Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 Văn 7 cánh diều có đáp án>
Tải vềTổng hợp 10 đề thi học kì 1 Văn 7 cánh diều có đáp án
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Đề 1
Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
Trước mắt chúng ta là bài thơ Mời trầu. Bạn hãy tạm không cần biết nó là của ai? Người ấy thế nào? tình duyên ra sao? Sống ở nơi nơi nào?... Có nghĩa là tạm gạt sang một bên tất cả những yếu tố bên ngoài tác phẩm. Và bây giờ bạn hãy đọc bài thơ lên, lắng nghe tiếng lòng tác giả, chỉ ra những suy nghĩ của người làm ra nó, chứa chất đằng sau mỗi câu mỗi chữ. Chúng ta hãy phân tích từ văn bản…
[…] Câu thơ mở đầu như một lời tâm sự bộc bạch “Qủa cau nho nhỏ miếng trầu hôi”. Thể hiện rõ sắc thái nhún nhường và có phần mặc cảm về thân phận thấp bé nho nhỏ; về số kiếp hèn mọn – miếng trầu hôi; âm sắc của từ nho nhỏ kết hợp với hình ảnh miếng trầu hôi gợi lên văng vẳng lời than thân trách phận.
[…] Xuất hiện gần như đối lập với sắc thái tình cảm trên là nhịp tình cảm căng thẳng chát chúa: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”.
Câu thơ vang lên như lời nhắn gửi, răn đe, trước hết do từ Này. Đại từ chỉ thị “này” vốn chỉ trầu cau ở trên, nhưng do đặt ở đầu câu hai nên nó còn nhập luôn vào hệ thống từ răn đe: “Này, liệu hồn đấy”; “Này này chị bảo cho mà biết”. Cách xưng hô ở đây cũng rất độc đó: “Này của Xuân Hương” – một cách xưng hô bằng vai phải lứa và có phần trịnh thượng. Người mời đã kéo tuốt người được mời xuống ngang hàng với mình một cách sòng phẳng và dân chủ; hơn nữa, còn hạ đối tượng người được mời xuống thấp hơn mình nhiều bằng động từ nôm na mách quẻ: quệt.
[…]
(Đỗ Ngọc Thống, Một cách xem Hồ Xuân Hương “Mời trầu”)
Câu 1. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2. Để bàn luận về bài thơ, cách làm của người viết là gì?
A. Đọc bài thơ để lắng nghe tiếng lòng của tác giả
B. Tìm hiểu các tư liệu liên quan đến tác phẩm
C. Chỉ ra những suy nghĩ của người làm ra nó (bài thơ)
D. A và C là phương án đúng
Câu 3. Người viết đã nhật xét về câu mở đầu bài thơ Mời trầu “như một lời bộc bạch tâm sự”. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4. Nho nhỏ, miếng trầu hôi được trích dẫn từ câu thơ mở đầu bài Mời trầu được gọi là gì?
A. Là từ ngữ được người viết sử dụng trong quá trình bàn luận
B. Là chi tiết, từ ngữ, hình ảnh quan trọng của tác phẩm cần bàn luận
C. Là tư tưởng, tình cảm của tác giả thể hiện trong tác phẩm
D. Là tư tưởng, tình cảm, ý kiến của người viết bài nêu ra khi bàn luận
Câu 5. Theo người viết, từ nho nhỏ được sử dụng trong bài thơ có ý nghĩa gì?
A. Thể hiện sự nhún nhường và có phần mặc cảm về thân phận
B. Để miêu tả hình ảnh quả cau – quả cau nho nhỏ
C. Kết hợp với miếng trầu hôi để gợi sự than thân trách phận
D. A và C là phương án đúng
Câu 6. Dòng nào sau đây nêu đúng vai trò của câu văn Xuất hiện gần như đối lập với sắc thái tình cảm trên là nhịp tình cảm căng thẳng, chát chúa: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi” trong đoạn trích?
A. Là ý kiến của người viết
B. Là lí lẽ của người viết
C. Là bằng chứng người viết đưa ra
D. Là lập luận của người viết
Câu 7. Trong câu văn Chúng ta hãy phân tích từ văn bản, phó từ hãy bổ sung ý nghĩa gì?
A. Thời gian
B. Cầu khiến
C. Sự tiếp diễn
D. Sự phủ định
Câu 8. Vì sao người viết chỉ lựa chọn một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong văn bản để bàn luận?
A. Vì nếu phân tích tất cả các từ ngữ, chi tiết… thì văn bản sẽ rất dài
B. Vì không hiểu hết tất cả các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong văn bản
C. Vì đó là các từ khóa quan trọng thể hiện nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm
D. Vì đó là sở thích của người Việt
Câu 9. Bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương được tác giả Đỗ Ngọc Thông phân tích theo trình tự nào? Các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh nào đã được sử dụng?
Câu 10. Hãy nêu một ví dụ về ý kiến, lí lẽ hay bằng chứng được tác giả nêu lên trong đoạn trích mà em thấy độc đáo, sâu sắc. Lí giải ngắn gọn.
Phần II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Em đã được tham gia nhiều trò chơi dân gian hoặc được chứng kiến các hoạt động học tập vui chơi. Có hoạt động cá nhân, có hoạt động tập thể. Có nhiều trò chơi hay hoạt động đặc biệt đã theo suốt tuổi thơ của mình hoặc không ít những trò chơi hay hoạt động độc đáo mang bản sắc văn hóa từng vùng miền đất nước. Em hãy viết bài văn thuyết minh quy tắc, luật lệ về một trò chơi hoặc một hoạt động mà em thích nhất.
Đề 2
Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Lời ru của mẹ
(Xuân Quỳnh)
Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất Khi con vừa ra đời Lời ru về mẹ hát.
Lúc con nằm ấm áp Lời ru là tấm chăn Trong giấc ngủ êm đềm Lời ru thành giấc mộng
Khi con vừa tỉnh giấc Thì lời ru đi chơi Lời ru xuống ruộng khoai Ra bờ ao rau muống. |
Và khi con đến lớp Lời ru ở cồng trường Lời ru thành ngọn cỏ Đón bước bàn chân con
Mai rồi con lớn khôn Trên đường xa nắng gắt Lời ru là bóng mát Lúc con lên núi thẳm Lời ru cũng gập ghềnh Khi con ra biển rộng Lời ru thành mênh mông. (Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997) |
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ mấy chữ?
A. Thơ bốn chữ
B. Thơ bảy chữ
C. Thơ năm chữ
D. Thơ tám chữ
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 3. Đâu là chủ đề của bài thơ?
A. Tình mẫu tử
B. Tình phụ tử
C. Tình bạn
D. Tình yêu quê hương đất nước
Câu 4. Bài thơ có cách ngắt nhịp phổ biến như thế nào?
A. Nhịp 2/3
B. Nhịp 3/2
C. Nhịp 1/4
D. A và B đúng
Câu 5. Đọc bài thơ, em thấy Lời ru ẩn nơi nào?
A. Ở ruộng khoai, ao rau muống
B. Ở cổng trường
C. Trên đường, trên núi, ngoài biển
D. Ở khắp mọi nơi
Câu 6. Lời ru của mẹ ở bên con khi nào?
A. Lúc con chào đời
B. Lúc con đi học
C. Khi con khôn lớn
D. Suốt cuộc đời con
Câu 7. Trong câu thơ: Lời ru cũng gập ghềnh đã sử dụng phó từ cũng đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 8. Câu nào sau đây có nội dung gần gũi nhất với ý thơ trong bài thơ trên?
A. Đời con mẹ bế mẹ bồng
Mẹ ru con cả tiếng lòng thương yêu
B. Đứa trẻ nhỏ giữa dòng đời quạnh quẽ
Thè một lần khe khẽ tiếng mẹ ru
C. Mẹ ngồi hát khúc đưa nôi
Lời ru thầm gọi sinh sôi hạt vàng
D. Gió đưa kẽo kẹt cành tre
Ầu ơ ru giấc trưa về mùa thu
Câu 9. Nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ “lời ru” trong bài thơ
Câu 10. Em hãy viết khoảng 3 – 5 dòng chia sẻ suy nghĩ của mình về ý nghĩa của lời ru trong cuộc sống.
Phần II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Dựa vào các văn bản đã học (“Ca Huế”, “Hội thi thổi cơm”, “Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang”), hãy viết bài văn thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho một trong các hoạt động hay trò chơi đã được giới thiệu hoặc các hoạt động hay trò chơi tương tự của địa phương em.
Đề 3
Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Khi đông đã vào sâu, rét ngọt là một “đặc sản” của Hà Nội. Cái rét đậm mà khô, không vồ vập, ồn ào mà cứ âm thầm, lặng lẽ thấm vào cơ thể, thấu tận xương, thấm tê nhưng không giá băng.
[…] Rét thấm đẫm vào không khí xôm xốp, tràn qua khe cửa, lẻn vào nhà, chui vào giường chiếu khiến trong cơn mê ngủ cũng phải kéo chăn, co mình. Sáng hôm sau tỉnh giấc càng thấm thía cái lạnh tê tái, tràn ngập phố phường. Cái rét như lưỡi dao sắc lẹm cắt vào da thịt, lặng lẽ thấm vào tận xương khiến người ta chỉ muốn nghỉ ngơi, cuộn chăn ngủ vùi.
[…] Rét là thế mà bấy lâu nay, mọi người vẫn ngóng rét ngọt khi mùa về bởi nó được coi là món quà của thiên nhiên dành cho con người. Rét ngọt, trời hanh khiến má trẻ con ửng hồng. Cái lạnh của rét ngọt kéo người ta xích lại gần nhau hơn, lãng mạn hơn.
[…] Rét ngọt khiến người ta trìu mến hơn với cả những khoảnh khắc vụn vặt mà thường ngày lãng quên bên rìa cuộc sống mưu sinh. Sà vào một quán cóc khiêm nhường nép bên vỉa hè, nhâm nhi chén trà nóng, cái kẹo lạc, ngồi ngắm người qua lại, ngắm những cây bàng nơi góc phồ “cháy” rực để sưởi ấm mùa đông Hà Nội hay quây quần bên bếp ngô, khoai nướng, mía tím nướng, hạt dẻ rang… sẽ thấy sự lãng mạn, trầm tĩnh của mùa vân ẩn khuất đâu đó trên phố xá, trong lòng người.
(Theo http://nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn, ngày 4/1/2021)
Câu 1. Đoạn trích trên mang đặc trưng thể loại văn học nào?
A. Truyện khoa học viễn tưởng
B. Tản văn và tùy bút
C. Tiểu thuyết
D. Văn bản thông tin
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên là gì?
A. Biểu cảm
B. Nghị luận
C. Thuyết minh
D. Tự sự
Câu 3. Trong các câu sau, câu nào miêu tả đặc điểm của rét ngọt Hà Nội?
A. Khi đông đã vào sâu, rét ngọt là một “đặc sản” của Hà Nội
B. Cái rét đậm mà khô, không vồ vập, ồn ào mà cứ âm thầm, lặng lẽ thấm vào cơ thể, thấu tận xương, thấm tê nhưng không giá băng
C. Rét ngọt, trời hanh khiến má trẻ con ửng hồng
D. Rét ngọt khiến người ta trìu mến hơn với cả những khoảnh khắc vụn vặt mà thường ngày lãng quên bên rìa cuộc sống mưu sinh
Câu 4. Vì sao tác giả lại khẳng định: rét ngọt là một “đặc sản” của Hà Nội?
A. Vì Hà Nội có nhiều đặc sản nổi tiếng so với nơi khác
B. Vì rét ngọt của Hà Nội mang những đặc trưng riêng
C. Vì rét ngọt vốn có nguồn gốc từ Hà Nội
D. Vì tác giả có thói quen dùng từ như vậy
Câu 5. Các từ rét, không khí, lạnh, hanh, mùa đông là thuật ngữ thường sử dụng trong lĩnh vực khoa học nào?
A. Vật lí
B. Hóa học
C. Địa lí
D. Lịch sử
Câu 6. Cái “tôi” của tác giả được thể hiện trong văn bản như thế nào?
A. Buồn rầu, nhớ nhung
B. Nhẹ nhàng, lặng lẽ, tinh tế
C. Sôi nổi, sung sướng
D. Căm uất, giận dữ
Câu 7. Cái lạnh của rét ngọt tác động như thế nào đến tình cảm con người?
A. Khiến người ta chỉ muốn nghỉ ngơi, cuộn chăn ngủ vùi
B. Rét ngọt, trời hanh khiến má trẻ con ửng hồng
C. Khiến trong cơn mê ngủ cũng phải kéo chăn, co mình
D. Kéo người ta xích lại gần nhau hơn, lãng mạn hơn
Câu 8. Trong văn bản trên, cách viết có gì đặc sắc?
A. Mang đậm tính triết lí
B. Tình huống gây cấn
C. Giàu chất thơ, chất trữ tình
D. Hệ thống các nhân vật đa dạng
Câu 9. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Cái rét như lưỡi dao sắc lẹm cắt vào da thịt, lặng lẽ thấm vào tận xương khiến người ta chỉ muốn nghỉ ngơi, cuộn chăn ngủ vùi.
Câu 10. Theo em hiểu, điều gì khiến người viết có ấn tượng sâu sắc đối với rét ngọt của Hà Nội?
Phần II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Câu 1. Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi vị ngữ đó.
a) Đã có lúc, Văn Cao tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên. (Ngọc An)
b) Tiếng gà cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ. (Đinh Trọng Lạc)
Câu 2. Hãy thuyết minh quy tắc, luật lệ về một trò chơi mà em yêu thích.
Đề 4
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Câu chuyện của những ngón tay
Một hôm, những ngón tay tranh luận với nhau xem những ngón nào là quan trọng hơn cả. Thoạt tiên, ngón tay giữa nói:
- Tôi chiếm vị trí trung tâm của bàn tay, không có tôi thì bàn tay chẳng ra bàn tay nữa.
Các ngón khác đều cãi rằng:
- Tuy cậu ở vị trí trung tâm và cao hơn tất cả nhưng chỉ ngồi đó cho có vị thôi, chứ có giúp được việc gì cho bàn tay để cầm nắm đâu!
Ngón tay đeo nhẫn vênh mặt nói một cách tự hào rằng hắn đóng vai trò quan trọng nhất: chính hắn là người mang dấu hiệu tượng trưng cho sự trưởng thành của chú, tức là đeo nhẫn cưới.
Nhưng các ngón tay khác đều cười và nhận xét rằng:
- Thà cậu im đi còn hơn. Chiếc nhẫn cưới ấy ông chủ cất trong túi nhiều hơn, cốt để các cô gái trẻ tưởng ông ấy chưa lập gia đình, chứ có đeo đâu. Ngoài ra cậu có làm được việc gì khác đâu?
- Quan trọng nhất vẫn là tôi! – Ngón tay trỏ nói – Ai là người chỉ đường? Ai là người vạch ra những thiếu sót của cơ quan? Chính là tôi. Thử nghe ông chủ thường nói: Các bạn, nguyên nhân sự chậm tiến của chúng ta chính là ở đây…, mọi người đều sợ tôi trỏ vì không muốn mình là nguyên nhân, chậm tiến của cả tập thể.
- Bạn nhầm rồi, bạn thân mến ạ – Ngón tay cái phản đối – không phải chỉ mình bạn biết chỉ. Tôi cũng chỉ, nhưng chỉ một cách khéo léo, tế nhị hơn cơ. Tôi không chỉ thẳng vào người ta mà lại chỉ qua bên phải, qua sau lưng, nhưng vẫn trúng thủ phạm như thường. Hơn nữa, trong một số trường hợp, khi muốn thoái thác trách nhiệm, tôi giúp ông chủ chỉ cho khách sang cửa khác, gặp người khác mà cầu xin, phản đối…
Từ nãy chỉ có ngón út im lặng. Vả lại, nó còn biết khoe khoang gì nữa: nó vốn là ngón tay bé nhất. Nhưng…
- Kìa, tại sao chú út không nói gì? – Những ngón tay khác hỏi
- Em cũng biết chỉ đấy chứ. Vì em vốn nhỏ bé cho nên trong những lức ông chủ cần tự phê bình, ông ấy dùng em chỉ vào ngực mình thì chẳng ai trông thấy cả. Ngoài ra, em còn được việc trong những khi cần móc ngoặc: nếu thỏa thuận với ai, chỉ cần nói xong ngay. Thế là cả hai người đều em ra móc với nhau. Nhiều khi được việc ra phết đấy!
(Theo https://mgvanhkhuyen.tptdm.edu.vn/)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Miêu tả
Câu 2. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để xây dựng nhân vật trong câu chuyện?
A. Nhân hóa
B. Điệp ngữ
C. Hoán dụ
D. So sánh
Câu 3. Nối các từ ngữ trong câu chuyện trên (đã liệt kê) ở cột A sao cho tương ứng với từ loại của từ ngữ đó ở cột B.
A |
B |
1. Ngón tay, nhẫn cưới, ông chủ |
a. Động từ |
2. Khoe khoang, phê bình, phản đối |
b. Tính từ |
3. Im lặng, nhỏ bé |
c. Danh từ |
Câu 4. Có ý kiến cho rằng: Mỗi ngón tây trong câu chuyện tượng trưng cho một nét tính cách, phẩm chất của con người trong cuộc sống. Ý kiến đó đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 5. Nhân vật nào không có nhiệm vụ, vai trò rõ ràng trong câu chuyện trên?
A. Ngón cái
B. Ngón trỏ
C. Ngón giữa
D. Ngón đeo nhẫn
Câu 6. “Câu chuyện của những ngón tay” gợi cho em nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn nào đã học?
A. Thầy bói xem voi
B. Đẽo cày giữa đường
C. Ếch ngồi đáy giếng
D. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Câu 7. Em thích cách ứng xử của ngón tay nào nhất? Vì sao?
Câu 8. “Câu chuyện những ngón tay” gửi đến chúng ta nhiều bài học hay. Em hãy nêu một bài học mà em rút ra được sau khi đọc câu chuyện
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Nêu tác dụng miêu tả, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ dưới đây:
Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
(Đỗ Trung Lai)
Câu 2. Viết bài văn biểu cảm về một sự việc hoặc nhân vật mà em có ấn tượng hoặc yêu thích trong đoạn trích “Bạch tuộc” đã học.
Đề 5
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Tháng Ba – Hoàng Vân
Tháng ba mùa giáp hạt Đến rong rêu cũng gầy Mẹ bưng rá vay gạo Cha héo hắt đường cày
Áo nâu may dịp tết Bây giờ mực tím dây Bần dưới sống ăn đữo Khoai mậm non cả ngày |
Tháng ba mưa dầm đất Rét Nàng Bân tím trời Kéo cảnh vun lửa đốt Trẻ và trâu cùng cười
Tháng ba, tháng ba ơi! Mùa xa… ngày thơ dại Lúa lên xanh ngoài bãi Sữa ướp đòng sinh đôi |
Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể loại nào?
A. Bốn chữ
B. Năm chữ
C. Tự do
D. Tứ tuyệt
Câu 2. Xác định nội dung chính của bài thơ trên và dấu hiệu nhận biết
A. Người mẹ, vì có hình ảnh Mẹ bưng rá vay gạo
B. Tình yêu quê hương, vì có hình ảnh lúa lên xanh ngoài bãi
C. Ký ức tuổi thơ đói nghèo, vì rất nhiều hình ảnh gợi cuộc sống thiếu đói trong mùa giáp hạt
D. Cuộc sống đói nghèo, vì phỉa ăn bần, ăn khoai mậm
Câu 3. Xác định ngắt nhịp (chính) của bài thơ?
A. Nhịp 3/2 và 2/3
B. Nhịp 1/4 và 4/1
C. Nhịp thơ linh hoạt
D. Khó xác định
Câu 4. Vì sao tháng ba mùa giáp hạt lại khốn khó?
A. Khi giao mùa (giữa xuân và hạ)
B. Mùa xuân đi chơi không làm
C. Thời kỳ đói khổ nhất trong năm
D. Khi lúa mùa cũ ăn hết, lúa mới chưa thu hoạch nên đói khổ
Câu 5. Xác định nội dung của khổ thơ thứ nhất?
A. Cảnh vật ảm đạm trong tháng ba
B. Mẹ đi vay gạo nấu cơm
C. Cha cày đồng mệt mỏi
D. Cuộc sống khốn khó mùa giáp hạt
Câu 6. Tuổi thơ hồn nhiên trong đói nghèo thể hiện rõ ở khổ thơ nào, dòng thơ nào?
A. Khổ 1, dòng thơ: Đến rong rêu cũng gầy
B. Khổ 2, dòng thơ: Bây giờ mực tím dây
C. Khổ 3, dòng thơ: Trẻ và trâu cùng cười
D. Khổ 4, dòng thơ: Lúa lên xanh ngoài bãi
Câu 7. Những câu thơ nào thể hiện rõ nhất nỗi buồn của đất trời trong tháng ba mùa giáp hạt?
A. Tháng ba mưa dầm đất/ Rét Nàng Bân tím trời
B. Tháng ba, tháng ba ơi! Mùa xa… ngày thơ dại!
C. Mẹ bưng rá vay gạo/ Cha héo hắt đường cày
D. Bần dưới sông ăn đỡ/ Khoai mậm non cả ngày
Câu 8. Niềm hy vọng vào vụ mùa bội thu được thể hiện ở chi tiết, hình ảnh nào?
A. Tháng ba, tháng ba ơi!
B. Lúa lên xanh; Sữa ướp đòng sinh đôi
C. Kéo cành vun lửa đốt
D. Áo nâu may dịp tết
Câu 9. Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là?
A. Người mẹ tần tảo
B. Người bố vất vả
C. Lũ trẻ hồn nhiên
D. Một người có tuổi thơ sống ở vùng quê nghèo khó
Câu 10. Nhà thơ dành tình cảm yêu thương sâu sắc cho đối tượng nào?
A. Những đứa trẻ hồn nhiên
B. Con người vất vả, nghèo khó của quê hương
C. Cha mẹ nghèo khó của mình
D. Quê hương
Câu 11. Khổ thơ cuối đã thể hiện được những điều gì?
A. Yêu thương, gắn bó với quê hương; niềm vui vào vụ mùa mới
B. Nhớ thương kí ức đã xa; niềm vui lúa đã trổ bông
C. Tháng ba đã lùi xa; ngày gặt đang đến gần
D. Vui sướng vì lúa đang sinh sôi nảy nở
Câu 12. Bức thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ là?
A. Hãy nhớ tích trữ lương thực vì tháng ba là mùa giáp hạt
B. Đừng quên những ngày bố mẹ phải nhọc nhằn
C. Đừng quên ngày phải ăn bần, ăn khoai mầm
D. Cuộc sống còn vất vả, hãy sống lạc quan và hy vọng
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Những bạn trẻ trong bài thơ đã sống như thế nào trong tháng ba, mùa giáp hạt?
Câu 2.
a. Xác định những câu thơ có chứa nghệ thuật nhân hóa và nêu tác dụng
b. Xác định 2 khổ thơ có sự tương phản trong bài và nêu tác dụng
Câu 3. Viết bài văn phân tích nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”) của nhà văn Đoàn Giỏi.
Đề 6
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
NHỮNG QUẢ BÓNG LỬA – Ray Bradbury
Bước ra khỏi không gian cũng giống như là bước ra khỏi một ngôi thánh đường lộng lẫy chưa từng thấy. Còn chạm vào mặt Hỏa Tinh lại giống như chạm chân xuống một vỉa hè bình thường bên ngoài thánh đường năm phút sau khi đã thực sự biết được tình yêu của mình dành cho Chúa từ chiếc hỏa tiễn vẫn còn bốc khói, các linh mục rón rén bước xuống và quỳ gối trên lớp cát Hỏa Tinh trong khi Đức Cha Peregrine làm lễ tạ ơn.
- Lạy Cha, chúng con cám ơn Người đã đưa chúng con bình yên đi qua các gian phòng của Người. Chúng con đã đến miền đất mới, xin Cha cho chúng con những đôi mắt mới. Chúng con sẽ nghe thấy những âm thanh mới, xin Cha cho chúng con những đôi tai mới. Và sẽ có những tội lỗi mới, xin Cha cho chúng con những trái tim tốt đẹp hơn, cứng rắn hơn và thanh khiết hơn. Amen. Tất cả đứng lên.
Và đây, Hoả Tinh, nơi họ đang nhọc nhằn lê bước. Đây, giang sơn của những tội lỗi tiềm tàng. Ôi, trên mảnh đất này họ phải cân nhắc, thận trọng xiết bao; e rằng ngay cả việc bước đi như thế này, hay việc hít thở, hoặc cả việc chay tịnh nữa, cũng có thể là tội lỗi!
Và đây là viên thị trưởng của thành phố First Town ra đón họ với bàn tay xòe rộng:
- Con có thể giúp được gì cho Cha đây, thưa Đức Cha Peregrine?
- Chúng tôi muốn biết về các sinh vật của Hỏa Tinh này. Vì nếu chúng tôi hiểu biết họ thì chúng tôi sẽ xây dựng nhà thờ một cách thích hợp. Họ cao ba thước phải không? Chúng tôi sẽ làm các cánh cửa lớn hơn. Da họ màu lam, màu đỏ hay màu lục? Chúng tôi cần phải biết để tô màu các tượng thánh cho đúng với màu da của họ. Họ có nặng cân không? Chúng tôi sẽ làm các ghế nguyện kiên cố cho họ ngồi.
- Thưa Đức Cha, - Viên thị trưởng đáp, - con không ngờ rằng Cha lại quá lo lắng cho dân Hỏa Tinh đến thế. Ở đây chỉ có hia giống loài mà thôi. Một giống thì gần như chết hết cả rồi. Một số ít đang lẩn trốn. Còn giống thứ hai thì… chà, chẳng phải là người như ta đâu.
- Ủa? – Trái tim Đức Cha Peregrine đập dồn.
- Chúng là những quả cầu ánh sáng, thưa Cha, chúng sống trong dãy đồi đằng kia. Người hay thú, ai mà biết được? Nhưng chúng hoạt động thông minh lắm đó, con nghe đồn thế. - Viên thị trưởng nhún vai. – Tất nhiên, chúng đâu phải là con người, cho nên con thấy là các đức cha không cần phải…
- Trái lại kia, - Cha Peregrine vội vàng ngắt lời. – Anh nói là chúng thông minh, phải không nào?
- Chỉ là tin đồn thôi. Có một nhân viên trắc địa bị gãy chân trong khu đồi đó và lẽ ra đã chết luôn ở đấy. Nhưng có nhiều quả cầu màu xanh tỏa sáng tiến đến chỗ anh ta nằm. Lúc thức dậy, anh ta lại thấy mình nằm ngay trên xa lộ tít dưới chân đồi và chẳng biết làm sao mà mình lần mò ra đến đấy được.
- Lại một gã say rượu chứ gì, - Cha Stone nhận xét.
- Người ta cứ kháo nhau mãi về chuyện này, - Viên thị trưởng nói. – Thưa Cha Peregrine, sinh vật trên Hỏa Tinh này chỉ còn lại mấy quả cầu xanh ấy thôi, nên con thành thật nghĩ rằng các Cha nên vào thành phố thì hơn. Hỏa Tinh đang mở rộng, loài người đang đổ xô lên đây. Trong thành phố First Town có đến hai nghìn thợ mỏ và thợ máy với lại lao công cần được cứu rỗi linh hồn, bởi vì có quá nhiều mụ đàn bà hung tợn đi theo họ, và cũng có quá nhiều rượu vang Hỏa Tinh lâu đời hàng mấy thế kỷ…
Đức Cha Peregrine nhìn chăm chăm về hướng dãy đồi xanh.
Linh mục Stone đằng hắng:
- Thế nào, Đức Cha?
- Những quả cầu lửa xanh ấy à?
- Vâng, thưa Đức Cha.
- Aa…, - Đức Cha Peregrine thở dài. Những quả cầu xanh. Những quả bóng bay của tuổi thơ. Cha Peregrine cảm thấy các mạch máu nơi cườm tay giật giật. Đức Cha chỉ về hướng những ngọn đồi: - Đó là nơi chúng ta phải đến.
Mọi người xầm xì lo âu. Đức Cha Peregrine giải thích:
- Đi vào thành phố thì đơn giản quá. Tôi muốn nghĩ rằng nếu Đấng Cứu Thế mà bước đến đây và dân chúng nói với Người “Đây là con đường đã dọn quang”. Ắt hẳn Người sẽ trả lời “Hãy chỉ cho ta con đường cỏ dại, gai góc. Chính ta phải tự mở lối mà đi.”
- Nhưng… Sư huynh Stone ơi, hãy thử nghĩ xem lương tâm sẽ cắn rứt chúng ta đến mức nào nếu như chúng ta đi qua mặt kẻ tội lỗi mà không chìa tay ra cứu vớt.
- Nhưng đó chỉ là những quả cầu lửa!
- Tôi cho rằng khi con người xuất hiện lần đầu tiên thì đối với các thú vật khác con người ắt phải nực cười lắm. Tuy vậy con người vẫn có một linh hồn. Chừng nào ta chưa chứng minh được điều gì cụ thể thì ta cứ cho là những quả cầu lửa này có linh hồn đi.
- Cũng được thôi, - Viên thị trưởng đồng ý, - nhưng các Cha phải quay về thành phố đấy… Sau đó Cha và tôi sẽ đi vào dãy đồi. Tôi không muốn làm cho các sinh vật phát ra lửa ấy kinh hoàng vì máy móc hay đám đông.
Câu 1. Đâu là đề tài của văn bản Những quả bóng lửa?
A. Khoa học công nghệ tương lai
B. Thám hiểm sao Hỏa
C. Khám phá hệ Mặt Trời
D. Khám phá vũ trụ
Câu 2. Hỏa Tinh trong văn bản truyện được hiểu là:
A. Là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ, thường được gọi với tên khác là “Hành tinh Đỏ”.
B. Là hệ hành tinh gồm có Mặt trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
C. Là các thiên thể quay quanh Mặt Trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh.
D. Là những thiên thể có thành phần chủ yếu là đá.
Câu 3. Cốt truyện của “Những quả bóng lửa” bắt nguồn từ:
A. Những sự kiện có thật trong lịch sử – Thám hiểm sao Hỏa
B. Ước mơ, khát vọng của con người – Thám hiểm sao Hỏa
C. Khoa học khám phá vũ trụ – Thám hiểm sao Hỏa
D. Trí tưởng tượng bay bổng của các nhà khoa học
Câu 4. Yếu tố khoa học của văn bản liên quan đến lĩnh vực khoa học nào?
A. Vật lý
B. Sinh học
C. Hóa học
D. Y học
Câu 5. Văn bản Những quả bóng lửa thuộc thể loại nào?
A. Truyền thuyết
B. Khoa học viễn tưởng
C. Giả tưởng
D. Cổ tích
Câu 6. Ước mơ khát vọng của con người trong văn bản Những quả bóng lửa là?
A. Sao Hỏa có nhà thờ
B. Các quả bóng lửa cũng có linh hồn
C. Các sinh vật phát ra lửa ở Hỏa Tinh không bị kinh hoàng vì máy móc hay đám đông
D. Con người sẽ sống ở sao Hỏa
Câu 7. Dòng nào nói lên quan niệm của Đức Cha Peregrine về những quả bóng lửa cũng có linh hồn?
A. Sư huynh Stone ơi, hãy thử nghĩ xem lương tâm sẽ cắn rứt chúng ta đến mức nào nếu như chúng ta đi qua mặt những kẻ tội lỗi mà không chìa tay ra cứu vớt.
B. Những quả cầu xanh. Nhưng quả bóng bay của tuổi thơ
C. Chừng nào ta chưa chứng minh được điều gì cụ thể thì ta cứ cho là những quả cầu lửa này có linh hồn đi
D. Nhưng có nhiều quả cầu màu xanh tỏa sáng tiến đến chỗ anh ta nằm
Câu 8. Vì sao viên thị trưởng khuyên các Cha phải quay về thành phố?
A. Vì ông ta cho rằng những quả cầu lửa là giống thứ hai thì… chà, chẳng phải là người như ta đâu
B. Trong thành phố First Town có đến hai nghìn thợ mỏ và thợ máy với lại lao công cần được cứu rỗi linh hồn
C. Hỏa Tinh đang mở rộng, loài người đang đổ xô lên đây
D. Chúng là những quả cầu ánh sáng, sống trong dãy đồi đằng kia
Câu 9. Điền từ/cụm từ nào vào dấu (…) trong câu sau: “Tất nhiên, chúng đâu phải là con nugoiwf, cho nên con thấy là các đức cha không cần phải…”
A. Đến
B. Quan tâm
C. Xây nhà thờ
D. Gặp mặt
Câu 10. Dòng nào thể hiện quan điểm hành động của Đức Cha Peregrine?
A. Ta đi: “Đây là con đường đã dọn quang”.
B. Đi vào thành phố thì đơn giản quá
C. “Hãy chỉ cho ta con đường cỏ dại, gai góc. Chính ta phải tự mở lối mà đi”
D. Đức Cha chỉ về hướng những ngọn đồi: - Đó là nơi chúng ta phải đến
Câu 11. Các linh mục lên Hỏa Tinh bằng phương tiện nào?
A. Chiếc hỏa tiễn
B. Khinh khí cầu
C. Máy bay
D. Công nghệ mới
Câu 12. Văn bản thể hiện ước mơ về điều gì của con người?
A. Con người làm chủ không gian
B. Con người có khả năng phi thường
C. Con người có thể làm tất cả mọi thứ
D. Con người có thể sống trên sao Hỏa
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Tìm phó từ trong các câu sau. Cho biết chúng đi kèm từ loại nào và bổ sung ý nghĩa gì cho từ trung tâm
a) Con vật khủng khiếp quá! (Véc-nơ)
b) Đúng là tàu đang đỗ ở chỗ nước trong… (Véc-nơ)
c) Vòi và đuôi bạch tuộc có khả năng mọc lại. (Véc-nơ)
d) … Anh đừng để tâm đến chuyện hôm nay. (Brét-bơ-ry)
Câu 2. Dựa vào các văn bản đã học (“Ca Huế”, “Hội thi thổi cơm”, “Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang”), hãy viết bài văn thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho một trong các hoạt động hay trò chơi đã được giới thiệu hoặc các hoạt động hay trò chơi tương tự của địa phương em.
Đề 7
Phần I: ĐỌC – HIỂU (5 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Nơi tuổi thơ em
(Nguyễn Lam Thắng)
Có một dòng sông xanh Bắt nguồn từ sữa mẹ Có vầng trăng tròn thế Lửng lơ khóm tre làng
Cỏ bảy sắc cầu vồng Bắc qua đồi xanh biếc Có lời ru tha thiết Ngọt ngào mãi vành nôi |
Có cánh đồng xanh tươi Ấp yêu đàn cò trắng Có ngày mưa tháng nắng Đọng trên áo mẹ cha
Có một khúc dân ca Thơm lừng hương cỏ dại Cỏ tuổi thơ đẹp mãi Là đất trời quê hương (Nguồn: https://www.thivien.net/) |
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Biểu cảm
D. Miêu tả
Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ nào?
A. Thơ bốn chữ
B. Thơ lục bát
C. Thơm năm chữ
D. Thơ tứ tuyệt
Câu 3. Trong hai câu thơ sau đây, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Có cánh đồng xanh tươi
Ấp yêu đàn cò trắng
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 4. Hình ảnh ngày mưa tháng nắng trong bài thơ gợi ra điều gì?
A. Sự vất vả, khó nhọc của cha mẹ
B. Sự biến đổi thất thường của thời tiết
C. Sự biết ơn đối với cha mẹ
D. Sự xa cách về mặt thời gian
Câu 5. Âm hưởng dân gian trong bài thơ được tạo nên bởi yếu tố nào?
A. Các hình ảnh trữ tình, gần gũi
B. Âm thanh quen thuộc; giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết
C. A và B đúng
D. A và B sai
Câu 6. Có ý kiến cho rằng: Những hình ảnh nào nơi tuổi thơ của tác giả có gắn bó được tái hiện có màu sắc, hình khối, âm thanh và hương vị. Ý kiến đó đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 7. Câu sau có thành phần chính là một từ. Hãy mở rộng thành phần chính của câu thành cụm từ.
Cánh đồng xanh tươi.
Câu 8. Em hãy viết đoạn văn (5 – 7 câu) chia sẻ cảm xúc về bài thơ Nơi tuổi thơ em của Nguyễn Lãm Thắng.
Phần II: TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
Thuyết minh quy tắc, luật lệ về một trò chơi mà em yêu thích.
Đề 8
Phần I: ĐỌC – HIỂU (5 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Nơi tuổi thơ em
(Nguyễn Lam Thắng)
Có một dòng sông xanh Bắt nguồn từ sữa mẹ Có vầng trăng tròn thế Lửng lơ khóm tre làng
Cỏ bảy sắc cầu vồng Bắc qua đồi xanh biếc Có lời ru tha thiết Ngọt ngào mãi vành nôi |
Có cánh đồng xanh tươi Ấp yêu đàn cò trắng Có ngày mưa tháng nắng Đọng trên áo mẹ cha
Có một khúc dân ca Thơm lừng hương cỏ dại Cỏ tuổi thơ đẹp mãi Là đất trời quê hương (Nguồn: https://www.thivien.net/) |
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Biểu cảm
D. Miêu tả
Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ nào?
A. Thơ bốn chữ
B. Thơ lục bát
C. Thơm năm chữ
D. Thơ tứ tuyệt
Câu 3. Trong hai câu thơ sau đây, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Có cánh đồng xanh tươi
Ấp yêu đàn cò trắng
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 4. Hình ảnh ngày mưa tháng nắng trong bài thơ gợi ra điều gì?
A. Sự vất vả, khó nhọc của cha mẹ
B. Sự biến đổi thất thường của thời tiết
C. Sự biết ơn đối với cha mẹ
D. Sự xa cách về mặt thời gian
Câu 5. Âm hưởng dân gian trong bài thơ được tạo nên bởi yếu tố nào?
A. Các hình ảnh trữ tình, gần gũi
B. Âm thanh quen thuộc; giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết
C. A và B đúng
D. A và B sai
Câu 6. Có ý kiến cho rằng: Những hình ảnh nào nơi tuổi thơ của tác giả có gắn bó được tái hiện có màu sắc, hình khối, âm thanh và hương vị. Ý kiến đó đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 7. Câu sau có thành phần chính là một từ. Hãy mở rộng thành phần chính của câu thành cụm từ.
Cánh đồng xanh tươi.
Câu 8. Em hãy viết đoạn văn (5 – 7 câu) chia sẻ cảm xúc về bài thơ Nơi tuổi thơ em của Nguyễn Lãm Thắng.
Phần II: TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
Thuyết minh quy tắc, luật lệ về một trò chơi mà em yêu thích.
Đề 9
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
PHÂN TÍCH NHÂN VẬT THẠCH SANH
Chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong tác phẩm cùng tên là nhân vật cổ tích ghi lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Truyện xoay quanh những biến cố, những thử thách mà Thạch Sanh phải trải qua để đạt được hạnh phúc. Nhân vật đã thể hiện một cách trọn vẹn và đầy đủ những quan niệm của nhân dân ta về cái thiện, cái ác, về lòng yêu chuộng hòa bình.
Thạch Sanh vốn là con Ngọc Hoàng, vì thương đôi vợ chồng nghèo đã lớn tuổi mà chưa có con nên Ngọc Hoàng sai Thạch Sanh xuống đầu thai làm con. Chàng được sinh ra hết sức đặc biệt, người mẹ mang thai vài năm mới hạ sinh Thạch Sanh và khi chàng vừa không lớn thì mẹ đã qua đời. Chàng sinh sống một mình dưới gốc đa, lấy nghề đốn củi để kiếm sống qua ngày. Thạch Sanh còn được các thiên thần xuống chỉ dạy võ nghệ và các phép thần thông. Ta có thể thấy rằng, sự ra đời và cuộc sống của Thạch Sanh là sự kết hợp hài hòa giữa những yếu tố bình thường với những yếu tố phi thường, kì lạ. Bình thường ở chỗ cha mẹ chàng là người lao động nghèo, hiền lành, tốt bụng, thường giúp đỡ mọi người. Thạch Sanh sớm mồ côi cha mẹ – chàng là đại diện tiêu biểu cho những trẻ mồ côi, một trong những lớp người khốn cùng nhất của xã hội. Để nuôi sống bản thân Thạch Sanh đã dùng tài sản duy nhất của cha để lại là chiếc rìu mang đi đốn củi, công việc của chàng hết sức bình dị, đời thường. Những nét đời thường đó khiến cho nhân vật gần gũi hơn với đời sống nhân dân. Nhưng ẩn đằng sau cái bình dị đó lại là sự xuất thân khác thường: chàng vốn là thái tử được sai xuống trần gian, người mẹ mang thai vài năm mới sinh ra Thạch Sanh, chàng được các thiên thần dạy võ nghệ và phép thuật. Những điểm khác thường đó chính là dấu hiệu báo trước cho người đọc biết những việc làm phi thường của chàng sau này. Đồng thời mở ra hướng phát triển của câu chuyện, làm câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.
Để đạt đến hạnh phúc cuối cùng, Thạch Sanh đã phải trải qua rất nhiều thử thách. Bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ chằn tinh. Lý Thông lừa cứu công chúa rồi chôn vùi chàng dưới hang sâu, ở đây chàng đã cứu được con trai vua Thủy Tề và được tặng một chiếc đàn thần. Tiêu diệt chằn tinh và đại bàng nên chàng còn bị hồn của chúng báo thù, bị vu oan và nhốt vào ngục tối. Nhờ đàn thần chàng đã tự giải cứu mình, không chỉ vậy còn lật tẩy bộ mặt xảo quyệt của mẹ con Lý Thông, giúp công chúa lấy lại được tiếng nói. Và cuối cùng chàng đã nên duyên với công chúa. Những thử thách mà chàng phải vượt qua ngày càng khó khăn hơn, nhưng đồng nghĩa với đó chiến công và phần thưởng chàng có được cũng một tăng dần. Những việc làm, hành động ấy cho thấy Thạch Sanh là con người thật thà, chất phác, sẵn sàng xả thân vì người khác, chàng chưa một lần suy tính cho lợi ích của bản thân. Không chỉ vậy, Thạch Sanh còn là một con người quả cảm, tài năng, đứng trước những kẻ thù hung hãn như chằn tinh, đại bàng chàng không hề nao núng, dùng sức khỏe và tài năng của mình để đánh bại chúng. Chi tiết chàng tha cho mẹ con Lý Thông về quê còn cho thấy tấm lòng nhân đạo, khoan dung của chàng với kẻ thù của mình. Thạch Sanh là hiện thân của vẻ đẹp toàn mĩ, lý tưởng, luôn đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, cứu người dân lương thiện. Mọi hành động chàng làm đều vì cuộc sống thanh bình, tốt đẹp của nhân dân. Kết thúc có hậu khi chàng lấy công chúa, mẹ con Lý Thông bị trừng phạt còn thể hiện ước mơ về công lý xã hội của nhân dân ta.
Không chỉ là hiện thân của vẻ đẹp lý tưởng trong quá trình đấu tranh chống lại cái ác, Thạch Sanh còn là biểu tượng của tấm lòng nhân đạo, lòng yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta. Trong thử thách cuối cùng, Thạch Sanh thu phục các nước chư hầu đã thể hiện rõ nét nhất điều này. Bằng tài năng, tấm lòng của mình chàng đã dùng tiếng đàn thần làm quân giặc “bủn rủn chân tay, không còn nghĩ được gì tới việc đánh nhau nữa”. Chàng lại dùng niêu cơm thần dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Chi tiết niêu cơm thần vừa phản ánh tấm lòng nhân đạo của Thạch Sanh vừa thể hiện mơ ước ấm no, hạnh phúc của dân tộc ta. Thạch Sanh là sự hội tụ những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân Việt Nam: hiền lành, chất phác, tốt bụng, anh dũng, kiên cường, khoan dung và yêu chuộng hòa bình.
Xây dựng nhân vật Thạch Sanh các tấc giả dân gian đã tạo nên cốt truyện hết sức hấp dẫn, kịch tính, tạo hai tuyến nhân vật đối lập mà Thạch Sanh là đại diện cho cái thiện. Bên cạnh đó nhân vật được xây dựng là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố bình thường và phi thường khiến cho nhân vật vừa giản dị, gần gũi nhưng cũng hết sức cao quý. Đi kèm với nhân vật luôn có sự trợ giúp của các đồ vật thần kì (đàn, niêu cơm, cung tên) làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. Kết thúc tác phẩm là kết thúc có hậu, đây là kiểu kết thúc phổ biến của truyện cổ tích. Trải qua những khó khăn, vất vả, Thạch Sanh đã dành được phần thưởng xứng đáng (lấy công chúa, lên ngôi vua), qua đó còn phản ánh mơ ước, khát vọng, quan niệm ở hiền gặp lành của nhân dân ta.
Thạch Sanh là truyện cổ tích hấp dẫn, giàu kịch tính. Tác phẩm đã dựng lên chân dung của một vị anh hùng toàn tài, toàn mĩ cả về nhân cách lẫn tài năng. Qua nhân vật này, các tác giả dân gian thể hiện mơ ước, niềm tin về đạo đức, công lí và công bằng trong xã hội, đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo và yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
(Nguồn: Bài làm của học sinh)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?
A. Văn bản truyện
B. Văn bản nghị luận xã hội
C. Văn bản nghị luận văn học
D. Văn bản kí
Câu 2. Đối tượng nghị luận của văn bản là:
A. Nhân vật Thạch Sanh
B. Cốt truyện cổ tích Thạch Sanh
C. Truyện cổ tích hấp dẫn, giàu kịch tính
D. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Thạch Sanh
Câu 3. Văn bản nghị luận trên có mấy luận điểm?
A. Năm luận điểm
B. Bốn luận điểm
C. Ba luận điểm
D. Sáu luận điểm
Câu 4. Nhân vật Thạch Sanh được làm sáng tỏ ở những khía cạnh nào?
A. Lai lịch; trải qua nhiều thử thách; tấm lòng nhân đạo; nghệ thuật xây dựng nhân vật
B. Một số tính cách tiêu biểu; nghệ thuật xây dựng nhân vật
C. Trải qua nhiều thử thách; tấm lòng nhân đạo
D. Lai lịch; trải qua nhiều thử thách; được hưởng hạnh phúc
Câu 5. Câu “Ta có thể thấy rằng, sự ra đời và cuộc sống của Thạch Sanh là sự kết hợp hài hòa giữa những yếu tố bình thường với những yếu tố phi thường kì lạ”. để làm sáng tỏ ý kiến nào?
A. Thạch Sanh trải qua nhiều thử thách
B. Lai lịch của Thạch Sanh
C. Tấm lòng nhân đạo của Thạch Sanh
D. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Thạch Sanh
Câu 6. Câu: “Chàng sinh sống một mình dưới gốc đa, lấy nghề đốn củi để kiếm sống qua ngày” là:
A. Nêu ý kiến
B. Lí lẽ
C. Dẫn chứng gián tiếp
D. Dẫn chứng trực tiếp
Câu 7. “Để đạt đến hạnh phúc cuối cùng, Thạch Sanh đã phải trải qua rất nhiều thử thách” là thành phần nào trong văn nghị luận?
A. Nêu ý kiến
B. Lí lẽ
C. Dẫn chứng gián tiếp
D. Dẫn chứng trực tiếp
Câu 8. Câu “Nhờ đàn thần chàng đã tự giải cứu mình, không chỉ vậy còn lật tẩy bộ mặt xảo quyệt của mẹ con Lý Thông, giúp công chúa lấy lại được tiếng nói” là:
A. Nêu ý kiến
B. Lí lẽ
C. Dẫn chứng gián tiếp
D. Dẫn chứng trực tiếp
Câu 9. Đoạn văn bản từ “Không chỉ là hiện thân…” đến “… yêu chuộng hòa bình” có vai trò gì trong văn bản?
A. Làm sáng tỏ nghệ thuật xây dựng nhân vật
B. Làm rõ lai lịch bình thường và phi thường, kì lạ của nhân vật
C. Làm rõ một tính cách của nhân vật – biểu tượng của tấm lòng nhân đạo, lòng yêu chuộng hòa bình
D. Làm rõ giá trị nhân đạo của tác phẩm
Câu 10. Tác giả đã dùng những luận cứ nào để làm sáng tỏ ý kiến “Xây dựng nhân vật Thạch Sanh”?
A. Cốt truyện hết sức hấp dẫn, kịch tính, tạo hai tuyến nhân vật đối lập
B. Kết hợp hài hòa giữa yếu tố bình thường và phi thường
C. Sự trợ giúp của các đồ vật thần kì; Kết thúc tác phẩm là kết thúc có hậu
D. Tất cả đáp án trên
Câu 11. Đoạn cuối văn bản thực hiện nhiệm vụ gì trong văn bản phân tích nhân vật?
A. Vai trò của nhân vật đối với tác phẩm
B. Đánh giá khái quát về nhân vật, về vai trò của nhân vật đối với tác phẩm
C. Ý nghĩa rút ra từ nhân vật
D. Đánh giá giá trị của tác phẩm
Câu 12. Trường hợp nào nói lên mục đích của văn bản trên?
A. Phân tích tính cách nhân vật Thạch Sanh
B. Làm nổi bật sức hấp dẫn của truyện cổ tích
C. Chứng minh tài năng của tác giả dân gian
D. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Thạch Sanh
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Xác định số từ số lượng và số từ thứ tự trong những dòng thơ dưới đây. Chỉ ra đặc điểm giúp nhận biết số từ số lượng và số từ thứ tự.
Một canh... hai canh... lại ba cạnh
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
(Không ngủ được, Hồ Chí Minh)
Câu 2. Từ các văn bản Ca Huế, Hội thi thổi cơm, Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang, hãy viết bài thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho hoạt động được giới thiệu hoặc các hoạt động tương tự của địa phương em.
Đề 10
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
ANH THỢ GỐM – Huy Cận
Nắng lên hồng ban mai Anh thợ gốm ngồi xoay Đất mịn nhào với nắng Hình đẹp nở trong tay.
Gió xuân man mác thổi Cỏ non rờn ngoài đê Mùa xuân đang tạo lại Cây lá trên đồng quê.
Anh ngồi xoay ung dung Ánh sáng rọi theo cùng Ngực anh màu nắng đượm Đẹp hồng như đất nung. |
Bình đẹp nghìn xưa cũ Tay ông cha giao về Đang sống lại tươi tắn Trong bàn tay vuốt ve…
Bình cao dáng trẻ thon Lọ nhớn thân đẫy tròn Đẹp phúc đầy của mẹ Đẹp duyên hiền của con.
Xoay xoay bàn gỗ ơi, Nước mát nhào đất tơi Anh làm theeo cái đẹp Chưa có ở trong đời… |
Câu 1. Xác định đề tài của bài thơ:
A. Người lao động
B. Tình yêu quê hương đất nước
C. Người nghệ sị
D. Người nông dân
Câu 2. Đối tượng trữ tình của bài thơ là:
A. Nghề gốm nghệ thuật
B. Anh thợ gốm tài hoa
C. Người lao động khéo léo
D. Khung cảnh lao động tươi vui
Câu 3. Người thợ gốm được gợi tả trong tư thế nào?
A. Đang ngắm nghía sản phẩm của mình
B. Đang vuốt bình theo nhịp xoay
C. Đang trong quá trình chế tác những chiếc bình cổ, tạo sản phẩm mới
D. Đang đạp bàn xoay
Câu 4. Ngực anh màu nắng đượm/ Đẹp hồng như đất nung sử dụng nghệ thuật nào, gợi tả vẻ đẹp nào của thợ gốm?
A. Ẩn dụ, so sánh, gợi tả vẻ khỏe khoắn, rắn rỏi… tuyệt đẹp của anh thợ gốm.
B. Nghệ thuật so sánh, gợi tả vẻ đẹp phi thường của anh thợ gốm
C. Nghệ thuật so sánh, gợi tả vẻ đẹp dung dị trong nắng của anh thợ gốm
D. Nghệ thuật so sánh, gợi tả sự cần mẫn của anh thợ gốm
Câu 5. Hình ảnh nào đã được lặp lại ha lần trong bài thơ? Chúng gợi tả và làm nổi bật điều gì về con người lao động?
A. Hình ảnh bàn tay gợi sự khỏe khoắn, nhanh nhẹn của người thợ thủ công
B. Hình ảnh bàn tay gợi thao tác khéo léo, điêu luyện của nghệ nhân
C. Hình ảnh xoay xoay gợi sự liên tục tuần hoàn trong lao động
D. Hình ảnh nắng gợi khung ảnh lao động tràn ngập ánh sáng
Câu 6. Mùa xuân và người thợ gốm có nét tương đồng nào?
A. Đều tràn đầy sức sống
B. Đều xuất hiện trong nắng rực rỡ
C. Con người và mùa xuân đang sáng tạo cái đẹp, sự sống
D. Cùng tạo nên không gian tươi sáng của mùa xuân
Câu 7. Bài thơ sử dụng những biện pháp tu từ nào?
A. So sánh, nhân hóa, hoán dụ
B. So sánh, nhân hóa, liệt kê
C. So sánh, câu hỏi tu từ, ẩn dụ
D. So sánh, nhân hóa, ẩn dụ
Câu 8. Qúa trình tạo nguyên liệu gốm được gợi tả trong những dòng thơ nào?
A. Đất mịn nhào với nắng/ Nước mát nhào đất tơi.
B. Hình đẹp nở trong tay/ Trong bàn tay vuốt ve…
C. Ngực anh màu nắng đượm/ Đẹp hồng như đất nung
D. Mùa xuân đang tạo lại/ Cây lá trên đồng quê
Câu 9. Những câu thơ sau giúp ta hiểu gì về sản phẩm của người thợ gốm tạo nên?
“Bình đẹp nghìn xưa cũ
Tay ông cha giao về”
“Anh làm thêm cái đẹp
Chưa có ở trong đời…”
A. Tái hiện sản phẩm truyền thống của ông cha và sáng tạo sản phẩm mới
B. Tái hiện sản phẩm truyền thống của ông cha trong dáng hình mới
C. Phục cổ sản phẩm truyền thống của ông cha
D. Sáng tạo sản phẩm mới (không theo lối mòn xưa)
Câu 10. Dấu ba chấm (…) ở cuối bài thơ chứa đựng điều gì?
A. Ngập ngừng chưa diễn tả hết sự khâm phục người lao động
B. Sự sáng tạo của thợ gốm là vô tận, sáng tạo nối tiếp sáng tạo cho đời
C. Chưa kể sự sáng tạo của nghệ nhân
D. Tất cả đáp án trên
Câu 11. Hai câu thơ sau thể hiện vẻ đẹp nào?
- Hình đẹp nở trong tay
- Trong bàn tay vuốt ve…
A. Đôi bàn tay của nghệ nhân
B. Sự sáng tạo trong lao động
C. Hình dáng mềm mại của bình gốm
D. Cái đẹp được sản sinh từ bàn tay
Câu 12. Tình cảm của nhà thơ đối với người lao động:
A. Cảm thông với nghề lao động nặng nhọc
B. Ngưỡng mộ, khâm phục
C. Trân trọng người lao động sáng tạo
D. B và C đúng
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi vị ngữ đó.
a) Đã có lúc, Văn Cao tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên. (Ngọc An)
b) Tiếng gà cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ. (Đinh Trọng Lạc)
Câu 2. Hãy viết bài thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho hoạt động được giới thiệu hoặc các hoạt động của địa phương em.
- Đề thi học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề số 11
- Đề thi học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề số 12
- Đề thi học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề số 13
- Đề thi học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề số 14
- Đề thi học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề số 15
>> Xem thêm