Trắc nghiệm Bài 4. Chuyển động thẳng - Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Biểu thức xác định độ dời của vật:
-
A.
\(\Delta x = {x_1} - {x_2}\)
-
B.
\(\Delta x = {x_1} . {x_2}\)
-
C.
\(\Delta x = {x_2} + {x_1}\)
-
D.
\(\Delta x = {x_2} - {x_1}\)
Chọn phát biểu đúng?
-
A.
Độ dời phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động và không phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối
-
B.
Độ dời không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động và vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối
-
C.
Độ dời không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối
-
D.
Độ dời phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động và vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối
Chọn phương án sai?
-
A.
Quãng đường: là độ dài quỹ đạo chuyển động của vật
-
B.
Độ dời không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối
-
C.
Khi chất điểm chuyển động, quãng đường nó đi được trùng với độ dời của nó.
-
D.
Độ dời = Độ biến thiên tọa độ
Một thang máy mang một người từ tầng trệt đi xuống tầng hầm sâu $5m$, rồi lên đến tầng $3$ . Biết rằng mỗi tầng cách nhau $4m$. Trục toạ độ có gốc và chiều dương như hình vẽ. Quãng đường chuyển động khi người này lên đến tầng $3$?
-
A.
$22 m$
-
B.
$17 m$
-
C.
$29 m$
-
D.
$34 m$
Một thang máy mang một người từ tầng trệt đi xuống tầng hầm sâu 5m, rồi lên đến tầng 3 . Biết rằng mỗi tầng cách nhau 4m. Trục toạ độ có gốc và chiều dương như hình vẽ.
Độ dời từ hầm lên đến tầng 3 của thang máy là:
-
A.
7 m
-
B.
5 m
-
C.
17 m
-
D.
10 m
Một người chạy bộ theo đường thẳng AB = 50m, từ A đến B rồi quay về A. Gốc toạ độ O ở trong khoảng AB, cách A một khoảng 10m, chiều dường từ A đến B.
Độ dời từ A khi người này đến O là:
-
A.
20m
-
B.
10m
-
C.
0m
-
D.
40m
Bạn Việt đi xe đạp đến trường theo đường thẳng như hình vẽ. Khi đến quán báo, bạn sực nhớ đã quên một cuốn sách ở nhà nên quay về nhà lấy sách rồi lại đạp xe đến trường.
Độ dời khi bạn quay từ quán báo về nhà và độ dời khi bạn từ quán báo đến trường lần lượt là:
-
A.
400m và 600m
-
B.
400m và 1000m
-
C.
-400m và 1000m
-
D.
-400m và 600m
Một người tập thể dục chạy trên một đường thẳng. Lúc đầu người đó chạy với vận tốc trung bình $5m/s$ trong thời gian $4$ phút. Sau đó người ấy giảm vận tốc còn $4m/s$ trong thời gian $3$ phút. Người đó chạy được trên quãng đường bằng bao nhiêu?
-
A.
$1,2km$
-
B.
$0,72km$
-
C.
$1,920km$
-
D.
$2km$
Một người tập thể dục chạy trên một đường thẳng. Lúc đầu người đó chạy với vận tốc trung bình $5m/s$ trong thời gian $4$ phút. Sau đó người ấy giảm vận tốc còn $4m/s$ trong thời gian $3$ phút. Vận tốc trung bình trong toàn bộ thời gian chạy bằng bao nhiêu? Chọn trục Ox trùng với đường chạy và có gốc là điểm xuất phát của người. Vì chuyển động theo một chiều nên độ dời trùng với quãng đường chạy được của người đó.
-
A.
$2,3 m/s$
-
B.
$4,3 m/s$
-
C.
$4,57 m/s$
-
D.
$5 m/s$
Xác định tọa độ của vật tại nút tròn màu xanh đầu tiên?
-
A.
x = 1 cm; y = 2 cm
-
B.
x = 1 m; y = 2 m
-
C.
x = 3 m; y = 4 m
-
D.
x = 5 m; y = 6 m
Xe máy xuất phát từ 6 giờ sáng, xe đến Hà Nội lúc 1 giờ chiều. Hỏi xe đã di chuyển bao lâu?
-
A.
6 giờ
-
B.
7 giờ
-
C.
8 giờ
-
D.
9 giờ
Bạn A đi bộ từ nhà đến trường 2 km, do quên tập tài liệu nên quay về nhà lấy. Hỏi độ dịch chuyển của bạn A là bao nhiêu?
-
A.
2 km
-
B.
4 km
-
C.
0 km
-
D.
Đáp án khác
Bạn A đi bộ từ nhà đến trường 2 km, do quên tập tài liệu nên quay về nhà lấy. Hỏi quãng đường của bạn A đi được là bao nhiêu?
-
A.
2 km
-
B.
4 km
-
C.
0 km
-
D.
Đáp án khác
Bạn Lan đi từ nhà đến cửa hàng tạp hóa 1 km, sau đó đến thư viện trường lấy sách 2 km. Cuối cùng bạn Lan trở về nhà. Biết từ nhà qua tạp hóa và đến thư viện trường đều nằm trên một đường thẳng, cửa hàng tạp hóa nằm giữa nhà và thư viện. So sánh độ dịch chuyển d và quãng đường đi được s của bạn Lan?
-
A.
d > s
-
B.
d < s
-
C.
d = s
-
D.
Chưa đủ dữ kiện để khẳng định
Một người đi bộ từ A đến B rồi đến C như hình vẽ. Độ dịch chuyển của người đó là bao nhiêu? Biết AB = 6 cm, BC = 8 cm.
-
A.
14 cm
-
B.
12 cm
-
C.
10 cm
-
D.
8 cm
Một người đi bộ từ A đến B rồi đến C như hình vẽ. Quãng đường người đó đi được là bao nhiêu? Biết AB = 6 cm, BC = 8 cm.
-
A.
14 cm
-
B.
12 cm
-
C.
10 cm
-
D.
8 cm
Véctơ vận tốc trung bình của vật được xác định bởi biểu thức:
-
A.
\({v_{tb}} = \frac{{\Delta x}}{{\Delta t}}\)
-
B.
\(\overrightarrow {{v_{tb}}} = \Delta \overrightarrow x \Delta t\)
-
C.
\({v_{tb}} = \Delta x\Delta t\)
-
D.
\(\overrightarrow {{v_{tb}}} = \frac{{\Delta \overrightarrow x }}{{\Delta t}}\)
Chọn phương án sai?
-
A.
Tốc độ trung bình là đại lượng vật lý vô hướng có độ lớn bằng: \(\dfrac{s}{t}\)
-
B.
Vận tốc trung bình là đại lượng vật lý vô hướng có độ lớn bằng: \({v_{tb}} = \dfrac{{\Delta x}}{{\Delta t}}\)
-
C.
