Bài 1. Thể hiện cấu trúc tuần tự trong chương trình trang 49, 50 SBT Tin học 8 Cánh diều>
Hình 1a dưới đây cho một đoạn kịch bản của một câu chuyện. Bạn Minh khuê mô tả đoạn kịch bản đó dạng thuật toán như trong Hình 1b.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Câu 1
Hình 1a dưới đây cho một đoạn kịch bản của một câu chuyện. Bạn Minh khuê mô tả đoạn kịch bản đó dạng thuật toán như trong Hình 1b. Theo em, bạn Minh Khuê mô tả có đúng kịch bản ở Hình 1a hay không? Nếu chưa đúng thì cần sửa lại như thế nào?
Kịch bản câu chuyện |
Mô tả đoạn kịch bản ở dạng thuật toán |
Bối cảnh: sân khấu Concert; nhân vật Thuỳ Anh đứng ở bên trái sân khấu; nhân vật Hà Phương đứng ở phía phải sân khau - Nhạc nổi lên - Thuỳ Anh nhảy và di chuyển liên tục sang phía phải cho đến khi gặp bạn Hà Phương - Thuỳ Anh dừng lại, Hà Phương vỗ tay - Thuỳ Anh nói: “Ồ, chào bạn! Bạn đến đây sớm thế?” - Hà Phương nói: “Mình đến sớm để cổ vũ bạn luyện tập” - Thuỳ Anh nói: “Cảm ơn bạn, chúng mình đi uống nước nhé?” - Cả hai nhân vật rời khỏi sân khấu |
Bước 1. Đặt nhân vật Thuỳ Anh đứng ben trái sân khấu, nhân vật Hà Phương đứng bên phải sân khấu Bước 2. Cho nhạc nổi lên Bước 3. Thuỳ Anh nói “Ồ, chào bạn! Bạn đến đây sớm thế?” Bước 4. Thuỳ Anh nhảy và di chuyển liên tục sang phía phải cho đến khi gặp bạn Hà Phương Bước 5. Hà Phương nói “Mình đến sớm để cổ vũ bạn luyện tập” Bước 6. Thuỳ Anh nói: “Cảm ơn bạn, chúng mình đi uống nước nhé?” Bước 7. Cả hai nhân vật rời khỏi sân khấu |
Hình 1a. Kịch bản một câu chuyện |
Hình 1b. Một mô tả thuật toán |
Lời giải chi tiết:
Thuận toán mà bạn Minh Khuê mô tả chưa phản ánh đúng kịch bản vì chưa đúng thứ tự các sự kiện xảy ra trong kịch bản.
Thứ tự đúng với kịch bản là: Bước 1 – Bước 2 – Bước 5 – Bước 3 – Bước 6 – Bước 4 – Bước 7 – Bước 8
Câu 2
Bạn Minh Tú tạo chương trình như trong Hình 2 dể giải phương trình bậc hai ax2+bx+c=0 với các hệ số a, b, c nhập vào từ bàn phím. Chương trình chưa chạy đúng vì thứ tự các câu lệnh chưa đúng. Em hãy sửa giúp bạn Minh Tú để được chương trình đúng
Lời giải chi tiết:
Tính delta phải thực hiện ngay khi nhập dữ liệu, trước khi vào cấu trúc rẽ nhánh:
Tính nghiệm x1,x2 phải thực hiện trước khi thông báo nghiệm
Câu 3
Em hãy ghép các lệnh cho sẵn (nhãn A, B, C, D) dưới đây theo thứ tự để có chương trình vẽ Hình 3
Lời giải chi tiết:
Ghép theo thứ tự là D – B – C – A
Câu 4
Với kịch bản như ở Hình 4 dưới đây, em hãy:
- Viết thuật toán điều khiển nhân vật Gấu trong kịch bản đó.
- Viết thuật toán điều khiển nhân vật Hươu cao cổ trong kịch bản đó
- Tạo chương trình Scratch thể hiện câu chuyện theo kịch bản
Bạn Gấu đứng bên trái bìa rừng; Bạn Hươu đứng bên phải bìa rừng Bạn Gấu đi tới gần chô bạn Hươu đang gặm cỏ Hươu: Chào Gấu, cậu đi đâu đấy? Gấu: Tớ vào rừng sâu để thăm bà tớ (Hươu nghe và suy nghĩ) Hươu: Cậu mang theo gì vậy? Gấu: Tớ có hũ mật ngọt này, bà tớ sẽ thích lắm Hươu: Tớ nghĩ là bà của cậu không thích đâu (Gấu tỏ vẻ ngạc nhiên) Hươu: Vì như bà của tớ, bà tớ thích ăn những quả táo chín đỏ cơ? |
Hình 4. Kịch bản một câu chuyện nhỏ
Lời giải chi tiết:
Thuật toán mô tả kịch bản có thể như sau:
Bước 1. Đặt Gấu đứng bên trái bìa rừng; Hươu đứng bên phải bìa rừng
Bước 2. Hươu gặm cỏ, Gấu di chuyển sang bên phải cho đến khi gặp Hươu thì dừng lại
Bước 3. Hươu nói “Chào Gấu, cậu đi đâu đấy?”
Bước 4. Gấu trả lời “Tớ vào rừng sâu để thăm bà tớ” (Hươu nghe và suy nghĩ)
Bước 5. Hươu hỏi “Cậu mang theo gì vậy?”
Bước 6. Gấu nói “Hũ mật ngọt đấy, bà tớ sẽ thích lắm”
Bước 7. Hươu bảo: Chắc bà cậu không thích đâu”
Bước 8. Gấu tỏ vẻ ngạc nhiên
Bước 9. Hươu nói tiếp “Vì bà tớ thích ăn táo chín đỏ cơ”
Bước |
Nhân vật Gấu |
Nhân vật Hươu cao cổ |
1 |
Đặt Gấu đứng bên trái bìa rừng |
Hươu đứng bên phải bìa rừng |
2 |
Gấu di chuyển sang bên phải cho đến khi gặp Hươu thì dừng lại |
Hươu gặm cỏ |
3 |
Gấu đứng yên nghe Hươu nói trong 2 giây |
Hươu nói “Chào Gấu, cậu đi đâu đấy?” |
4 |
Gấu trả lời “Tớ vào rừng sâu để thăm bà tớ” |
Hươu nghe 1 giây và suy nghĩ trong 1 giây |
5 |
Gấu đứng yên nghe Hươu nói trong 2 giây |
Hươu hỏi “Cậu mang theo gì vậy?” |
6 |
Gấu nói “Hũ mật ngọt đấy, bà tớ sẽ thích lắm” |
Hươu đứng yên nghe Gấu nói trong 2 giây |
7 |
Gấu đứng yên nghe Hươu nói trong 2 giây |
Hươu bảo: Chắc bà cậu không thích đâu” |
8 |
Gấu ngạc nhiên “Ồ, lạ nhỉ?...” trong 2 giây |
Hươu chờ Gấu 2 giây |
9 |
Hươu nói tiếp “Vì bà tớ thích ăn táo chín đỏ cơ” |
Chương trình Scratch:
Nên tổ chức một số thao tác thành chương trình con (My Blocks) để dễ quản lí chương trình, ví dụ Đi của gấu và Gặm cỏ của Hươu cao cổ như dưới đây. Nếu không dùng My Blocks thì thay vào lệnh gọi Đi bằng đoạn lệnh dùng để định nghĩa Đi
Câu 5
Với kịch bản Thỏ chạy thi với Rùa như ở Hình 5 dưới đây, em hãy viết thuật toán mô tả kịch bản đó. Hãy tạo chương trình Scratch thể hiện thuật toán em vừa viết
Thỏ và Rùa đứng ở bìa rừng bên trái Cả hai bắt đầu chạy về phía bìa rừng bên phải Chạy đến nửa đường, Thỏ dừng lại và hát “Là lá la, chậm quá bạn Rùa ơi” Thỏ nói “Mình cứ chơi đã, còn kịp chán?” Thỏ xoay vòng tròn tại chỗ, khi dừng lại và nhận ra Rùa đã đến sát bìa rừng bên phải, Thỏ kêu lên “Ôi muộn mất rồi!” Thỏ cố gắng chạy nhanh hơn, nhưng đã muộn, Rùa đã đến bìa rừng bên phải trước Thỏ. |
Hình 5. Kịch bản Thỏ chạy thi với Rùa
Lời giải chi tiết:
Bước |
Nhân vật Thỏ |
Nhân vật Rùa |
1 |
Đặt Thỏ đứng ở bìa rừng bên trái |
Đặt Rùa đứng ở bìa rừng bên trái |
2 |
Thỏ di chuyển sang phía bìa rừng bên phải cho tới đoạn giữa rừng thì dừng lại |
Rùa di chuyển sang bìa rừng bên phải |
3 |
Thỏ hát “Là lá la, chậm quá bạn Rùa ơi” |
Rùa di chuyển sang bìa rừng bên phải |
4 |
Thỏ nói “Mình cứ chơi đã, kịp chán” |
Rùa di chuyển sang bìa rừng bên phải |
5 |
Thỏ xoay vòng tròn tại chỗ |
Rùa di chuyển sang bìa rừng bên phải |
6 |
Thỏ kêy lên “Ôi, muộn mất rồi!” |
Rùa di chuyển sang bìa rừng bên phải và đã gần đến bìa rừng |
7 |
Thỏ chạy với tốc độ nhanh hơn |
Rùa đến bìa rừng trước thỏ |
Chương trình có thể như sau (khi điều chỉnh tốc độ di chuyển để phù hợp với thứ tự các sự kiện xảy ra):
- Bài 2. Sử dụng biến trong chương trình trang 52, 53 SBT Tin học 8 Cánh diều
- Bài 3. Sử dụng biểu thức trong chương trình trang 53, 54 SBT Tin học 8 Cánh diều
- Bài 4. Thể hiện cấu trúc rẽ nhánh trong chương trình trang 54, 55 SBT Tin học 8 Cánh diều
- Bài 5. Thể hiện cấu trúc lặp trong chương trình trang 57, 58 SBT Tin học 8 Cánh diều
- Bài 7. Thực hành tổng hợp trang 61, 62 SBT Tin học 8 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 3. Bài tập nhóm thông tin với giải quyết vấn đề trang 10 SBT Tin học 8 Cánh diều
- Bài 2. Tin học và các ngành nghề trang 64, 65 SBT Tin học 8 Cánh diều
- Bài 1. Tin học và ứng dụng trang 63, 64 SBT Tin học 8 Cánh diều
- Bài 7. Thực hành tổng hợp trang 61, 62 SBT Tin học 8 Cánh diều
- Bài 6. Thực hành tìm và sửa lỗi trang 59, 60 SBT Tin học 8 Cánh diều
- Bài 3. Bài tập nhóm thông tin với giải quyết vấn đề trang 10 SBT Tin học 8 Cánh diều
- Bài 2. Tin học và các ngành nghề trang 64, 65 SBT Tin học 8 Cánh diều
- Bài 1. Tin học và ứng dụng trang 63, 64 SBT Tin học 8 Cánh diều
- Bài 7. Thực hành tổng hợp trang 61, 62 SBT Tin học 8 Cánh diều
- Bài 6. Thực hành tìm và sửa lỗi trang 59, 60 SBT Tin học 8 Cánh diều