Trắc nghiệm Bài 15. Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học - Hóa 10 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Cho phản ứng hóa học xảy ra ở điều kiện tiêu chuẩn sau:

2NO2(g) (đỏ nâu) → N2O4(g) (không màu)

Biết NO2 và N2O4 có \({\Delta _f}H_{298}^o\) tương ứng là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. Điều này chứng tỏ phản ứng

  • A.

    tỏa nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4 

  • B.

    thu nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4 

  • C.

    tỏa nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2 

  • D.

    thu nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2 

Câu 2 :

Tiến hành quá trình ozone hóa 100 g oxi theo phản ứng sau:

3O2(g) (oxygen) → 2O3 (g) (ozone)

Hỗn hợp thu được có chứa 24% ozone về khối lượng, tiêu tốn 71,2 kJ. Nhiệt tạo thành \({\Delta _f}H_{298}^o\) của ozone (kJ/mol) có giá trị là

  • A.

    142,4

  • B.

    284,8

  • C.

    -142,4

  • D.

    -284,8

Câu 3 :

Cho phản ứng hydrogen hóa ethylene:

H2C=CH2(g) + H2(g) → H3C-CH3(g)

Biết năng lượng liên kết trong các chất cho trong bảng sau:

Liên kết

Phân tử

Eb (kJ/mol)

Liên kết

Phân tử

Eb (kJ/mol)

C=C

C2H4

612

C-C

C2H6

346

C-H

C2H4

418

C-H

C2H6

418

H-H

H2

436

 

 

 

Biến thiên enthalpy (kJ) của phản ứng có giá trị là

  • A.

    134

  • B.

    -134

  • C.

    478

  • D.

    284

Câu 4 :

Cho phương trình phản ứng sau:

2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l)    ∆H = -572 kJ

Khi cho 2 g khí H2 tác dụng hoàn toàn với 32g khí O2 thì phản ứng

  • A.

    tỏa ra nhiệt lượng 286 kJ

  • B.

    thu vào nhiệt lượng 286 kJ

  • C.

    tỏa ra nhiệt lượng 572 kJ

  • D.

    thu vào nhiệt lượng 572 kJ

Câu 5 :

Cho phương trình phản ứng

Zn(r) + CuSO4(aq) → ZnSO4(aq) + Cu(r)  ∆H = -210 kJ

và các phát biểu sau:

(1) Zn bị oxi hóa

(2) Phản ứng trên tỏa nhiệt

(3) Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84 g Cu là +12,6 kJ

(4) Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ hỗn hợp tăng lên

Các phát biểu đúng là

  • A.

    (1) và (3)

  • B.

    (2) và (4)

  • C.

    (1), (2) và (4)

  • D.

    (1), (3) và (4)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho phản ứng hóa học xảy ra ở điều kiện tiêu chuẩn sau:

2NO2(g) (đỏ nâu) → N2O4(g) (không màu)

Biết NO2 và N2O4 có \({\Delta _f}H_{298}^o\) tương ứng là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. Điều này chứng tỏ phản ứng

  • A.

    tỏa nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4 

  • B.

    thu nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4 

  • C.

    tỏa nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2 

  • D.

    thu nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2 

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức: 

\({\Delta _r}H_{298}^o\) =  \(\sum {{\Delta _f}H_{298}^o} (sp) - \sum {{\Delta _f}H_{298}^o} (c{\text{d}})\)

Lời giải chi tiết :

\({\Delta _r}H_{298}^o\) =  \(\sum {{\Delta _f}H_{298}^o} (sp) - \sum {{\Delta _f}H_{298}^o} (c{\text{d}})\)

= 9,16 - 2.33,18 = -57,2 kJ/mol < 0

=> Phản ứng tỏa nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2 

Câu 2 :

Tiến hành quá trình ozone hóa 100 g oxi theo phản ứng sau:

3O2(g) (oxygen) → 2O3 (g) (ozone)

Hỗn hợp thu được có chứa 24% ozone về khối lượng, tiêu tốn 71,2 kJ. Nhiệt tạo thành \({\Delta _f}H_{298}^o\) của ozone (kJ/mol) có giá trị là

  • A.

    142,4

  • B.

    284,8

  • C.

    -142,4

  • D.

    -284,8

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Tính số mol O3

- Tính: \({\Delta _r}H_{298}^o\) 

- \({\Delta _r}H_{298}^o\) =  \(\sum {{\Delta _f}H_{298}^o} (sp) - \sum {{\Delta _f}H_{298}^o} (c{\text{d}})\)

Lời giải chi tiết :

Câu 3 :

Cho phản ứng hydrogen hóa ethylene:

H2C=CH2(g) + H2(g) → H3C-CH3(g)

Biết năng lượng liên kết trong các chất cho trong bảng sau:

Liên kết

Phân tử

Eb (kJ/mol)

Liên kết

Phân tử

Eb (kJ/mol)

C=C

C2H4

612

C-C

C2H6

346

C-H

C2H4

418

C-H

C2H6

418

H-H

H2

436

 

 

 

Biến thiên enthalpy (kJ) của phản ứng có giá trị là

  • A.

    134

  • B.

    -134

  • C.

    478

  • D.

    284

Đáp án : B

Phương pháp giải :

\({\Delta _r}H_{298}^o\) = \(\sum {{E_b}} (cd) - \sum {{E_b}} (sp)\)

Lời giải chi tiết :

\({\Delta _r}H_{298}^o\) = \(\sum {{E_b}} (cd) - \sum {{E_b}} (sp)\)

= EC2H4 + EH2 – EC2H6 = EC=C + 4.EC-H + EH-H – EC-C – 6.EC-H

= 612 + 4.418 + 436 – 346 – 6.418 = -134

Câu 4 :

Cho phương trình phản ứng sau:

2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l)    ∆H = -572 kJ

Khi cho 2 g khí H2 tác dụng hoàn toàn với 32g khí O2 thì phản ứng

  • A.

    tỏa ra nhiệt lượng 286 kJ

  • B.

    thu vào nhiệt lượng 286 kJ

  • C.

    tỏa ra nhiệt lượng 572 kJ

  • D.

    thu vào nhiệt lượng 572 kJ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

∆H < 0: Phản ứng tỏa nhiệt

∆H > 0: Phản ứng thu nhiệt

Lời giải chi tiết :

- Ta có ∆H < 0

=> Phản ứng tỏa nhiệt

- Nhiệt hình thành là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào khi hình thành 1 mol chất sản phẩm

=> Phản ứng hình thành 1 mol H2O tỏa ra nhiệt lượng 572 kJ

Câu 5 :

Cho phương trình phản ứng

Zn(r) + CuSO4(aq) → ZnSO4(aq) + Cu(r)  ∆H = -210 kJ

và các phát biểu sau:

(1) Zn bị oxi hóa

(2) Phản ứng trên tỏa nhiệt

(3) Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84 g Cu là +12,6 kJ

(4) Trong quá trình phản ứng, nhiệt độ hỗn hợp tăng lên

Các phát biểu đúng là

  • A.

    (1) và (3)

  • B.

    (2) và (4)

  • C.

    (1), (2) và (4)

  • D.

    (1), (3) và (4)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phát biểu (3) sai: Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 3,84 g Cu là: -210.3,84/64 = -12,6 kJ