Từ điển môn Văn lớp 8 Nghe và tóm tắt nội dung - Từ điển môn Văn 8

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác - Văn 8

1. Hướng dẫn nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

Bước 1: Chuẩn bị trước khi nghe

- Tìm hiểu trước để tài của bài thuyết trình, liệt kê những gì em đã biết, đang quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về đề tài của bài thuyết trình.

- Xác định mục đích nghe.

- Chuẩn bị giấy, bút (bút màu, bút dạ quang,...) để ghi chép và đánh dấu hoặc gạch chân những thông tin quan trọng trong khi nghe.

Bước 2: Nghe và ghi chép

- Theo dõi và ghi lại những nội dung chính (thường được giới thiệu ở phần đầu của bài thuyết trình).

- Theo dõi các lập luận, bằng chứng (ví dụ, số liệu, hình ảnh, sơ đồ,…) mà người nói sử dụng để làm rõ các ý chính của bài thuyết trình; ghi tóm tắt các nội dung đó bằng từ/ cụm từ, đồng thời sử dụng các kí hiệu như: dấu sao (*), dấu gạch ngang (-), dấu cộng (+) hoặc bút màu để đánh dấu các ý chính, ý phụ.

- Chú ý điệu bộ, cử chỉ, tốc độ nhanh/chậm, cao độ của giọng người nói và những nội dung được lặp lại, nhấn mạnh để xác định ý chính của bài thuyết trình. Lưu ý những từ ngữ có tính chất chuyển ý, dẫn dắt như: thứ nhất là, thứ hai là, ngoài ra, bên cạnh đó, thêm nữa, tóm lại, ...

- Ghi chú hoặc nêu câu hỏi về những điểm em chưa hiểu rõ hoặc chưa nghe kịp.

Bước 3: Đọc lại, chỉnh sữa và phản hồi

- Đọc lại và trao đổi nội dung tóm tắt với các bạn khác và điều chỉnh.

- Đối với những chỗ chưa rõ, em hãy nêu câu hỏi hoặc đề nghị người thuyết trình giải thích/ trình bày lại để đảm bảo em hiểu đúng ý người nói.

2. Hướng dẫn nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó

Bước 1: Chuẩn bị nghe

- Tìm hiểu kĩ về đề tài trao đổi, thảo luận của nhóm.

- Liệt kê những gì em đã biết và muốn biết thêm về đề tài này.

- Chuẩn bị bút, giấy để ghi chép.

Bước 2: Lắng nghe và nắm bắt nội dung chính

- Tập trung lắng nghe nội dung trao đổi giữa các thành viên trong nhóm.

- Tránh ngắt lời người nói.

- Tìm kiểm những dấu hiệu ngôn ngữ để nắm bắt nội dung chính của người nói (vi dụ: theo tôi ... , tôi cho rằng/ nghĩ rằng ... , quan điểm của tôi là, ... ).

- Quan sát nét mặt, cử chỉ, ánh mắt; lắng nghe giọng điệu của người nói để hiểu quan điểm của họ về vấn đề đang trao đổi.

- Ghi ngắn gọn những vấn để có nhiều ý kiến trao đỗi (kết luận, phương án giải quyết); những vấn đề nhóm đã hoặc chưa thống nhất bằng từ khoá, cụm từ, ki hiệu, sơ đổ, bảng biểu, hình ảnh, ..

- Ghi tóm tắt ý kiến/ quan điểm cá nhân, những vấn để cần trao đỗi thêm với nhóm.

Bước 3: Trình bày lại những nội dung chính đã trao đổi, thảo luận

- Trước khi trình bày, em nên:

+ Xác định lại với các thành viên trong nhóm về nội dung em đã tóm tắt, ghi chép và điều chỉnh (nếu có).

+ Xác định rõ mục đích, người nghe, không gian và thời gian trình bày lại nội dung của cuộc trao đổi, thảo luận.

+ Đọc lại, sắp xếp các nội dung đã ghi chép theo một trình tự hợp lí để thuận tiện cho việc trình bày và phản ánh chính xác, đầy đủ nội dung cốt lõi, mối tương quan giữa các ý kiến của cuộc trao đổi, thảo luận.

- Khi trình bày lại nội dung của cuộc trao đổi, thảo luận, em cần:

+ Làm rõ: vấn đề nhóm đã trao đổi; vấn đề được nhiều người quan tâm; kết quả trao đổi, thảo luận (gồm: ý kiến thống nhất và chưa thống nhất giữa các thành viên, phương án giải quyết vấn để (nếu có)); những băn khoăn của nhóm cần tiếp tục được xem xét, tìm hiểu, suy nghĩ thêm.

+ Diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu.

- Sau khi trình bày, em nên:

+ Chú ý lắng nghe phản hồi của người nghe.

+ Giải đáp, trao đối về những nội dung đã trình bày.

- Sử dụng bảng kiểm dưới đây để tự đánh giá kĩ năng nghe và trình bày của bản thân.