Từ điển môn Văn lớp 8 Tác phẩm văn học - Từ điển môn Văn 8

Tưởng tượng trong tiếp nhận tác phẩm văn học - Văn 8

1. Tưởng tượng trong tiếp nhận tác phẩm văn học

- Tưởng tượng là tạo ra trong tâm trí hình ảnh những cái không có trước mắt hoặc chưa hề có.

- Tưởng tượng gắn với nhiều công việc và lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống con người.

- Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Vì thế, khi sáng tác, các nhà văn phải vận dụng trí tưởng tượng để tạo ra cuộc sống như thật trong tác phẩm của mình.

- Không chỉ các nhà văn mà độc giả khi đọc văn bản văn học cũng phải tưởng tượng.

2. Tác dụng của tưởng tượng

Nhờ có tưởng tượng mà hình ảnh, âm thanh, hoạt động,… của sự vật (con người, vật, phong cảnh,…) trong tác phẩm đều có thể hiện lên trước mắt người đọc như thật.

3. Ví dụ về tưởng tượng

Nhờ tưởng tượng, người đọc như nhập vào được cảnh sắc yên ả, thanh bình và hoà cùng tâm trạng “nao nức” của nhà văn Thanh Tịnh trong truyện Tôi đi học: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.”