Vận tốc tức thời $v$ tại thời điểm $t$ đặc trưng cho chiều và độ nhanh chậm của chuyển động tại thời điểm đó.
-
D.
Biểu thức xác định vận tốc tức thời: \(v = \dfrac{{\Delta x}}{{\Delta t}}\) ( khi \(\Delta t\) rất nhỏ)
Trong một lần thử xe ô tô, người ta xác định được vị trí của xe tại các thời điểm cách nhau cùng khoảng thời gian 1s (xem bảng dưới đây). Vận tốc trung bình của ô tô trong 3 giây cuối cùng là:
-
A.
16,1 (m/s)
-
B.
2,3 (m/s)
-
C.
12,27 (m/s)
-
D.
11,5 (m/s)
Một vật chuyển động dọc theo chiều (+) trục Ox với vận tốc không đổi, thì:
-
A.
tọa độ của vật luôn có giá trị (+)
-
B.
vận tốc của vật luôn có giá trị (+)
-
C.
tọa độ và vận tốc của vật luôn có giá trị (+)
-
D.
tọa độ luôn trùng với quãng đường
Một chiếc xe chạy trên đoạn đường $40 km$ với tốc độ trung bình là $80 km/h$, trên đoạn đường $40 km$ tiếp theo với tốc độ trung bình là $40 km/h$. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường $80 km$ này là:
-
A.
$53,3km/h$
-
B.
$65 km/h$
-
C.
$60 km/h$
-
D.
$50 km/h$
Một chiếc xe từ $A$ đến $B$ mất một khoảng thời gian t với tốc độ trung bình là $48 km/h$. Trong $1/4$ khoảng thời gian đầu nó chạy với tốc độ trung bình là ${v_1} = 30 km/h$. Trong khoảng thời gian còn lại nó chạy với tốc độ trung bình bằng:
-
A.
$56 km/h$
-
B.
$50 km/h$
-
C.
$52 km/h$
-
D.
$54 km/h$
Một ôtô chuyển động từ A về B. Chặng đầu xe đi mất \(\frac{1}{5}\) tổng thời gian với vận tốc v1. Chặng giữa xe đi mất \(\frac{1}{4}\) tổng thời gian với vận tốc v2 = 60km/h. Chặng còn lại xe chuyển động với vận tốc v3 = 40km/h. Biết vận tốc của xe trên cả quãng đường AB là v = 47 km/h. Tính v1.
-
A.
\({v_1} = 40km/h\)
-
B.
\({v_1} = 53km/h\)
-
C.
\({v_1} = 50km/h\)
-
D.
\({v_1} = 54km/h\)
Một ôtô chuyển động từ A về B. Chặng đầu xe đi mất \(\frac{1}{3}\) tổng thời gian với vận tốc v1 = 45km/h. Chặng giữa xe đi mất \(\frac{1}{2}\) tổng thời gian với vận tốc v2 = 60km/h. Chặng còn lại xe chuyển động với vận tốc v3 = 48km/h. Tính vận tốc của xe trên cả quãng đường AB.
-
A.
\(v = 40km/h\)
-
B.
\(v = 53km/h\)
-
C.
\(v = 46km/h\)
-
D.
\(v = 54km/h\)
Tàu Thống nhất Bắc Nam S1 xuất phát từ ga Hà Nội vào lúc 19h00min, ngày 8 tháng 3 năm 2006, tới ga Sài Gòn vào lúc 4h00min ngày 10 tháng 3 năm 2006. Trong thời gian đó tàu phải nghỉ ở một số ga để trả khách mất 39min. Khoảng thời gian tàu Thống nhất Bắc Nam S1 chạy từ ga Hà Nội tới ga Sài Gòn là
-
A.
32h21min
-
B.
33h00min
-
C.
33h39min
-
D.
32h39min
Một xe chuyển động từ A về B. Nửa thời gian đầu vận tốc của xe là v1, nửa thời gian sau vận tốc của xe là v2. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường AB.
-
A.
\(v = \dfrac{{{v_1} + {v_2}}}{2}\)
-
B.
\(v = \dfrac{{{v_1}{v_2}}}{{{v_1} + {v_2}}}\)
-
C.
\(v = \dfrac{{{v_1}{v_2}}}{{2\left( {{v_1} + {v_2}} \right)}}\)
-
D.
\(v = \dfrac{{2{v_1}{v_2}}}{{2{v_1} + 3{v_2}}}\)
Đại lượng nào mô tả sự nhanh chậm của chuyển động?
-
A.
Quãng đường
-
B.
Vận tốc
-
C.
Thời gian
-
D.
Cả A và B
Biểu thức nào sau đây đúng để tính tốc độ của chuyển động?
-
A.
\(v = \frac{s}{{{t^2}}}\)
-
B.
\(v = s.t\)
-
C.
\(v = s.{t^2}\)
-
D.
\(v = \frac{s}{t}\)
Trên xe máy hoặc ô tô, đồng hồ tốc độ có tác dụng gì?
-
A.
Chỉ tốc độ trung bình của người lái xe
-
B.
Chỉ tốc độ tức thời của xe đang chạy
-
C.
Chỉ vận tốc trung bình của xe đang chạy
-
D.
Chỉ vận tốc thức thời của xe đang chạy
Một vận động viên chạy trong cự li 600 m mất 74,75 s. Hỏi vận động viên đó có tốc độ trung bình là bao nhiêu?
-
A.
8,03 m/s
-
B.
9,03 m/s
-
C.
10,03 m/s
-
D.
11, 03 m/s
Một người đi xe máy với tốc độ trung bình là 30 km/h và đi được 3 km. Hỏi người đó đi mất trong bao lâu?
-
A.
5 phút
-
B.
6 phút
-
C.
7 phút
-
D.
8 phút
Một người đi bộ đi học xuất phát lúc ở nhà là 6h45 phút, đến trường lúc 7h10 phút. Biết tốc độ trung bình của bạn là 5,4 km/h. Hỏi quãng đường từ nhà đến trường của bạn này là bao nhiêu mét?
-
A.
2000 m
-
B.
2250 m
-
C.
2500 m
-
D.
2750 m
Một người đi xe máy từ nhà đến siêu thị mua đồ với quãng đường 3 km mất 15 phút, sau đó đi đến trường học lấy tài liệu với quãng đường 2 km mất 12 phút. Biết trường học nằm giữa nhà và siêu thị và cùng nằm trên một đường thẳng. Vận tốc trung bình của người đi xe máy là bao nhiêu?
-
A.
58,82 m/s
-
B.
0,62 m/s
-
C.
0,29 km/h
-
D.
3,09 m/s
Một người đi xe máy từ nhà đến siêu thị mua đồ với quãng đường 3 km mất 15 phút, sau đó đi đến trường học lấy tài liệu với quãng đường 2 km mất 12 phút. Biết trường học nằm giữa nhà và siêu thị và cùng nằm trên một đường thẳng. Tốc độ trung bình của người đi xe máy là bao nhiêu?
-
A.
58,82 m/s
-
B.
0,98 m/s
-
C.
0,29 km/h
-
D.
3,09 m/s
Một xe khách đi với vận tốc trung bình là 36 km/h, người kiểm soát vé đi trên xe cùng chiều với chiều chuyển động của xe khách với vận tốc là 1 m/s. Hỏi vận tốc của người soát vé với cột mốc bên đường là bao nhiêu?
-
A.
9 m/s
-
B.
11 m/s
-
C.
35 m/s
-
D.
37 m/s
Một xe khách đi với vận tốc trung bình là 36 km/h, người kiểm soát vé đi trên xe ngược chiều với chiều chuyển động của xe khách với vận tốc là 1 m/s. Hỏi vận tốc của người soát vé với cột mốc bên đường là bao nhiêu?
-
A.
9 m/s
-
B.
11 m/s
-
C.
35 m/s
-
D.
37 m/s
Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường gì?
-
A.
Đường cong
-
B.
Đường thẳng
-
C.
Đường tròn
-
D.
Đường gấp khúc
Khi nào thì độ dịch chuyển và quãng đường bằng nhau?
-
A.
Khi chuyển động theo một chiều không đổi
-
B.
Khi chuyển động đổi chiều
-
C.
Khi chuyển động có vận tốc không đổi
-
D.
Khi chuyển động có tốc độ không đổi
Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian sau, phương trình thể hiện đồ thị là?
-
A.
d = 5.t + 5 (cm)
-
B.
d = 5.t (cm)
-
C.
d = 5.t (m)
-
D.
d = 5.t + 5 (m)
Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian sau, độ dịch chuyển của vật trong 25 s đầu tiên là bao nhiêu?
-
A.
110 m
-
B.
120 m
-
C.
125 m
-
D.
130 m
Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian sau, độ dịch chuyển của vật từ giây thứ 25 đến giây thứ 30 là bao nhiêu?
-
A.
35 m
-
B.
25 m
-
C.
15 m
-
D.
5 m
Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian, vận tốc của vật là bao nhiêu?
-
A.
4 m/s
-
B.
5 m/s
-
C.
6 m/s
-
D.
7 m/s
Cho bảng số liệu dưới đây:
Độ dịch chuyển (m) |
100 |
200 |
300 |
400 |
Thời gian (s) |
10 |
25 |
40 |
60 |
Vận tốc của vật trong chuyển động trong 10 s đầu là?
-
A.
5 m/s
-
B.
10 m/s
-
C.
8 m/s
-
D.
15 m/s
Cho bảng số liệu dưới đây:
Độ dịch chuyển (m) |
100 |
200 |
300 |
400 |
Thời gian (s) |
10 |
25 |
40 |
60 |
Vận tốc của vật trong chuyển động từ giây thứ thứ 25 đến giây 40 là bao nhiêu?
-
A.
5,59 m/s
-
B.
6,76 m/s
-
C.
6,67 m/s
-
D.
7,67 m/s
Lời giải và đáp án
Biểu thức xác định độ dời của vật:
-
A.
\(\Delta x = {x_1} - {x_2}\)
-
B.
\(\Delta x = {x_1} . {x_2}\)
-
C.
\(\Delta x = {x_2} + {x_1}\)
-
D.
\(\Delta x = {x_2} - {x_1}\)
Đáp án : D
Độ dời của vật được xác định bởi biểu thức: \(\Delta x = {x_2} - {x_1}\)
Chọn phát biểu đúng?
-
A.
Độ dời phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động và không phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối
-
B.
Độ dời không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động và vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối
-
C.
Độ dời không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối
-
D.
Độ dời phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động và vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối
Đáp án : C
Độ dời không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối
Chọn phương án sai?
-
A.
Quãng đường: là độ dài quỹ đạo chuyển động của vật
-
B.
Độ dời không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối
-
C.
Khi chất điểm chuyển động, quãng đường nó đi được trùng với độ dời của nó.
-
D.
Độ dời = Độ biến thiên tọa độ
Đáp án : C
A, B, D - đúng
C - sai vì: Khi chất điểm chuyển động, quãng đường nó đi được có thể không trùng với độ dời của nó.
Một thang máy mang một người từ tầng trệt đi xuống tầng hầm sâu $5m$, rồi lên đến tầng $3$ . Biết rằng mỗi tầng cách nhau $4m$. Trục toạ độ có gốc và chiều dương như hình vẽ. Quãng đường chuyển động khi người này lên đến tầng $3$?
-
A.
$22 m$
-
B.
$17 m$
-
C.
$29 m$
-
D.
$34 m$
Đáp án : A
Xác định quãng đường thang máy chuyển động
Ta có: Thang máy di chuyển từ tầng trệt - tầng hầm - tầng trệt - tầng $1$ - tầng $2$ - tầng $3$:
=> Quãng đường chuyển động khi người này lên đến tầng $3$ là:
\(S = 5.2 + 4 + 4 + 4 = 22m\)
Một thang máy mang một người từ tầng trệt đi xuống tầng hầm sâu 5m, rồi lên đến tầng 3 . Biết rằng mỗi tầng cách nhau 4m. Trục toạ độ có gốc và chiều dương như hình vẽ.
Độ dời từ hầm lên đến tầng 3 của thang máy là:
-
A.
7 m
-
B.
5 m
-
C.
17 m
-
D.
10 m
Đáp án : C
Vận dụng biểu thức xác định độ dời: \(\Delta x = {x_2} - {x_1}\)
Từ hình vẽ, ta có:
Độ dời khi từ hầm lên đến tầng 3:
\({s_3} = {x_T} - {x_H} = 12 - ( - 5) = 17(m)\)
Một người chạy bộ theo đường thẳng AB = 50m, từ A đến B rồi quay về A. Gốc toạ độ O ở trong khoảng AB, cách A một khoảng 10m, chiều dường từ A đến B.
Độ dời từ A khi người này đến O là:
-
A.
20m
-
B.
10m
-
C.
0m
-
D.
40m
Đáp án : B
Vận dụng biểu thức xác định độ dời: \(\Delta x = {x_2} - {x_1}\)
Ta có:
Toạ độ điểm A là
\({x_A} = \overline {OA} = - 10m\) , toạ độ điểm B là \({x_B} = 40m\)
Độ dời khi đến O: \({s_1} = {x_O} - {x_A} = 0 - ( - 10) = 10(m)\)
Bạn Việt đi xe đạp đến trường theo đường thẳng như hình vẽ. Khi đến quán báo, bạn sực nhớ đã quên một cuốn sách ở nhà nên quay về nhà lấy sách rồi lại đạp xe đến trường.
Độ dời khi bạn quay từ quán báo về nhà và độ dời khi bạn từ quán báo đến trường lần lượt là:
-
A.
400m và 600m
-
B.
400m và 1000m
-
C.
-400m và 1000m
-
D.
-400m và 600m
Đáp án : D
Vận dụng biểu thức xác định độ dời: \(\Delta x = {x_2} - {x_1}\)
Ta có:
Độ dời khi bạn Việt từ quán báo về nhà:
\({s_2} = \overline {BO} = - \overline {OB} = - {x_B} = - 400m\)
Độ dời khi bạn Việt từ quán báo đến trường:
\({s_3} = \overline {BT} = \overline {OT} - \overline {OB} = {x_T} - {x_B} = 1000m - 400m = 600m\)
Một người tập thể dục chạy trên một đường thẳng. Lúc đầu người đó chạy với vận tốc trung bình $5m/s$ trong thời gian $4$ phút. Sau đó người ấy giảm vận tốc còn $4m/s$ trong thời gian $3$ phút. Người đó chạy được trên quãng đường bằng bao nhiêu?
-
A.
$1,2km$
-
B.
$0,72km$
-
C.
$1,920km$
-
D.
$2km$
Đáp án : C
Vận dụng công thức xác định quãng đường : \(s = vt\)
Ta có:
+ Quãng đường chạy trong 4 phút đầu là: \({s_1} = 5.(4.60) = 1200m\)
+ Quãng đường chạy trong 3 phút sau là: \({s_2} = 4.(3.60) = 720m\)
Quãng đường người đó chạy được là: \(s = {s_1} + {s_2} = 1200 + 720 = 1920m = 1,920km\)
Một người tập thể dục chạy trên một đường thẳng. Lúc đầu người đó chạy với vận tốc trung bình $5m/s$ trong thời gian $4$ phút. Sau đó người ấy giảm vận tốc còn $4m/s$ trong thời gian $3$ phút. Vận tốc trung bình trong toàn bộ thời gian chạy bằng bao nhiêu? Chọn trục Ox trùng với đường chạy và có gốc là điểm xuất phát của người. Vì chuyển động theo một chiều nên độ dời trùng với quãng đường chạy được của người đó.
-
A.
$2,3 m/s$
-
B.
$4,3 m/s$
-
C.
$4,57 m/s$
-
D.
$5 m/s$
Đáp án : C
Vận dụng công thức xác định quãng đường : \(s = vt\)
Ta có:
+ Quãng đường chạy trong 4 phút đầu là: \({s_1} = 5.(4.60) = 1200m\)
+ Quãng đường chạy trong 3 phút sau là: \({s_2} = 4.(3.60) = 720m\)
Quãng đường người đó chạy được là:
\(s = {s_1} + {s_2} = 1200 + 720 = 1920m = 1,920km\)
Vì chuyển động chỉ theo một chiều nên trong cả thời gian chạy vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình và bằng: ${v_{tb}} = \dfrac{S}{t} = \frac{{1920}}{{7.60}} = 4,57m/s$
Xác định tọa độ của vật tại nút tròn màu xanh đầu tiên?
-
A.
x = 1 cm; y = 2 cm
-
B.
x = 1 m; y = 2 m
-
C.
x = 3 m; y = 4 m
-
D.
x = 5 m; y = 6 m
Đáp án : B
Quan sát đồ thị
Từ đồ thị ta có, x = 1 m; y = 2 m.
Xe máy xuất phát từ 6 giờ sáng, xe đến Hà Nội lúc 1 giờ chiều. Hỏi xe đã di chuyển bao lâu?
-
A.
6 giờ
-
B.
7 giờ
-
C.
8 giờ
-
D.
9 giờ
Đáp án : B
Thời gian xe di chuyển = Thời điểm kết thúc – Thời điểm bắt đầu
Thời điểm xuất phát: 6 giờ
Thời điểm kết thúc: 1 giờ chiều = 13 giờ
=> Thời gian xe di chuyển là: t = 13 – 6 = 7 giờ
Bạn A đi bộ từ nhà đến trường 2 km, do quên tập tài liệu nên quay về nhà lấy. Hỏi độ dịch chuyển của bạn A là bao nhiêu?
-
A.
2 km
-
B.
4 km
-
C.
0 km
-
D.
Đáp án khác
Đáp án : C
Độ dịch chuyển = Tọa độ cuối – Tọa độ đầu
Điểm đầu của bạn A là nhà
Điểm cuối của bạn A là nhà
=> Độ dịch chuyển của bạn A là 0 km.
Bạn A đi bộ từ nhà đến trường 2 km, do quên tập tài liệu nên quay về nhà lấy. Hỏi quãng đường của bạn A đi được là bao nhiêu?
-
A.
2 km
-
B.
4 km
-
C.
0 km
-
D.
Đáp án khác
Đáp án : B
Quãng đường là độ dài vật di chuyển
Bạn A đi từ nhà đến trường là 2 km
Bạn A đi trường về nhà là 2 km
=> Quãng đường bạn A đi được là: 2 + 2 = 4 km.
Bạn Lan đi từ nhà đến cửa hàng tạp hóa 1 km, sau đó đến thư viện trường lấy sách 2 km. Cuối cùng bạn Lan trở về nhà. Biết từ nhà qua tạp hóa và đến thư viện trường đều nằm trên một đường thẳng, cửa hàng tạp hóa nằm giữa nhà và thư viện. So sánh độ dịch chuyển d và quãng đường đi được s của bạn Lan?
-
A.
d > s
-
B.
d < s
-
C.
d = s
-
D.
Chưa đủ dữ kiện để khẳng định
Đáp án : B
Độ dịch chuyển = Tọa độ cuối – Tọa độ đầu
Quãng đường là độ dài vật di chuyển
- Điểm xuất phát của bạn Lan là nhà
- Điểm kết thúc của bạn Lan là nhà
=> Độ dịch chuyển của bạn Lan: d = 0 km
- Quãng đường bạn Lan đi được:
+ Nhà – Tạp hóa: 1 km
+ Tạp hóa – Thư viện: 2 km
+ Thư viện – Nhà: 3 km
=> Quãng đường bạn Lan đi được là: s = 1 + 2 + 3 = 6 km
=> d < s
Một người đi bộ từ A đến B rồi đến C như hình vẽ. Độ dịch chuyển của người đó là bao nhiêu? Biết AB = 6 cm, BC = 8 cm.
-
A.
14 cm
-
B.
12 cm
-
C.
10 cm
-
D.
8 cm
Đáp án : C
Độ dịch chuyển = Khoảng cách vị trí điểm đầu và điểm cuối
+ Điểm đầu: A
+ Điểm cuối: C
=> Độ dịch chuyển d = AC
Tam giác ABC vuông tại B, theo Pytago ta có:
\(\begin{array}{l}A{B^2} + B{C^2} = A{C^2}\\ \Rightarrow AC = \sqrt {A{B^2} + B{C^2}} = \sqrt {{6^2} + {8^2}} = 10(cm)\end{array}\)
Một người đi bộ từ A đến B rồi đến C như hình vẽ. Quãng đường người đó đi được là bao nhiêu? Biết AB = 6 cm, BC = 8 cm.
-
A.
14 cm
-
B.
12 cm
-
C.
10 cm
-
D.
8 cm
Đáp án : A
Quãng đường là tổng độ dài vật đi được
Quãng đường người đó đi được là: s = AB + BC = 6 + 8 = 14 (cm).
Véctơ vận tốc trung bình của vật được xác định bởi biểu thức:
-
A.
\({v_{tb}} = \frac{{\Delta x}}{{\Delta t}}\)
-
B.
\(\overrightarrow {{v_{tb}}} = \Delta \overrightarrow x \Delta t\)
-
C.
\({v_{tb}} = \Delta x\Delta t\)
-
D.
\(\overrightarrow {{v_{tb}}} = \frac{{\Delta \overrightarrow x }}{{\Delta t}}\)
Đáp án : D
Véctơ vận tốc trung bình của vật được xác định bởi biểu thức: \(\overrightarrow {{v_{tb}}} = \frac{{\Delta \overrightarrow x }}{{\Delta t}}\)
Chọn phương án sai?
-
A.
Tốc độ trung bình là đại lượng vật lý vô hướng có độ lớn bằng: \(\dfrac{s}{t}\)
-
B.
Vận tốc trung bình là đại lượng vật lý vô hướng có độ lớn bằng: \({v_{tb}} = \dfrac{{\Delta x}}{{\Delta t}}\)
-
C.
Vận tốc tức thời $v$ tại thời điểm $t$ đặc trưng cho chiều và độ nhanh chậm của chuyển động tại thời điểm đó.
-
D.
Biểu thức xác định vận tốc tức thời: \(v = \dfrac{{\Delta x}}{{\Delta t}}\) ( khi \(\Delta t\) rất nhỏ)
Đáp án : B
A, C, D - đúng
B- sai vì: Vận tốc trung bình là đại lượng vật lý có hướng cùng hướng với độ dời \(\Delta \overrightarrow x \) được xác định trong khoảng thời gian \(\Delta t\)
Trong một lần thử xe ô tô, người ta xác định được vị trí của xe tại các thời điểm cách nhau cùng khoảng thời gian 1s (xem bảng dưới đây). Vận tốc trung bình của ô tô trong 3 giây cuối cùng là:
-
A.
16,1 (m/s)
-
B.
2,3 (m/s)
-
C.
12,27 (m/s)
-
D.
11,5 (m/s)
Đáp án : A
Vận dụng biểu thức tính vận tốc trung bình: \({v_{tb}} = \frac{{\Delta x}}{{\Delta t}}\)
Ta có: Vận tốc trung bình: \({v_{tb}} = \frac{{\Delta x}}{{\Delta t}}\)
Trong 3s cuối, oto có:
+ Độ dời: \(\Delta x = 57,5 - 9,2 = 48,3m\)
+ Khoảng thời gian: \(\Delta t = 3{\rm{s}}\)
\(\to {v_{tb}} = \frac{{\Delta x}}{{\Delta t}} = \frac{{48,3}}{3} = 16,1(m/s)\)
Một vật chuyển động dọc theo chiều (+) trục Ox với vận tốc không đổi, thì:
-
A.
tọa độ của vật luôn có giá trị (+)
-
B.
vận tốc của vật luôn có giá trị (+)
-
C.
tọa độ và vận tốc của vật luôn có giá trị (+)
-
D.
tọa độ luôn trùng với quãng đường
Đáp án : C
Một vật chuyển động dọc theo chiều (+) trục Ox với vận tốc không đổi, thì tọa độ và vận tốc của vật luôn có giá tri (+)
Còn quãng đường còn phụ thuộc xem vật xuất phát từ đâu
Một chiếc xe chạy trên đoạn đường $40 km$ với tốc độ trung bình là $80 km/h$, trên đoạn đường $40 km$ tiếp theo với tốc độ trung bình là $40 km/h$. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường $80 km$ này là:
-
A.
$53,3km/h$
-
B.
$65 km/h$
-
C.
$60 km/h$
-
D.
$50 km/h$
Đáp án : A
Ta có:
+ Thời gian chuyển động trên đoạn \({s_1}\) là: \({t_1} = \dfrac{{{s_1}}}{{{v_1}}} = \dfrac{{40}}{{80}} = 0,5h\)
+ Thời gian chuyển động trên đoạn \({s_2}\) là: \({t_2} = \dfrac{{{s_2}}}{{{v_2}}} = \dfrac{{40}}{{40}} = 1h\)
\(\to\) Thời gian chuyển động trên đoạn đường $s=80 km$:
$t =t_1+t_2=0,5+1=1,5h$
⇒ Tốc độ trung bình \({v_{tb}} = \dfrac{s}{t}={\dfrac{80}{1,5}} \approx {\rm{ }}53,3{\rm{ }}km/h.\)
Một chiếc xe từ $A$ đến $B$ mất một khoảng thời gian t với tốc độ trung bình là $48 km/h$. Trong $1/4$ khoảng thời gian đầu nó chạy với tốc độ trung bình là ${v_1} = 30 km/h$. Trong khoảng thời gian còn lại nó chạy với tốc độ trung bình bằng:
-
A.
$56 km/h$
-
B.
$50 km/h$
-
C.
$52 km/h$
-
D.
$54 km/h$
Đáp án : D
Quãng đường xe chạy từ A đến B: \(s = 48t\)
Quãng đường xe chạy trong \(\frac{t}{4}\): \({s_1} = {v_1}{t_1} = 30\frac{t}{4} = 7,5t\)
Quãng đường xe chạy trong thời gian còn lại \({t_2} = t - \frac{t}{4} = \frac{{3t}}{4}\) là: \({s_2} = s - {s_1} = 48t - 7,5t\)
Tốc độ trung bình trong khoảng thời gian còn lại là: \({v_2} = \frac{{{s_2}}}{{{t_2}}} = \frac{{48t - 7,5t}}{{0,75t}} = 54km/h\)
Một ôtô chuyển động từ A về B. Chặng đầu xe đi mất \(\frac{1}{5}\) tổng thời gian với vận tốc v1. Chặng giữa xe đi mất \(\frac{1}{4}\) tổng thời gian với vận tốc v2 = 60km/h. Chặng còn lại xe chuyển động với vận tốc v3 = 40km/h. Biết vận tốc của xe trên cả quãng đường AB là v = 47 km/h. Tính v1.
-
A.
\({v_1} = 40km/h\)
-
B.
\({v_1} = 53km/h\)
-
C.
\({v_1} = 50km/h\)
-
D.
\({v_1} = 54km/h\)
Đáp án : C
Vận tốc trung bình \({{v}_{tb}}=\frac{{{S}_{1}}+{{S}_{2}}+{{S}_{3}}}{{{t}_{1}}+{{t}_{2}}+{{t}_{3}}}\)
Gọi t là tổng thời gian xe chuyển động từ A về B, v là vận tốc trung bình của xe.
Thời gian xe đi hết chặng cuối là: \(t-\frac{t}{5}-\frac{t}{4}=\frac{11}{20}t\)
Độ dài quãng đường AB là: \(S=v.t=47t\,\,\text{ }\left( 1 \right)\)
Theo bài ta có:
\(S={{v}_{1}}.\frac{t}{5}+{{v}_{2}}.\frac{t}{4}+{{v}_{3}}.\frac{11t}{20}={{v}_{1}}.\frac{t}{5}+60.\frac{t}{4}+40\frac{11t}{20}={{v}_{1}}.\frac{t}{5}+37t\,\,\,(2) \)
\(\Rightarrow 47.t={{v}_{1}}.\frac{t}{5}+37t\Rightarrow {{v}_{1}}=50km/h\)
Một ôtô chuyển động từ A về B. Chặng đầu xe đi mất \(\frac{1}{3}\) tổng thời gian với vận tốc v1 = 45km/h. Chặng giữa xe đi mất \(\frac{1}{2}\) tổng thời gian với vận tốc v2 = 60km/h. Chặng còn lại xe chuyển động với vận tốc v3 = 48km/h. Tính vận tốc của xe trên cả quãng đường AB.
-
A.
\(v = 40km/h\)
-
B.
\(v = 53km/h\)
-
C.
\(v = 46km/h\)
-
D.
\(v = 54km/h\)
Đáp án : B
Vận tốc trung bình \({{v}_{tb}}=\dfrac{{{S}_{1}}+{{S}_{2}}+{{S}_{3}}}{{{t}_{1}}+{{t}_{2}}+{{t}_{3}}}\)
Gọi t là tổng thời gian xe chuyển động từ A về B, v là vận tốc trung bình của xe.
Thời gian xe đi hết chặng cuối là: \(t-\frac{t}{3}-\frac{t}{2}=\frac{t}{6}\)
Độ dài quãng đường AB là: \(S=v.t~\text{ }\,\,\,\left( 1 \right)\)
Theo bài ta có: \(S={{v}_{1}}.\frac{t}{3}+{{v}_{2}}.\frac{t}{2}+{{v}_{3}}.\frac{t}{6}=45.\frac{t}{3}+60.\frac{t}{2}+48\frac{t}{6}=53t\,\,\,(2)\)
Từ (1) và (2) suy ra: \(v.t=53t\Rightarrow v=53km/h\)
Tàu Thống nhất Bắc Nam S1 xuất phát từ ga Hà Nội vào lúc 19h00min, ngày 8 tháng 3 năm 2006, tới ga Sài Gòn vào lúc 4h00min ngày 10 tháng 3 năm 2006. Trong thời gian đó tàu phải nghỉ ở một số ga để trả khách mất 39min. Khoảng thời gian tàu Thống nhất Bắc Nam S1 chạy từ ga Hà Nội tới ga Sài Gòn là
-
A.
32h21min
-
B.
33h00min
-
C.
33h39min
-
D.
32h39min
Đáp án : A
Khoảng thời gian tàu chạy: \(\Delta t=t-{{t}_{tra\,khach\,}}\)
Tàu S1 xuất phát lúc 19h00min ngày 8 tháng 3 đếnn 4h00min ngày 10 tháng 3 sẽ chạy mất:
\(t=33h00\min \)
Thời gian tàu phải nghỉ ở một số ga để trả khách:
\({{t}_{tra\,khach\,}}=39\min \)
Khoảng thời gian tàu chạy là:
\(\Delta t=33h00min39min=32h21min\)
Một xe chuyển động từ A về B. Nửa thời gian đầu vận tốc của xe là v1, nửa thời gian sau vận tốc của xe là v2. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường AB.
-
A.
\(v = \dfrac{{{v_1} + {v_2}}}{2}\)
-
B.
\(v = \dfrac{{{v_1}{v_2}}}{{{v_1} + {v_2}}}\)
-
C.
\(v = \dfrac{{{v_1}{v_2}}}{{2\left( {{v_1} + {v_2}} \right)}}\)
-
D.
\(v = \dfrac{{2{v_1}{v_2}}}{{2{v_1} + 3{v_2}}}\)
Đáp án : A
Áp dụng công thức tính vận tốc trung bình \({v_{tb}} = \dfrac{{{S_1} + {S_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\)
Gọi t là tổng thời gian xe chuyển động từ A về B, v là vận tốc trung bình của xe.
Độ dài quãng đường AB là: S = v.t (1)
Theo bài ta có: S = \({v_1}.\dfrac{t}{2} + {v_2}.\dfrac{t}{2}\) (2)
\( \Rightarrow \) v.t = \({v_1}.\dfrac{t}{2} + {v_2}.\dfrac{t}{2}\)\( \Rightarrow v = \dfrac{{{v_1} + {v_2}}}{2}\)
Đại lượng nào mô tả sự nhanh chậm của chuyển động?
-
A.
Quãng đường
-
B.
Vận tốc
-
C.
Thời gian
-
D.
Cả A và B
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức đã học trong KHTN 7
Tốc độ và vận tốc là hai đại lượng đều dùng để mô tả sự nhanh chậm của chuyển động.
Biểu thức nào sau đây đúng để tính tốc độ của chuyển động?
-
A.
\(v = \frac{s}{{{t^2}}}\)
-
B.
\(v = s.t\)
-
C.
\(v = s.{t^2}\)
-
D.
\(v = \frac{s}{t}\)
Đáp án : D
Biểu thức tính tốc độ là: \(v = \frac{s}{t}\)
Trong đó:
+ v: tốc độ của chuyển động (m/s)
+ s: quãng đường đi được (m)
+ t: thời gian vật chuyển động (s)
Biểu thức tính tốc độ là: \(v = \frac{s}{t}\)
Trên xe máy hoặc ô tô, đồng hồ tốc độ có tác dụng gì?
-
A.
Chỉ tốc độ trung bình của người lái xe
-
B.
Chỉ tốc độ tức thời của xe đang chạy
-
C.
Chỉ vận tốc trung bình của xe đang chạy
-
D.
Chỉ vận tốc thức thời của xe đang chạy
Đáp án : B
Liên hệ thực tế và vận dụng kiến thức đã học
Trên xe máy và ô tô, đồng hồ tốc độ (tốc kế) đặt trước mặt người lái xe, chỉ tốc độ mà xe đang chạy vào thời điểm người lái xe đọc số chỉ của tốc kế. Tốc độ này được gọi là tốc độ tức thời.
Một vận động viên chạy trong cự li 600 m mất 74,75 s. Hỏi vận động viên đó có tốc độ trung bình là bao nhiêu?
-
A.
8,03 m/s
-
B.
9,03 m/s
-
C.
10,03 m/s
-
D.
11, 03 m/s
Đáp án : A
Biểu thức tính tốc độ là: \(v = \frac{s}{t}\)
Trong đó:
+ v: tốc độ của chuyển động (m/s)
+ s: quãng đường đi được (m)
+ t: thời gian vật chuyển động (s)
Tốc độ trung bình của vận động viên là: \(v = \frac{s}{t} = \frac{{600}}{{74,75}} \approx 8,03(m/s)\)
Một người đi xe máy với tốc độ trung bình là 30 km/h và đi được 3 km. Hỏi người đó đi mất trong bao lâu?
-
A.
5 phút
-
B.
6 phút
-
C.
7 phút
-
D.
8 phút
Đáp án : B
Biểu thức tính tốc độ là: \(v = \frac{s}{t}\)
Trong đó:
+ v: tốc độ của chuyển động (km/h)
+ s: quãng đường đi được (km)
+ t: thời gian vật chuyển động (h)
Từ biểu thức tính tốc độ trung bình: \(v = \frac{s}{t}\)
=> Biểu thức tính thời gian là: \(t = \frac{s}{v}\)
Thời gian xe máy đi được là: \(t = \frac{s}{v} = \frac{3}{{30}} = 0,1(h)\)
Đổi 0,1 h = 0,1.60 phút = 6 phút.
Một người đi bộ đi học xuất phát lúc ở nhà là 6h45 phút, đến trường lúc 7h10 phút. Biết tốc độ trung bình của bạn là 5,4 km/h. Hỏi quãng đường từ nhà đến trường của bạn này là bao nhiêu mét?
-
A.
2000 m
-
B.
2250 m
-
C.
2500 m
-
D.
2750 m
Đáp án : B
Biểu thức tính tốc độ là: \(v = \frac{s}{t}\)
Trong đó:
+ v: tốc độ của chuyển động (km/h; m/s)
+ s: quãng đường đi được (km; m)
+ t: thời gian vật chuyển động (h; s)
Thời gian người đi bộ thực hiện là: t = 7h10 phút – 6h45 phút = 6 h70 phút – 6h45 phút = 25 phút
Đổi \(25 phút = \frac{{25}}{{60}}h = \frac{5}{{12}}h\)
Quãng đường từ nhà đến trường của người đi bộ này là:
\(v = \frac{s}{t} \Rightarrow s = v.t = 5,4.\frac{5}{{12}} = 2,25(km)\)
Đổi 2,25 km = 2250 m
Một người đi xe máy từ nhà đến siêu thị mua đồ với quãng đường 3 km mất 15 phút, sau đó đi đến trường học lấy tài liệu với quãng đường 2 km mất 12 phút. Biết trường học nằm giữa nhà và siêu thị và cùng nằm trên một đường thẳng. Vận tốc trung bình của người đi xe máy là bao nhiêu?
-
A.
58,82 m/s
-
B.
0,62 m/s
-
C.
0,29 km/h
-
D.
3,09 m/s
Đáp án : B
Biểu thức tính vận tốc trung bình: \({v_{tb}} = \frac{{\Delta d}}{{\Delta t}}\)
Trong đó:
+ Δd: độ dịch chuyển của xe (m)
+ Δt: thời gian xe dịch chuyển (s)
Điểm đầu của xe máy là nhà
Điểm cuối của xe máy là trường học
=> Độ dịch chuyển của xe là: Δd = 3 – 2 = 1 (km) = 1000 (m)
Thời gian xe máy đi là: Δt = 15 + 12 = 27 (phút) = 27.60 s = 1620 s
=> Vận tốc trung bình của xe máy là: \({v_{tb}} = \frac{{\Delta d}}{{\Delta t}} = \frac{{1000}}{{1620}} \approx 0,62(m/s)\)
Một người đi xe máy từ nhà đến siêu thị mua đồ với quãng đường 3 km mất 15 phút, sau đó đi đến trường học lấy tài liệu với quãng đường 2 km mất 12 phút. Biết trường học nằm giữa nhà và siêu thị và cùng nằm trên một đường thẳng. Tốc độ trung bình của người đi xe máy là bao nhiêu?
-
A.
58,82 m/s
-
B.
0,98 m/s
-
C.
0,29 km/h
-
D.
3,09 m/s
Đáp án : D
Biểu thức tính tốc độ trung bình là: \({v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2} + ... + {s_n}}}{{{t_1} + {t_2} + ... + {t_n}}}\)
Đổi 3 km = 3000 m; 2 km = 2000 m
15 phút = 900 s; 12 phút = 720 s
=> Tốc độ trung bình của xe máy là:
\({v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{{3000 + 2000}}{{900 + 720}} \approx 3,09(m/s)\)
Một xe khách đi với vận tốc trung bình là 36 km/h, người kiểm soát vé đi trên xe cùng chiều với chiều chuyển động của xe khách với vận tốc là 1 m/s. Hỏi vận tốc của người soát vé với cột mốc bên đường là bao nhiêu?
-
A.
9 m/s
-
B.
11 m/s
-
C.
35 m/s
-
D.
37 m/s
Đáp án : B
1 m/s = 3,6 km/h
Quy ước
v13 : vận tốc của người đối với mốc bên đường
v23 : vận tốc của người đối với xe
v12 : vận tốc của xe đối với cột mốc bên đường
Tóm tắt:
v12 = 36 km/h = 10 m/s
v23 = 1 m/s
v13 = ?
Lời giải:
Ta có: \(\overrightarrow {{v_{13}}} = \overrightarrow {{v_{12}}} + \overrightarrow {{v_{23}}} \)
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe
\(\begin{array}{l} \Rightarrow {v_{13}} = {v_{12}} + {v_{23}}\\ = 10 + 1 = 11(m/s)\end{array}\)
Một xe khách đi với vận tốc trung bình là 36 km/h, người kiểm soát vé đi trên xe ngược chiều với chiều chuyển động của xe khách với vận tốc là 1 m/s. Hỏi vận tốc của người soát vé với cột mốc bên đường là bao nhiêu?
-
A.
9 m/s
-
B.
11 m/s
-
C.
35 m/s
-
D.
37 m/s
Đáp án : A
1 m/s = 3,6 km/h
Quy ước
v13 : vận tốc của xe đối với mốc bên đường
v23 : vận tốc của người đối với mốc bên đường
v12 : vận tốc của xe đối với người
Tóm tắt:
v13 = 36 km/h = 10 m/s
v12 = 1 m/s
v23 = ?
Lời giải:
Ta có: \(\overrightarrow {{v_{13}}} = \overrightarrow {{v_{12}}} + \overrightarrow {{v_{23}}} \)
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe
\(\begin{array}{l} \Rightarrow {v_{13}} = {v_{12}} + {v_{23}}\\ \Rightarrow {v_{23}} = {v_{13}} - {v_{12}} = 10 - 1 = 9(m/s)\end{array}\)
Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường gì?
-
A.
Đường cong
-
B.
Đường thẳng
-
C.
Đường tròn
-
D.
Đường gấp khúc
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức đã học
Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng
Khi nào thì độ dịch chuyển và quãng đường bằng nhau?
-
A.
Khi chuyển động theo một chiều không đổi
-
B.
Khi chuyển động đổi chiều
-
C.
Khi chuyển động có vận tốc không đổi
-
D.
Khi chuyển động có tốc độ không đổi
Đáp án : A
Vận dụng kiến thức đã học
Khi vật chuyển động thẳng theo một chiều không đổi thì độ dịch chuyển và quãng đường đi được có độ lớn như nhau.
Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian sau, phương trình thể hiện đồ thị là?
-
A.
d = 5.t + 5 (cm)
-
B.
d = 5.t (cm)
-
C.
d = 5.t (m)
-
D.
d = 5.t + 5 (m)
Đáp án : C
Cách viết phương trình đường thẳng đi qua gốc tọa độ
+ Phương trình đường thẳng có dạng: d = a.t
+ Lấy một tọa độ điểm bất kì trên đồ thị, thay vào phương trình, tìm a
+ Thay a ngược trở lại phương trình, từ đó suy ra phương trình đường thẳng.
Gọi phương trình đường thẳng có dạng: d = a.t
Khi t = 10 s thì d = 50 m => 50 = a.10
=> a = 5
Vậy phương trình đồ thị độ dịch chuyển – thời gian là: d =5t (m).
Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian sau, độ dịch chuyển của vật trong 25 s đầu tiên là bao nhiêu?
-
A.
110 m
-
B.
120 m
-
C.
125 m
-
D.
130 m
Đáp án : C
- Viết phương trình đồ thị độ dịch chuyển – thời gian:
+ Phương trình đường thẳng có dạng: d = a.t
+ Lấy một tọa độ điểm bất kì trên đồ thị, thay vào phương trình, tìm a
+ Thay a ngược trở lại phương trình, từ đó suy ra phương trình đường thẳng.
- Thay thời gian t vào phương trình tìm d
Gọi phương trình đường thẳng có dạng: d = a.t
Khi t = 10 s thì d = 50 m => 50 = a.10
=> a = 5
Vậy phương trình đồ thị độ dịch chuyển – thời gian là: d = 5t (m).
Thay t = 25 s vào phương trình, ta có: d = 5.25 = 125 (m).
Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian sau, độ dịch chuyển của vật từ giây thứ 25 đến giây thứ 30 là bao nhiêu?
-
A.
35 m
-
B.
25 m
-
C.
15 m
-
D.
5 m
Đáp án : B
Độ dịch chuyển bằng khoảng cách điểm đầu và điểm cuối.
Từ hình vẽ ta có: Tọa độ của vật tại thời điểm 30 s là: 150 m
Gọi phương trình đường thẳng có dạng: d = a.t
Khi t = 10 s thì d = 50 m => 50 = a.10
=> a = 5
Vậy phương trình đồ thị độ dịch chuyển – thời gian là: d =5t (m).
Thay t = 25 s vào phương trình, ta có: d = 5.25 = 125 (m).
=> Tọa độ của vật tại thời điểm 25 s là: 125 m
=> Độ dịch chuyển d = 150 – 125 = 25 m.
Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian, vận tốc của vật là bao nhiêu?
-
A.
4 m/s
-
B.
5 m/s
-
C.
6 m/s
-
D.
7 m/s
Đáp án : B
Vận tốc của chuyển động thẳng đều chính là hệ số góc của đồ thị
Gọi phương trình đường thẳng có dạng: d = a.t
Khi t = 10 s thì d = 50 m => 50 = a.10
=> a = 5
Cho bảng số liệu dưới đây:
Độ dịch chuyển (m) |
100 |
200 |
300 |
400 |
Thời gian (s) |
10 |
25 |
40 |
60 |
Vận tốc của vật trong chuyển động trong 10 s đầu là?
-
A.
5 m/s
-
B.
10 m/s
-
C.
8 m/s
-
D.
15 m/s
Đáp án : B
Biểu thức tính vận tốc:
\(v = \frac{{\Delta d}}{{\Delta t}}\)
Trong đó:
+ Δd: độ dịch chuyển (m)
+ Δt: thời gian dịch chuyển (s)
Vận tốc của vật trong 10 s đầu là:
\(v = \frac{{\Delta d}}{{\Delta t}} = \frac{{100}}{{10}} = 10(m/s)\)
Cho bảng số liệu dưới đây:
Độ dịch chuyển (m) |
100 |
200 |
300 |
400 |
Thời gian (s) |
10 |
25 |
40 |
60 |
Vận tốc của vật trong chuyển động từ giây thứ thứ 25 đến giây 40 là bao nhiêu?
-
A.
5,59 m/s
-
B.
6,76 m/s
-
C.
6,67 m/s
-
D.
7,67 m/s
Đáp án : C
Biểu thức tính vận tốc:
\(v = \frac{{\Delta d}}{{\Delta t}}\)
Trong đó:
+ Δd: độ dịch chuyển (m)
+ Δt: thời gian dịch chuyển (s)
Vận tốc của vật từ giây thứ 25 đến giây thứ 40 là:
\(v = \frac{{\Delta d}}{{\Delta t}} = \frac{{300 - 200}}{{40 - 25}} \approx 6,67(m/s)\)
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5. Chuyển động tổng hợp Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6. Thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 23. Định luật Hooke - Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 22. Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo - Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 21. Động lực học của chuyển động tròn. Lực hướng tâm - Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 20. Động năng của chuyển động tròn - Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 19. Các loại va chạm - Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo