thoả thuận thông qua các tổ chức kinh tế toàn cầu, nhằm cải thiện thương mại và kinh tế giữa các quốc gia.
D. Hình thức hội nhập kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực có những điều kiện địa lí, kinh tế, chính trị, xã hội cam kết với nhau mở cửa thị trường, cùng hội nhập trên một số lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D. Hình thức hội nhập kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực có những điều kiện địa lí, kinh tế, chính trị, xã hội cam kết với nhau mở cửa thị trường, cùng hội nhập trên một số lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Câu 5
Hội nhập kinh tế toàn cầu là:
A. Hình thức hội nhập kinh tế của hai nước, kí kết thực hiện các chính sách và biện pháp mở cửa thị trường bằng các hiệp định song phương về thương mại, kinh tế và đầu tư.
B. Hình thức hội nhập kinh tế của hai nước, kí kết thực hiện các chính sách và biện pháp mở cửa thị trường thông qua các tổ chức kinh tế toàn cầu về thương mại, kinh tế và đầu tư.
C. Hình thức hội nhập kinh tế của các quốc gia trên thế giới, cùng nhau tạo ra các thoả thuận thông qua các tổ chức kinh tế toàn cầu nhằm cải thiện thương mại và kinh tế giữa các quốc gia.
D. Hình thức hội nhập kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực có những điều kiện địa lí, kinh tế, chính trị, xã hội cam kết với nhau mở cửa thị trường, cùng hội nhập trên một số lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C. Hình thức hội nhập kinh tế của các quốc gia trên thế giới, cùng nhau tạo ra các thoả thuận thông qua các tổ chức kinh tế toàn cầu nhằm cải thiện thương mại và kinh tế giữa các quốc gia.
Câu 6
Đâu là trường hợp thể hiện hội nhập kinh tế song phương?
A. Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel.
B. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á - Âu.
C. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực.
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A. Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel.
Câu 7
Đâu là trường hợp thể hiện hội nhập kinh tế khu vực?
A. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chile.
B. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Trung Quốc.
C. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc.
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
Câu 8
Đâu không phải là trường hợp thể hiện hội nhập kinh tế song phương
A. Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Israel.
B. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh.
C. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Nhật Bản.
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
Câu 9
Đâu không phải là trường hợp thể hiện hội nhập kinh tế khu vực?
A. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Canada.
B. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu.
C. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực.
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Canada.
Câu 10
Tính đến năm 2020, Việt Nam có quan hệ kinh tế với
A. 160 nước và 60 vùng lãnh thổ.
B. 160 nước và 70 vùng lãnh thổ.
C. 170 nước và 60 vùng lãnh thổ.
D. 170 nước và 70 vùng lãnh thổ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B. 160 nước và 70 vùng lãnh thổ.
Câu 11
Tính đến năm 2022, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán với
A. 15 FTA.
B. 16 FTA.
C. 17 FTA.
D. 18 FTA.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B. 16 FTA.
Câu 12
Tính đến năm 2021, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) có
A. 20 thành viên.
B. 21 thành viên.
C. 22 thành viên.
D. 23 thành viên.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B. 21 thành viên.
Câu 13
Đâu không phải đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam:
A. Trung Quốc.
B. Hoa Kỳ.
C. Nga.
D. Singapore
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D. Singapore
Câu 14
Việt Nam trở thành thành viên APEC vào
A. Năm 1995.
B. Năm 1996.
C. Năm 1997.
D. Năm 1998.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A. Năm 1995.
Câu 15
Thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế Giới vào năm 2007 là
A. Nhật Bản.
B. Hàn Quốc.
C. Việt Nam.
D. Papua New Guinea.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C. Việt Nam
Câu 16
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Khi hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia cần tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
b. Toàn cầu hóa khiến cho nền kinh tế các quốc gia tách rời nền kinh tế toàn cầu.
c. Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho các nước đang và kém phát triển những cơ hội và cả thách thức.
d. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ là sự gắn kết giữa nền kinh tế của các nước trong khu vực.
e. Hội nhập kinh tế quốc tế là việc cam kết gia nhập vào các tổ chức kinh tế từ khu vực đến toàn cầu.
Lời giải chi tiết:
a. Đồng tình: Việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung giúp đảm bảo công bằng và ổn định trong giao thương quốc tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác và phát triển bền vững giữa các quốc gia.
b. Không đồng tình: Toàn cầu hóa thực tế làm gia tăng sự kết nối và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Nó mở ra cơ hội cho việc phát triển và tăng trưởng kinh tế thông qua giao lưu thương mại và đầu tư.
c. Đồng tình: Điều này hoàn toàn đúng, vì hội nhập kinh tế tạo ra nhiều cơ hội như tăng trưởng kinh tế, tiếp cận công nghệ mới, nhưng cũng đi kèm với các thách thức như cạnh tranh khốc liệt và sự phụ thuộc vào nền kinh tế toàn cầu.
d. Không đồng tình: Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ giới hạn trong một khu vực mà còn bao gồm cả sự kết nối giữa các quốc gia ở nhiều khu vực khác nhau, bao gồm cả quốc gia phát triển và đang phát triển.
e. Đồng tình: Điều này đúng vì hội nhập kinh tế quốc tế thường bao gồm việc tham gia vào các tổ chức kinh tế như WTO, APEC hay EU, giúp tạo ra khung pháp lý và điều kiện thuận lợi cho giao thương quốc tế.
