Bài 1. Vài nét lịch sử phát triển máy tính trang 4, 5 SBT Tin học 8 Cánh diều>
Hãy chọn câu đúng. Máy tính đầu tiên của loài người là:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Câu 1
Hãy chọn câu đúng.
Máy tính đầu tiên của loài người là:
1) Máy tính điện tử
2) Máy tính cơ học
3) Máy vi tính
4) Máy tính cá nhân
Lời giải chi tiết:
2
Máy tính đầu tiên của loài người là máy tính cơ học
(Pascaline còn được gọi là máy số học, máy tính đầu tiên của nhân loại do Blaise Pascal, nhà toán học và triết học người Pháp phát minh trong thời gian từ năm 1642-1645. Pascaline hình chữ nhật với một giao diện dựa trên bánh xe quay, sản phẩm khá đơn giản, dùng cho việc cộng trừ các số liệu thông qua một giao diện. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 10 năm, Pascal đã sản xuất 50 máy giống nhau để phân phối cho nhiều người ở châu Âu dùng cho mục đích thương mại. Ban đầu, Pascal tạo ra Pascaline để hỗ trợ cha mình trong việc tính toán thuế khi ông làm việc tại thành phố Rouen của Pháp.)
Câu 2
Nội dung bài học có viết "máy tính cơ học trước đó đã được thiết kế lại để sử dụng mô tơ điện". Em hãy cho biết:
1) Câu đó có hàm ý gì?
2) Câu đó có phải muốn nói đến việc tiếp tục phát triển thành máy tính điện tử hay không?
Lời giải chi tiết:
1) Câu này muốn nói tới việc trước đó, máy tính cơ học sử dụng sức người, quay bằng tay hoặc đạp chân như xe đạp.
2) Câu trên không nhằm để nói đến việc tiếp tục phát triển thành máy tính điện tử.
Câu 3
Trả lời các câu hỏi sau:
1) Nguyên lí Von Neumann là gì?
2) Nguyên lí Von Neuman có vai trò gì đối với máy tính điện tử?
Lời giải chi tiết:
1) Nguyên lí Von Neumann là nguyên lí hoạt động theo chương trình của máy tính điện tử.
2) Nguyên lí Von Neumann đặt nền tảng cho sự phát triển của máy tính điện tử.
Câu 4
Hãy chọn đáp án đúng.
Lịch sử phát triển của máy tính điện tử gồm:
1) Hai thế hệ: máy tính cơ học và máy tính điện tử.
2) Ba thế hệ: máy tính cơ học; máy tính điện tử; máy tính lượng tử.
3) Bốn thế hệ.
4) Năm thế hệ.
Lời giải chi tiết:
4
Lịch sử máy tính điện tử gồm 5 thế hệ:
+ Thế hệ zero – máy tính cơ học (1642 – 1940)
+ Thế hệ I – bóng đèn chân không (1940 – 1956)
+ Thế hệ II – transistor (1956 – 1963)
+ Thế hệ III – mạch tích hợp (1964 – 1971)
+ Thế hệ IV – mạch tích hợp mật độ siêu cao (1971 – đến nay)
Câu 5
Hãy ghép cặp một dòng ở cột trái và một dòng ở cột phải đúng theo đặc điểm công nghệ phần cứng của các thế hệ máy tính.
1) Thế hệ thứ nhất |
A) Mạch tích hợp |
2) Thế hệ thứ hai |
B) Ống chân không hoặc van nhiệt điện |
3) Thế hệ thứ 3 |
C) Mạch tích hợp quy mô siêu lớn |
4) Thế hệ thứ 4 |
D) Bóng bán dẫn và lõi từ |
5) Thế hệ thứ 5 |
E) Mạch tích hợp quy mô rất lớn |
Lời giải chi tiết:
1 - B; 2 - D; 3 - A; 4 - E; 5 - C
Câu 6
Trả lời các câu hỏi sau:
1) Máy tính cá nhân đầu tiên thuộc thế hệ nào?
2) Máy tính cá nhân thông dụng hiện nay thuộc thế hệ nào?
Lời giải chi tiết:
1) Máy tính cá nhân đầu tiên thuộc thế hệ thứ ba.
2) Máy tính cá nhân thông dụng hiện nay thuộc thế hệ thứ năm.
Câu 7
Hãy cho biết có thể hay không thể phân chia các thế hệ máy tính điện tử căn cứ vào kích thước. Vì sao?
Lời giải chi tiết:
Không thể phân chia các thế hệ máy tính điện tử căn cứ vào kích thước vì đặc điểm chung về kích thước là rất lớn từ lúc ban đầu và thu nhỏ dần qua các thế hệ, nhưng trong một thế hệ máy tính cũng có đủ các kích thước khác nhau.
Câu 8
Hãy cho biết có thể hay không thể phân chia các thế hệ máy tính điện tử căn cứ vào mức tiêu thụ điện năng. Vì sao?
Lời giải chi tiết:
Không thể phân chia các thế hệ máy tính điện tử căn cứ vào mức tiêu thụ điện năng vì đặc điểm chung về tiêu thụ điện năng là ban đầu tiêu thụ rất nhiều và giảm rất nhanh, nhưng trong từng thế hệ máy tính cũng có các mức tiêu thụ điện năng rất khác nhau.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 3. Bài tập nhóm thông tin với giải quyết vấn đề trang 10 SBT Tin học 8 Cánh diều
- Bài 2. Tin học và các ngành nghề trang 64, 65 SBT Tin học 8 Cánh diều
- Bài 1. Tin học và ứng dụng trang 63, 64 SBT Tin học 8 Cánh diều
- Bài 7. Thực hành tổng hợp trang 61, 62 SBT Tin học 8 Cánh diều
- Bài 6. Thực hành tìm và sửa lỗi trang 59, 60 SBT Tin học 8 Cánh diều
- Bài 3. Bài tập nhóm thông tin với giải quyết vấn đề trang 10 SBT Tin học 8 Cánh diều
- Bài 2. Tin học và các ngành nghề trang 64, 65 SBT Tin học 8 Cánh diều
- Bài 1. Tin học và ứng dụng trang 63, 64 SBT Tin học 8 Cánh diều
- Bài 7. Thực hành tổng hợp trang 61, 62 SBT Tin học 8 Cánh diều
- Bài 6. Thực hành tìm và sửa lỗi trang 59, 60 SBT Tin học 8 Cánh diều