Từ điển môn Văn lớp 8 Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - Từ đi..

Trình bày ý kiến về văn học trong đời sống hiện nay - Văn 8

1. Mục đích khi trình bày ý kiến về văn học trong đời sống hiện nay

Thuyết phục người nghe đồng tình với ý kiến của em về vai trò của văn học trong đời sống hiện nay.

2. Hướng dẫn trình bày ý kiến về văn học trong đời sống hiện nay

A. TRƯỚC KHI NÓI

- Xác định nội dung nói: văn học trong đời sống hiện nay.

- Thu thập tài liệu và tìm ý:

+ Tìm kiếm các tài liệu về vai trò, vị trí của văn học; cơ hội và thách thức của văn học trong đời sống hiện nay.

+ Tập trung suy nghĩ về một số vấn đề và đặt ra các câu hỏi để tìm ý như: Văn học có còn quan trọng trong đời sống hiện nay không? Trước sự phổ biến của các phương tiện nghe nhìn, văn học có gặp phải thách thức gì không? Văn học đem đến cho người đọc nhận thức gì về đời sống, xã hội, con người? Văn học khiến con người có thái độ ra sao trước cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu? Vì sao có thể nói văn học có khả năng đánh thức những rung cảm trước cái đẹp của con người?...

- Xây dựng dàn ý bài nói: xác định các luận điểm, sử dụng các lí lẽ, bằng chứng làm sáng tỏ vấn đề.

- Dự kiến các ý kiến phản biện của người nghe để chuẩn bị trao đổi, đối thoại.

B. TRÌNH BÀY BÀI NÓI

- Trình bày bài nói theo nội dung đã chuẩn bị:

+ Nêu vấn đề, khẳng định tầm quan trọng của văn học đối với đời sống và những thách thức đặt ra cho văn học trong bối cảnh hiện nay.

+ Trình bày các luận điểm triển khai vấn đề (có thể xác định luận điểm dựa vào vai trò, vị trí của văn học, những thách thức đối với văn học trong đời sống hiện nay, ... ).

+ Dùng lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm.

- Điều chỉnh giọng nói, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, ... phù hợp với nội dung nói; có thể kết hợp các phương tiện hỗ trợ (tranh, ảnh, đoạn phim ngắn, ... ) để phần trình bày thêm sinh động.

C. SAU KHI NÓI

Người nói và người nghe cùng trao đổi về các vấn đề sau:

- Nội dung và cách thức trình bày của người nói (đánh giá tính thuyết phục của hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng; nhận xét về cách nói, giọng nói, cách sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ,...).

- Ý kiến và cách phản biện của người nghe (đánh giá tính xác đáng, hợp lí của ý kiến; nội dung phản biện; cách tiếp nhận ý kiến của người nói).

- Thái độ và sự tương tác giữa người nói và người nghe (đánh giá sự tôn trọng đối với người đối thoại, mức độ tương tác...)