Câu 17
Hãy đọc thông tin sau để giải thích sự cần thiết phải hội nhập kinh tế quốc tế đối với mỗi quốc gia
Trong những năm 90 của thế kỉ XX, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ ở nhiều phương diện, thể hiện qua sự xuất hiện của các khối kinh tế, mậu dịch trên thế giới đối với một nước mà nền kinh tế còn lạc hậu như Việt Nam tại thời điểm đó; đồng thời, hội nhập kinh tế quốc tế còn là cơ hội phát huy những lợi thế và khắc phục hạn chế thông qua việc học hỏi kinh nghiệm của các nước.
Lời giải chi tiết:
Hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết cho mỗi quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam trong những năm 90 của thế kỷ XX, vì nó giúp phát triển kinh tế bền vững thông qua việc tiếp cận nguồn lực và đầu tư từ bên ngoài. Đồng thời, hội nhập cho phép các quốc gia học hỏi kinh nghiệm và công nghệ từ các nước phát triển, khắc phục hạn chế trong sản xuất và quản lý. Điều này không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn tăng cường vị thế chính trị và kinh tế trên trường quốc tế. Hơn nữa, hội nhập giúp các quốc gia đối phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu và khủng hoảng kinh tế.
Câu 18
Hãy xác định các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế trong thông tin sau:
a. Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ hội nhập kinh tế rất cao, thể hiện qua việc chủ động và tích cực tham gia vào các thiết kế kinh tế đa phương và khu vực, với các dấu mốc quan trọng như; gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN - năm 1995), thành viên sáng lập Diễn đàn kinh tế Á - Âu (ASEM - năm 1998) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC - năm 1998),...
b. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 12 - 1992, hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc duy trì đà phát triển mạnh mẽ, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp cho hòa bình, hợp tác, phát triển ỏ khu vực và trên thế giới. Hợp tác kinh tế là điểm sáng trong quan hệ hai nước khi Việt Nam và Hàn Quốc đã trở thành những đối tác kinh tế hàng đầu của nhau.
c. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là một trong những khu vực thương mại tự do lớn và có vai trò quan trọng trên thế giới. Thỏa thuận AFTA được kí vào ngày 28 - 01 -1992 tại Singapore. Việt Nam gia nhập năm 1995. Cơ chế chính để thực hiện AFTA là Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT). Việt Nam bắt đầu thực hiện lộ trình giảm thuế tù ngày 1 - 1 -1996, đưa 875 mặt hàng đầu tiên vào thực hiện CEPT, ở khung thuế suất 0% - 5%.
Lời giải chi tiết:
a. Việt Nam tham gia vào các tổ chức kinh tế đa phương như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn kinh tế Á - Âu (ASEM), và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
b. Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc, thể hiện qua việc thiết lập quan hệ ngoại giao và phát triển mối quan hệ đối tác kinh tế.
c. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là một ví dụ về hội nhập kinh tế khu vực, nơi Việt Nam gia nhập và thực hiện các cam kết thương mại thông qua Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT).
Câu 19
Hãy nhận xét về ý kiến của chủ thể trong trường hợp sau:
a. Trong buổi báo cáo chuyên đề “Hội nhập kinh tế quốc tế đới với Việt Nam” tại Trường, báo cáo viên mời các bạn học sinh cho biết ý kiến về sự cần thiết phải hội nhập kinh tế quốc tế. Bạn C cho rằng Việt Nam chưa có đủ các điều kiện để hội nhập quốc tế cho nên đóng cửa khép kín sẽ cần thiết hơn.
b. Cầm trên tay giấy báo trúng tuyển vào Đại học ngành Kinh tế Quốc tế, H mừng rỡ khoe với cả nhà. Mỉm cười nhìn con gái, bố nhẹ nhàng khuyên H cần trau dồi thêm tiếng Anh, tìm hiểu luật pháp Quốc tế về kinh tế vì nó cần thiết cho công việc sau này.
c. Trong bài thuyết trình “ Cơ hội và thách thức của Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế” tại lớp. Bạn T cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế sẽ làm mất độc lập tự chủ và bản sắc dân tộc. Theo bạn, càng hội nhập quốc tế một cách sâu rộng sẽ càng bị lệ thuộc vào các nước có nền kinh tế phát triển.
d. Tại Diễn dàn thanh niên ASEAN 2018 (ASF’2018) ở Malaysia, những người trẻ đã vào vai chính khách, góp tiếng nói tước những vấn đề kinh tế - xã hội tâm điểm của thời đại. Với chủ đề Công dân toàn cầu, theo P - đại biểu đại điện đoàn Việt Nam, mỗi thanh niên cần phải chấp hành chủ trương, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước và lên án những hành vi sai trái đi ngược lại với chủ trương, chinh sách này.
Lời giải chi tiết:
a. Bạn C cho rằng Việt Nam chưa đủ điều kiện để hội nhập và nên đóng cửa. Ý kiến này phản ánh nỗi lo về thách thức, nhưng cần nhận thức rằng hội nhập cũng mang lại cơ hội phát triển và cải thiện chất lượng sống.
b. H vui mừng trúng tuyển vào ngành Kinh tế Quốc tế, nhưng được bố khuyên trau dồi tiếng Anh và tìm hiểu luật pháp quốc tế. Ý kiến của bố rất hợp lý, vì những kỹ năng này là cần thiết để H thành công trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế.
c. Bạn T lo ngại rằng hội nhập có thể làm mất độc lập và bản sắc dân tộc. Ý kiến này cần cân nhắc, vì hội nhập có thể giúp phát huy bản sắc văn hóa và học hỏi từ các nền văn hóa khác, nếu tiếp cận một cách cân bằng.
d. Đại biểu P nhấn mạnh việc chấp hành chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước. Ý kiến này tích cực, thể hiện trách nhiệm của thanh niên trong quá trình hội nhập và góp phần xây dựng môi trường hợp tác bền vững trong khu vực ASEAN.
Câu 20
Hãy đọc thông tin sau để thực hiện yêu cầu.
Trong giai đoạn hiện nay, khi cuộc cách mạng lần thứ tư bùng nổ, mỗi công dân, đặc biệt là những người trẻ cần thông thạo ngoại ngữ, hiểu biết pháp luật, nhất là pháp luật kinh tế để giải quyết các quan hệ giao dịch và kinh doanh của thị trường thế giới. Thanh niên phải biết tìm kiếm và phát hiện kịp thời những thế mạnh của sản xuất và thị trường trong nước cũng như xu thế của thị trường thế giới để khai thác, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước theo hướng đa phương và đa dạng hóa.
Em hãy nếu trách nhiệm của thanh niên trong hộp nhập kinh tế quốc tế từ thông tin trên.
Em hãy cho biết mỗi học sinh cần làm gì để thực hiện trách nhiệm của mình trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Lời giải chi tiết:
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thanh niên đóng vai trò quan trọng trong việc hội nhập kinh tế quốc tế. Trách nhiệm của họ bao gồm:
- Thanh niên cần thông thạo ngoại ngữ và hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là pháp luật kinh tế, để tham gia hiệu quả vào các giao dịch và hoạt động kinh doanh quốc tế.
- Họ nên biết tìm kiếm và phát hiện các thế mạnh của sản xuất và thị trường trong nước, đồng thời nắm bắt xu thế thị trường thế giới để khai thác cơ hội kinh doanh.
- Thanh niên cần chủ động mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương và đa dạng hóa, góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước.
Các hành động cụ thể mỗi học sinh có thể thực hiện:
- Tích cực tham gia vào các khóa học về ngoại ngữ và pháp luật kinh tế để nâng cao trình độ.
- Tham gia các câu lạc bộ, hội thảo hoặc diễn đàn về kinh tế và hội nhập để mở rộng kiến thức và kết nối với những người có cùng chí hướng.
- Đọc báo, xem tin tức và nghiên cứu các báo cáo thị trường để hiểu rõ hơn về xu hướng kinh tế trong nước và thế giới.
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong các tình huống thực tế để tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động quốc tế.
- Nếu có ý tưởng kinh doanh, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức, vườn ươm khởi nghiệp hoặc tham gia các cuộc thi khởi nghiệp để hiện thực hóa ý tưởng.
Câu 21
Em hãy sưu tầm những thông tin về Hộp nhập kinh tế song phương của Việt Nam trong năm năm gần đây.
Lời giải chi tiết:
Thông tin về hội nhập kinh tế song phương của Việt Nam trong 5 năm gần đây
1. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA):
- Thời gian có hiệu lực: Từ tháng 8 năm 2020.
- Nội dung chính: Hiệp định này giúp giảm thuế quan cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU, đồng thời tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ châu Âu.
2. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP):
- Thời gian có hiệu lực: Từ tháng 1 năm 2019.
- Nội dung chính: Hiệp định này giúp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh trong khu vực, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước thành viên.
3. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA):
- Thời gian có hiệu lực: Từ tháng 12 năm 2015, nhưng được điều chỉnh và mở rộng trong những năm gần đây.
- Nội dung chính: Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã được mở rộng, giúp Việt Nam thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ từ Hàn Quốc.


Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 16. Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 15. Một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 14. Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 16. Một số nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 15. Một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 14. Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo