Từ điển môn Văn lớp 8 Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợ..

Thảo luận đề vấn đề tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân - Văn 8

1. Mục đích thảo luận đề vấn đề tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân

Giúp mỗi người xây dựng lộ trình làm chủ bản thân, tự hoàn thiện bản thân, bắt đầu từ những việc đơn giản thường ngày.

2. Hướng dẫn thảo luận đề vấn đề tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân

A. TRƯỚC KHI THẢO LUẬN

- Chọn thời điểm thích hợp để trao đổi về việc xác định vấn đề thảo luận.

- Chọn vấn đề có thể thảo luận

- Khi đã thống nhất được vấn đề thảo luận, từng cá nhân cần suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề và phác thảo ý kiến sẽ phát biểu

- Tìm đọc thêm các tài liệu về vấn đề

B. THẢO LUẬN

C. ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM

Việc đánh giá, rút kinh nghiệm hướng về hai nội dung chính: mức độ thành công của cuộc thảo luận và chất lượng của các ý kiến phát biểu. Mặc dù có liên quan với nhau nhưng hai nội dung này vẫn có điểm phân biệt: một bên đánh giá về cách tổ chức hoạt động tập thể, một bên đánh giá về sự tham gia cụ thể của từng thành viên.

Khi đánh giá về cuộc thảo luận, cần dựa vào các tiêu chí chính:

- Chọn được vấn đề thảo luận phù hợp, hấp dẫn, tạo được động lực rèn luyện, phấn đấu cho mỗi cá nhân.

- Đảm bảo được sự tập trung, không chệch khỏi vấn đề đã xác định.

- Tạo được điểm nhấn với những ý kiến đề xuất được mô hình tổ chức nề nếp sinh hoạt cá nhân đáng nhân rộng.

- Tìm được sự đồng thuận ở một số mặt cơ bản.

- Xây dựng được không khí dân chủ, tôn trọng lẫn nhau, không bài bác những cách tổ chức nề nếp sinh hoạt có tính khác biệt ở một cá nhân nào đó.

Khi đánh giá về sự tham gia cụ thể của từng thành viên, có thể dựa vào các tiêu chí đã được nêu ở bảng Người nói - Người nghe trong phần Thảo luận.