Trắc nghiệm bài Huyện đường - Phân tích Văn 10 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Khung cảnh huyện đường được bài trí như thế nào?

  • A.

    Trên tường treo bức hoành phi đề hai chữ “huyện đường”, hai bên hai câu đối

  • B.

    Bàn giấy của tri huyện ở chính giữa, trên có ống bút, nghiên mực, điếu bình

  • C.

    Bàn của đề lại có nghiên bút và một chồng đơn từ

  • D.

    Tất cả những chi tiết trên

Câu 2 :

Huyện đường có những sự việc chính nào?

  • A.

    Tri huyện bước ra, tự xưng tên tuổi, chức vụ, kinh nghiệm; đề lại theo hầu phía sau, hỏi thăm và thưa với tri huyện về vụ án của Thị Hến

  • B.

    Sau khi bàn bạc, tri huyện và đề lại đưa ra phương án xử tù, phạt đòn và phạt tiền đối với Ốc, Nghêu và lí trưởng còn Sò và Hến thì đợi xem xét

  • C.

    Lính lệ ra gọi cả bên nguyên, bên bị, nhân chứng vào hầu

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 3 :

Các nhân vật ở huyện đường, từ tri huyện đến đề lại, lính lệ, đề lại đều có bản chất và thủ đoạn giống nhau, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 4 :

Sự hô ứng nhịp nhàng trong lời thoại của hai nhân vật tri huyện và đề lại được thể hiện rõ trong văn bản, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 5 :

Cách tri huyện tự giới thiệu mình có đặc điểm gì?

  • A.

    Rõ ràng, từ tốn, minh bạch

  • B.

    Thân thiện, cởi mở, vui vẻ

  • C.

    Lịch sự, khách sáo

  • D.

    Khoa trương, thị uy, hống hách

Câu 6 :

Khi đưa ra những mưu mô toan tính, thủ đoạn của mình, tri huyện có thái độ như thế nào?

  • A.

    Vui mừng, háo hức

  • B.

    Hả hê, trắng trợn, thỏa mãn

  • C.

    Lo lắng, bất an, lúng túng

  • D.

    Tự cao tự đại

Câu 7 :

Qua đoạn trích Huyện đường, thái độ và cách nhìn nhận của người dân xưa với chốn cửa quan được thể hiện như thế nào?

  • A.

    Tin tưởng, coi quan như phụ mẫu

  • B.

    Coi thường, khinh mạ

  • C.

    Tôn trọng, sùng bái

  • D.

    Sợ sệt, đáng thương

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Khung cảnh huyện đường được bài trí như thế nào?

  • A.

    Trên tường treo bức hoành phi đề hai chữ “huyện đường”, hai bên hai câu đối

  • B.

    Bàn giấy của tri huyện ở chính giữa, trên có ống bút, nghiên mực, điếu bình

  • C.

    Bàn của đề lại có nghiên bút và một chồng đơn từ

  • D.

    Tất cả những chi tiết trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về văn bản

Lời giải chi tiết :

Những chi tiết cho thấy cách bài trí nơi huyện đường là:

- Trên tường chính giữa là bức hoành phi đề hai chữ “huyện đường”, hai bên hai câu đối, bên cạnh câu đối là cửa vào nhà trong

- Bàn giấy của tri huyện để chính giữa, trên có ống bút, nghiên mực, điếu bình

- Bàn của đề lại cũng có nghiên bút và một chồng đơn từ

Câu 2 :

Huyện đường có những sự việc chính nào?

  • A.

    Tri huyện bước ra, tự xưng tên tuổi, chức vụ, kinh nghiệm; đề lại theo hầu phía sau, hỏi thăm và thưa với tri huyện về vụ án của Thị Hến

  • B.

    Sau khi bàn bạc, tri huyện và đề lại đưa ra phương án xử tù, phạt đòn và phạt tiền đối với Ốc, Nghêu và lí trưởng còn Sò và Hến thì đợi xem xét

  • C.

    Lính lệ ra gọi cả bên nguyên, bên bị, nhân chứng vào hầu

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về văn bản

Lời giải chi tiết :

Các sự việc chính trong văn bản:

- Tri huyện bước ra đầu tiên, tự xưng tên tuổi, chức vụ và kinh nghiệm của mình

- Đề lại theo hầu phía sau, hỏi thăm và thưa với tri huyện về vụ án của Thị Hến

- Sau một hồi bàn bạc, tri huyện và đề lại đưa ra phương án xử tù, phạt đòn và phạt tiền đối với Ốc, Nghêu và lý trưởng còn Sò và Hến thì đợi xem xét

- Lính lệ ra gọi cả bên nguyên, bên bị, nhân chứng vào hầu

Câu 3 :

Các nhân vật ở huyện đường, từ tri huyện đến đề lại, lính lệ, đề lại đều có bản chất và thủ đoạn giống nhau, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về văn bản

Lời giải chi tiết :

Đúng

Tri huyện, đề lại, lính lệ, đề lại đều có bản chất là những kẻ tham nhũng, bóc lột dân chúng và cậy quyền thế để tư lợi cá nhân. Những lời thoại cho thấy sự tương đồng về bản chất, thủ đoạn giữa các nhân vật ở huyện đường là:

- Vụ ấy à? Ý thầy thế nào? Tôi thì tôi nghĩ cứ để đu đưa như vậy đã. Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể “ấy” được.

- Vâng, ta cứ bảo là để tra cứu đã… thì liệu xử cho xong, bọn này toàn đầu trọc cả.

- Phải, nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu…

- Ăn thua là những chỗ khó đấy đấy, lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, nói thế nào lại chả được

Câu 4 :

Sự hô ứng nhịp nhàng trong lời thoại của hai nhân vật tri huyện và đề lại được thể hiện rõ trong văn bản, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về văn bản

Lời giải chi tiết :

Đúng

- Tri huyện và đề lại không cần phải giữ ý với nhau vì chúng là những người cùng bản chất tham lam, xấu xa, chuyên dùng quyền uy để nhũng nhiễu, ăn hối lộ đút lót của dân chúng khi xử kiện.

- Dựa vào cách nói chuyện có thể thấy hành vi xấu xa này của chúng đã xảy ra thường xuyên và lặp lại nhiều lần nên được phối hợp và diễn ra rất trơn tru:

  + Khi tri huyện nói muốn để trường hợp của Sò lại vì nó rất giàu, đề lại đã đưa ra phương án để nói với mọi người là “ta cứ bảo là để tra cứu đã”

  + Đề lại nói muốn xử cho xong những bọn trọc đầu, tri huyện lập tức hưởng ứng “phải, nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu”

  + Đề lại khen ngợi, tâng bốc, nịnh nọt với cách xử kiện của tri huyện “bẩm quan xử thật sâu sắc”, “vâng ạ, quan xử hay lắm”

Câu 5 :

Cách tri huyện tự giới thiệu mình có đặc điểm gì?

  • A.

    Rõ ràng, từ tốn, minh bạch

  • B.

    Thân thiện, cởi mở, vui vẻ

  • C.

    Lịch sự, khách sáo

  • D.

    Khoa trương, thị uy, hống hách

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về văn bản

Lời giải chi tiết :

Tri huyện tự giới thiệu mình một cách khoa trương, thị uy và hống hách

Câu 6 :

Khi đưa ra những mưu mô toan tính, thủ đoạn của mình, tri huyện có thái độ như thế nào?

  • A.

    Vui mừng, háo hức

  • B.

    Hả hê, trắng trợn, thỏa mãn

  • C.

    Lo lắng, bất an, lúng túng

  • D.

    Tự cao tự đại

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về văn bản

Lời giải chi tiết :

Khi đưa ra những mưu mô toan tính, thủ đoạn của mình, tri huyện vô cùng hả hê, trắng trợn và thỏa mãn với sự đục khoét, nhũng nhiễu dân chúng

Câu 7 :

Qua đoạn trích Huyện đường, thái độ và cách nhìn nhận của người dân xưa với chốn cửa quan được thể hiện như thế nào?

  • A.

    Tin tưởng, coi quan như phụ mẫu

  • B.

    Coi thường, khinh mạ

  • C.

    Tôn trọng, sùng bái

  • D.

    Sợ sệt, đáng thương

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về văn bản

Lời giải chi tiết :

Qua đoạn trích Huyện đường, thái độ và cách nhìn nhận của người dân xưa với chốn cửa quan đầy sự sợ sệt và đáng thương vì họ cũng chỉ là những con người thấp cổ bé họng không có tiếng nói

Trắc nghiệm bài Múa rối nước - Hiện đại soi bóng tiền nhân - Tìm hiểu chung Văn 10 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Tìm hiểu chung về Múa rối nước - Hiện đại soi bóng tiền nhân Văn 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm bài Múa rối nước - Hiện đại soi bóng tiền nhân - Phân tích Văn 10 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Phân tích Múa rối nước - Hiện đại soi bóng tiền nhân Văn 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm bài Huyện đường - Tìm hiểu chung Văn 10 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Tìm hiểu chung về Huyện đường Văn 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm bài Xúy Vân giả dại Văn 10 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Phân tích Xúy Vân giả dại Văn 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm bài Xúy Vân giả dại - Tìm hiểu chung Văn 10 Kết nối tri thức

Luyện tập và củng cố kiến thức Tìm hiểu chung về Xúy Vân giả dại Văn 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết