Bài 11: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức


Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Trung du và miền núi phía Bắc) là vùng lãnh thổ rộng lớn phía bắc nước ta, có nhiều thế mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển các ngành kinh tế. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế – xã hội của vùng? Các ngành kinh tế trong vùng phát triển và phân bố ra sao?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mở đầu

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Trung du và miền núi phía Bắc) là vùng lãnh thổ rộng lớn phía bắc nước ta, có nhiều thế mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển các ngành kinh tế. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế – xã hội của vùng? Các ngành kinh tế trong vùng phát triển và phân bố ra sao?

Phương pháp giải:

-Tìm hiểu qua sách, báo và internet về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển các ngành kinh tế.

- Chỉ ra Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế – xã hội của vùng và các ngành kinh tế trong vùng phát triển và phân bố ra sao?

Lời giải chi tiết:

- Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển kinh tế – xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, có cả thuận lợi và khó khăn

- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế trong vùng: 4 trung tâm kinh tế quan trọng: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn.

+ Công nghiệp: có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển trong đó có công nghiệp khai thác khoáng sản và năng lượng; luyện kim, cơ khí, hóa chất,…

+ Nông nghiệp: trồng trọt với khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho nhiều loại cây trồng; chăn nuôi; thủy sản.

+ Dịch vụ: có nhiều tiềm năng phát triển về du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn

? mục 1

Dựa vào thông tin mục 1 và hình 11.1, hãy xác định trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ thông tin mục 1.Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ và hình 11.1 (SGK trang 150)

- Chỉ ra trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải chi tiết:

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích hơn 95 nghìn km, chiếm 28,7% diện tích cả nước 

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

- Vùng tiếp giáp với các nước láng giềng Trung Quốc và Lào

- Vị trí địa lí của vùng thuận lợi trong việc thúc đẩy giao thương quốc tế và kết nối với các vùng khác trong cả nước, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng an ninh

? mục 2 a

Dựa vào thông tin mục a và hình 11.1, hãy trình bày đặc điểm phân hoá thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ thông tin mục 2.a) Phân hoá thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc và hình 11.1 (SGK trang 151)

- Chỉ ra đặc điểm phân hoá thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

Lời giải chi tiết:

- Đông Bắc:

+ Địa hình: Núi trung bình và núi thấp chiếm diện tích lớn, hướng cánh cung là chủ yếu; khu vực trung du có địa hình đồi bát úp. Địa hình các-xtơ phổ biến 

+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh nhất nước ta

+ Thuỷ văn: Sông ngòi dày đặc, có giá trị về giao thông và thuỷ lợi

+ Khoáng sản: Phong phú chủng loại: a-pa-tít, sắt, chì – kẽm, đá vôi, than,...

+ Sinh vật: Phong phú, gồm sinh vật nhiệt đới và cận nhiệt đới

- Tây Bắc:

+ Địa hình: Địa hình cao, hướng nghiêng chung của địa hình là hướng tây bắc – đông nam; địa hình chia cắt và hiểm trở; xen kẽ là các cao nguyên

+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, có sự phân hoá theo độ cao rõ rệt, đầu mùa hạ chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng

+ Thuỷ văn: Sông ngòi có độ dốc lớn, lưu lượng nước dồi dào, có tiềm năng lớn về thuỷ điện

+ Khoáng sản: Có một số loại trữ lượng lớn như: đất hiếm, đồng,...

+ Sinh vật: Nhiều loài sinh vật nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới núi cao

? mục 2 b

Dựa vào thông tin mục 2 và hình 11.1, hãy nêu thế mạnh để phát triển công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản và du lịch của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ thông tin mục 2.b) Thế mạnh để phát triển kinh tế và hình 11.1 (SGK trang 151)

- Chỉ ra thế mạnh để phát triển công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản và du lịch của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

Lời giải chi tiết:

- Địa hình:

+ Chủ yếu là đồi núi thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp

+ Một số cao nguyên xen các đồi núi thấp với đất feralit có thể phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc

+ Một số cánh đồng có đất phù sa thuận lợi trồng lúa, cung cấp lương thực tại chỗ

+ Địa hình núi cao với nhiều hang động các-xtơ và thắng cảnh thuận lợi cho phát triển du lịch

- Khí hậu: Mùa đông lạnh, phân hoá theo độ cao tạo thế mạnh để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như: cây ăn quả đặc sản rau và hoa cũng như thế mạnh cho phát triển du lịch.

- Nguồn nước: 

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc kết hợp địa hình chia cắt mạnh tạo cho vùng có trữ năng thuỷ điện lớn nhất cả nước

+ Các hồ tự nhiên và nhân tạo có giá trị phát triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch

+ Nguồn nước khoáng phong phú, thuận lợi cho phát triển du lịch.

