Sự hô ứng nhịp nhàng trong lời thoại của hai nhân vật tri huyện và đề lại được thể hiện rõ trong văn bản, đúng hay sai?
Xem lại kiến thức về văn bản
Đúng
- Tri huyện và đề lại không cần phải giữ ý với nhau vì chúng là những người cùng bản chất tham lam, xấu xa, chuyên dùng quyền uy để nhũng nhiễu, ăn hối lộ đút lót của dân chúng khi xử kiện.
- Dựa vào cách nói chuyện có thể thấy hành vi xấu xa này của chúng đã xảy ra thường xuyên và lặp lại nhiều lần nên được phối hợp và diễn ra rất trơn tru:
+ Khi tri huyện nói muốn để trường hợp của Sò lại vì nó rất giàu, đề lại đã đưa ra phương án để nói với mọi người là “ta cứ bảo là để tra cứu đã”
+ Đề lại nói muốn xử cho xong những bọn trọc đầu, tri huyện lập tức hưởng ứng “phải, nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu”
+ Đề lại khen ngợi, tâng bốc, nịnh nọt với cách xử kiện của tri huyện “bẩm quan xử thật sâu sắc”, “vâng ạ, quan xử hay lắm”
Các bài tập cùng chuyên đề
Khung cảnh huyện đường được bài trí như thế nào?
Huyện đường có những sự việc chính nào?
Cách tri huyện tự giới thiệu mình có đặc điểm gì?
Khi đưa ra những mưu mô toan tính, thủ đoạn của mình, tri huyện có thái độ như thế nào?
Qua đoạn trích Huyện đường, thái độ và cách nhìn nhận của người dân xưa với chốn cửa quan được thể hiện như thế nào?