- Tài nguyên khoáng sản đa dạng, một số loại có trữ lượng đáng kể như than, sắt, a-pa-tít là cơ sở quan trọng để phát triển công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản và nhiều ngành công nghiệp khác

- Tài nguyên rừng dồi dào, tạo thế mạnh phát triển lâm nghiệp, công nghiệp khai thác và chế biến gỗ. Hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn như Hoàng Liên có nhiều loài sinh vật đặc hữu là tài nguyên đặc sắc để phát triển du lịch sinh thái

? mục 3 a

Dựa vào thông tin mục a, hãy nhận xét đặc điểm nổi bật về thành phần dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ thông tin mục 3.a) Thành phần dân tộc (SGK trang 152+153)

- Chỉ ra đặc điểm nổi bật về thành phần dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải chi tiết:

- Thành phần dân tộc đa dạng, với các dân tộc như Kinh, Thái, Mường, Dao, HMông, Tày, Nùng,... 

- Dân tộc thiểu số chiếm hơn 50% tổng số dân toàn vùng

- Sự phân bố dân tộc thay đổi theo hướng đan xen nhưng vẫn có khu vực cư trú đặc trưng: Người Thái, Mường sống nhiều hơn ở khu vực Tây Bắc; người Tày, Nùng,... sống nhiều hơn ở khu vực Đông Bắc.

- Có văn hoá, phong tục tập quán đa dạng. Người dân có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây dược liệu và rau quả ôn đới

? mục 3 b

Dựa vào thông tin mục b, hãy nhận xét đặc điểm phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ thông tin mục 3.b) Phân bố dân cư (SGK trang 153)

- Chỉ ra đặc điểm phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải chi tiết:

- Mật độ dân số toàn vùng thấp hơn so với trung bình cả nước 

- Dân cư có sự phân bố khác nhau giữa các khu vực: Đông Bắc có mật độ dân số cao hơn Tây Bắc; các tỉnh khu vực trung du có mật độ dân số cao hơn các tỉnh khu vực miền núi 

- Dân cư chủ yếu sinh sống ở nông thôn, số dân nông thôn chiếm 79,5% số dân toàn vùng. Các đô thị có mật độ dân số tương đối cao

? mục 3 c

Dựa vào thông tin mục c và bảng 11.2, hãy nhận xét về chất lượng cuộc sống dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ thông tin mục 3.c) Chất lượng cuộc sống và bảng 11.2 (SGK trang 153)

- Chỉ ra nhận xét về chất lượng cuộc sống dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải chi tiết:

- Đời sống của người dân được cải thiện, trình độ dân trí được nâng lên

- Từ năm 2010 – 2021, tỉ lệ hộ nghèo đã giảm hơn một nửa; thu nhập bình quân đầu người/tháng, tuổi thọ trung bình và tỉ lệ người lớn biết chữ đã có sự tăng trưởng rõ rệt

? mục 4 a

Dựa vào thông tin mục a và hình 11.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ thông tin mục 4.a) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản và bảng 11.2 (SGK trang 153+154)

- Chỉ ra sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải chi tiết:

a. Nông nghiệp:

- Đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và chế biến, ưu tiên phát triển nông nghiệp an toàn và nông nghiệp hữu cơ

- Trồng trọt: 

+ Lúa và ngô là các cây lương thực chính của vùng

+ Việc trồng lúa góp phần giải quyết cơ bản nhu cầu lương thực, được trồng nhiều ở các cánh đồng thung lũng như: Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Yên Bái),... nhiều vùng đất dốc được cải tạo thành ruộng bậc thang để trồng lúa

+ Có diện tích trồng ngô lớn nhất cả nước, các địa phương có diện tích ngô nhiều là Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng,...

+ Có thế mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu. Vùng đã phát triển các khu vực sản xuất tập trung như: chè (Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang), hồi (Lạng Sơn), quế (Yên Bái), thảo quả (Hà Giang, Lào Cai,...), cây ăn quả (Bắc Giang, Sơn La, Hoà Bình, Lạng Sơn)

- Chăn nuôi: có thế mạnh về chăn nuôi gia súc. Số lượng trâu, lợn của vùng lớn nhất cả nước 

+ Đàn bò sữa được chú trọng phát triển ở Sơn La, Bắc Giang,...

+ Chăn nuôi đang phát triển theo hình thức trang trại, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đặc biệt trong chăn nuôi lợn, bò

b. Lâm nghiệp:

- Là ngành có thể mạnh ở vùng với tổng diện tích rừng khoảng 5,4 triệu ha (chiếm hơn 36% diện tích rừng cả nước).

- Khai thác, chế biến lâm sản:

+ Sản lượng gỗ khai thác ngày càng tăng, gỗ được khai thác từ diện tích rừng trồng

+ Các lâm sản khác như măng, mộc nhĩ, dược liệu,... cũng được khai thác nhiều giúp tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho các hộ gia đình

- Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng: 

+ Chính sách giao đất và giao rừng góp phần tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người dân và góp phần bảo vệ, phát triển rừng

+ Công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng được chú trọng, đặc biệt ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên như: Hoàng Liên, Du Già, Xuân Sơn, Phia Oắc – Phia Đén,...

c. Thuỷ sản:

- Hoạt động khai thác thuỷ sản trên hệ thống sông, hồ (tập trung ở sông Đà, sông Hồng, hồ Thác Bà, hồ Hòa Bình,...) đem lại nguồn thu nhập đáng kể 

- Nuôi trồng thuỷ sản ở các sông, hồ ngày càng có hiệu quả, góp phần cung cấp thực phẩm cho người dân trong vùng, đồng thời tạo ra những mặt hàng đặc sản có giá trị kinh tế cao

- Nhiều trang trại nuôi thuỷ sản được đầu tư công nghệ cao với quy mô lớn ở một số địa phương như: Lào Cai, Hòa Bình, Cao Bằng,...

? mục 4 b

Dựa vào thông tin mục b và hình 11.2, hãy:

- Trình bày sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Kể tên một số trung tâm công nghiệp và tên ngành công nghiệp của các trung tâm đó ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ thông tin mục 4.b) Công nghiệp và bảng 11.2 (SGK trang 155+156)

- Chỉ ra sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp và kể tên một số trung tâm công nghiệp và tên ngành công nghiệp của các trung tâm đó ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải chi tiết:

 - Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng, trong đó một số ngành nổi bật là khai khoáng; sản xuất điện; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính,...

- Công nghiệp khai khoáng có ở hầu hết các tỉnh, các sản phẩm chủ yếu là quặng sắt, a-pa-tít, đá vôi, nước khoáng, than,...

- Sản xuất điện đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng

+ Trong vùng phát triển cả thuỷ điện và nhiệt điện

+ Các nhà máy thuỷ điện lớn như Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang ,... ngoài vai trò sản xuất điện còn góp phần kiểm soát lũ cho Đồng bằng sông Hồng, tạo cảnh quan phát triển du lịch

+ Một số nhà máy nhiệt điện trong vùng là An Khánh, Sơn Động, Na Dương,...

- Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm:

+ Phát triển, gồm chế biến sữa, chế biến hoa quả, chế biến chè,... trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu dồi dào trong vùng

+ Các địa phương có ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm phát triển là Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên,...

- Một số trung tâm công nghiệp ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: Thái Nguyên (khai khoáng, chế biến thực phẩm,...), Bắc Giang (hóa chất, sản phẩm điện tử, máy vi tính,...),  Hoà Bình (thuỷ điện, sản xuất và chế biến thực phẩm,...)

? mục 4 c

 Dựa vào thông tin mục c và hình 11.2, hãy:

- Trình bày sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Kể tên một số điểm du lịch nổi tiếng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ thông tin mục 4.c)Dịch vụ và bảng 11.2 (SGK trang 157)

- Chỉ ra sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ và kể tên một số điểm du lịch nổi tiếng ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải chi tiết:

 - Dịch vụ đang ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của vùng

- Giao thông vận tải: 

+ Có vị trí thuận lợi kết nối với vùng Đồng bằng sông Hồng, với Trung Quốc bằng đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường hàng không

+ Đường quốc lộ, cao tốc được nâng cấp và xây dựng, tạo động lực thúc đẩy phát triển các hành lang kinh tế như cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, quốc lộ 6,... 

+ Giao thông vận tải đang phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải, hiện đại hoá các phương tiện vận tải và nâng cao chất lượng dịch vụ

- Thương mại: 

+ Hoạt động nội thương ngày càng phát triển và đa dạng với nhiều hình thức

+ Mạng lưới phân phối hàng hoá được mở rộng ở các địa phương, hệ thống chợ, điểm mua bán, siêu thị gia tăng

+ Hoạt động ngoại thương chú trọng khai thác thế mạnh kinh tế cửa khẩu, đẩy mạnh giao thương với các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) và các tỉnh khu vực Thượng Lào

- Du lịch: 

+ Trở thành thế mạnh kinh tế của vùng, với nhiều loại hình và điểm du lịch nổi tiếng

+ Du lịch sinh thái phát triển ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh

- Một số điểm du lịch nổi tiếng của vùng là: hồ Ba Bể, Sa Pa, Pác Bó, Đền Hùng, di tích Điện Biên Phủ,...

Luyện tập

Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ thông tin mục 2.b) Thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội  (SGK trang157)

- Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải chi tiết:

Vận dụng

Tìm hiểu và giới thiệu với bạn về một địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Phương pháp giải:

-Tìm hiểu qua sách, báo và internet về địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Giới thiệu với bạn về một địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải chi tiết:

 - Sa Pa Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển

- Sapa là một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên vùng núi

- Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn

- Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng.


Bình chọn:
3.7 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí