Trắc nghiệm Bài 5: Một số hợp chất với oxygen của nitrogen Hóa 11 Chân trới sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Cho phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2O + NO

Theo phương trình của phản ứng trên, khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3 là

  • A.
    6.
  • B.
    10.
  • C.
    8.
  • D.
    4.
Câu 2 :

Cho hỗn hợp Cu, Fe phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là:

  • A.
    Cu(NO3)2.
  • B.
    HNO3.
  • C.
    Fe(NO3)2.
  • D.
    Fe(NO3)3.
Câu 3 :

Có các mệnh đề sau :

(1) Tác nhân chính gay mưa acid là SO2 và Nox, phát thải chủ yếu do các hoạt động công nghiệp, nhiệt điện, giao thông, khai thác và chế biến dầu mỏ...

(2) Trong phân tử nitric acid, nguyên tử N có số oxi hóa +5, là số oxi hóa cao nhất của nitrogen.

(3) Nitric acid thể hiện tính oxi hóa mạnh, có khả năng hòa tan vàng, platinum.

(4) Nitric acid tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm và tan vô hạn trong nước.

(5) Ở dạng đậm đặc, nitric acid dược dùng để sản xuất thuốc nổ trinitrotoluene TNT.

(6) Nguyên nhân của hiện tượng phú dưỡng là do sự dư thừa nitrogen trong nước.

Trong các mệnh đề trên, số mệnh đề đúng là

  • A.
    2.
  • B.
    3.
  • C.
    4.
  • D.
    5.
Câu 4 :

HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ?

  • A.
    KOH, MgCO3, Pt, FeS.
  • B.
    Al(OH)3, BaCO3, BaSO4, Fe2O3.
  • C.
    FeS2, Pt, SO2, HCl.
  • D.
    Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2.
Câu 5 :

Cho dãy các chất Cu, Fe, Fe2O3, FeO, CuO, MgCO3, Pt, Al(OH)3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là:

  • A.
    4
  • B.
    3.
  • C.
    5.
  • D.
    6.
Câu 6 :

Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là:

  • A.
    3
  • B.
    5.
  • C.
    4.
  • D.
    6.
Câu 7 :

Để điều chế 5 lít dung dịch HNO3 21% (D = 1,2g/ml) bằng phương pháp oxi hóa NH3 với hiệu suất toàn quá trình là 75%, thể tích khí NH3 (đktc) tối thiểu cần dùng là

  • A.
    560 lít
  • B.
    448 lít.
  • C.
    597,33 lít.
  • D.
    672 lít.
Câu 8 :

Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,015 mol Fe và 0,03 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)

  • A.
    0,14 lít
  • B.
    0,12 lít.
  • C.
    0,06 lít.
  • D.
    0,08 lít.
Câu 9 :

Cho phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3  +  N2O  +  H2O

Trong phương trình phản ứng trên, khi hệ số của Al là 8 thì hệ số của HNO3 là?

  • A.
    24.
  • B.
    30.
  • C.
    26.
  • D.
    15.
Câu 10 :

Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 6,72 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5 ở đktc). Số mol acid đã phản ứng là?

  • A.
    0,3 mol.
  • B.
    0,6 mol.
  • C.
    1,2 mol.
  • D.
    2,4 mol.
Câu 11 :

Có các mệnh đề sau :

(1) Các muối nitrate đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.

(2) Ion NO có tính oxi hóa trong môi trường acid.

(3) Khi nhiệt phân muối nitrate rắn ta đều thu được khí NO2

(4) Hầu hết muối nitrate đều bền nhiệt.

Trong các mệnh đề trên, những mệnh đề đúng là

  • A.
    (1) và (3).
  • B.
    (2) và (4).
  • C.
    (2) và (3).
  • D.
    (1) và (2).
Câu 12 :

Hoa cẩm tú cầu là loài hoa tượng trưng cho lòng biết ơn và sự chân thành, vẻ kì diệu của cẩm tú cầu là sự đổi màu ngoạn mục của nó. Màu của loài hoa này có thể thay đổi tùy thuộc vào pH của thổ nhưỡng nên có thề điểu chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng

pH đất trồng

<7

=7

>7

Màu hoa

Lam

Trắng sữa

Hồng

Khi trồng loài hoa trên, nếu ta bón thêm 1 ít vôi (CaO) hoặc NH4NO3 và chỉ tưới nước thì khi thu hoạch hoa sẽ có màu lần lượt là?

  • A.
    hồng – lam.
  • B.
    lam – hồng.
  • C.
    trắng sữa – hồng.
  • D.
    hồng - trắng sữa.
Câu 13 :

HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ?

  • A.
    NaOH, Al2O3, Cu2S, BaSO4.
  • B.
    Cu(OH)2, BaCO3, Au, Fe2O3.
  • C.
    CuS, Pt, SO2, Ag.
  • D.
    Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2.
Câu 14 :

Cho vào bình kín thể tích không đổi 0,2 mol NO và 0,3 mol O2, áp suất trong bình là P1. Saukhi phản ứng hoàn toàn đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất là P2. Tỉ lệ của P1 và P2 là:

  • A.
    P1 = 1,25P2.
  • B.
    P1 = 0,8P2.
  • C.
    P1 = 2P2.
  • D.
    P1 = P2.
Câu 15 :

Trong các oxide của nitrogen thì oxide được điều chế trực tiếp từ phản ứng của nitrogen với oxygen là:

  • A.
    N2O.
  • B.
    N2O5.
  • C.
    NO.
  • D.
    NO2.
Câu 16 :

Phần trăm khối lượng của N trong một oxide của nó là 30,43%.Tỉ khối của A so với H2 bằng 23. Xác định CTPT của oxide đó là:

  • A.
    N2O.
  • B.
    N2O5.
  • C.
    N2O4.
  • D.
    NO2.
Câu 17 :

Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc phản ứng oxi hóa – khử là:

  • A.
    8
  • B.
    5
  • C.

    7

  • D.

    6

Câu 18 :

Kim loại không phản ứng HNO3 đặc nguội là:

  • A.
    Al, Fe
  • B.
    Ag, Fe
  • C.
    Pb, Ag
  • D.
    Pt, Au
Câu 19 :

Đâu không phải là tác hại của mưa acid

  • A.
    Gây bão sấm sét
  • B.
    Làm giảm PH môi trường đất và nước
  • C.
    Gây ăn mòn các công trình
  • D.
    Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Câu 20 :

Phương trình nào sau đây đúng khi hòa tan khí NO2 trong nước

  • A.
    \(4N{O_2} + {O_2} + 2{H_2}O \to 4HN{O_3}\)
  • B.
    \(2N{O_2} + 2{H_2}O \to 2HN{O_3} + {H_2}\)
  • C.
    \(4N{O_2} + 10{H_2}O \to 4N{H_4}OH + 7{O_2}\)
  • D.
    Không xảy ra phản ứng

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2O + NO

Theo phương trình của phản ứng trên, khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3 là

  • A.
    6.
  • B.
    10.
  • C.
    8.
  • D.
    4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Nitric acid.

Lời giải chi tiết :

3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + 5H2O + NO

Câu 2 :

Cho hỗn hợp Cu, Fe phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là:

  • A.
    Cu(NO3)2.
  • B.
    HNO3.
  • C.
    Fe(NO3)2.
  • D.
    Fe(NO3)3.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Nitric acid.

Lời giải chi tiết :

Chất tan duy nhất là: Fe(NO3)2

Câu 3 :

Có các mệnh đề sau :

(1) Tác nhân chính gay mưa acid là SO2 và Nox, phát thải chủ yếu do các hoạt động công nghiệp, nhiệt điện, giao thông, khai thác và chế biến dầu mỏ...

(2) Trong phân tử nitric acid, nguyên tử N có số oxi hóa +5, là số oxi hóa cao nhất của nitrogen.

(3) Nitric acid thể hiện tính oxi hóa mạnh, có khả năng hòa tan vàng, platinum.

(4) Nitric acid tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm và tan vô hạn trong nước.

(5) Ở dạng đậm đặc, nitric acid dược dùng để sản xuất thuốc nổ trinitrotoluene TNT.

(6) Nguyên nhân của hiện tượng phú dưỡng là do sự dư thừa nitrogen trong nước.

Trong các mệnh đề trên, số mệnh đề đúng là

  • A.
    2.
  • B.
    3.
  • C.
    4.
  • D.
    5.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Một số hợp chất của nitrogen với oxygen.

Lời giải chi tiết :

Những mệnh đề đúng: (1), (2), (4), (5).

Câu 4 :

HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ?

  • A.
    KOH, MgCO3, Pt, FeS.
  • B.
    Al(OH)3, BaCO3, BaSO4, Fe2O3.
  • C.
    FeS2, Pt, SO2, HCl.
  • D.
    Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Nitric acid.

Lời giải chi tiết :

Loại A, B và C do HNO3 không phản ứng với Pt; BaSO4; HCl.

Câu 5 :

Cho dãy các chất Cu, Fe, Fe2O3, FeO, CuO, MgCO3, Pt, Al(OH)3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là:

  • A.
    4
  • B.
    3.
  • C.
    5.
  • D.
    6.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Nitric acid.

Lời giải chi tiết :

Các chất bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng: Cu, Fe, FeO.

Câu 6 :

Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là:

  • A.
    3
  • B.
    5.
  • C.
    4.
  • D.
    6.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Nitric acid.

Lời giải chi tiết :

Các chất bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4

Câu 7 :

Để điều chế 5 lít dung dịch HNO3 21% (D = 1,2g/ml) bằng phương pháp oxi hóa NH3 với hiệu suất toàn quá trình là 75%, thể tích khí NH3 (đktc) tối thiểu cần dùng là

  • A.
    560 lít
  • B.
    448 lít.
  • C.
    597,33 lít.
  • D.
    672 lít.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Nitric acid.

Lời giải chi tiết :

nNH3 = nHNO3 = \(\frac{{{{5.10}^3}.1,2.21}}{{100.63}}\)= 20 (mol)

H = 75% => VNH3 = \(\frac{{20.22,4.100}}{{75}}\)= 597,33 lít

Câu 8 :

Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,015 mol Fe và 0,03 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)

  • A.
    0,14 lít
  • B.
    0,12 lít.
  • C.
    0,06 lít.
  • D.
    0,08 lít.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Nitric acid.

Lời giải chi tiết :

Thể tích dung dịch HNO3 ít nhất

→ Sau phản ứng thu được Fe2+,Cu2+,NO3-

Bảo toàn electron ta có: 2nFe2++2nCu2+=3nNO

→nNO=\(\frac{{2.0,015 + 2.0,03}}{3}\)= 0,03 (mol)

→nHNO3=4nNO=0,12 (mol) => VHNO3 = 0,12 (lít)

Câu 9 :

Cho phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3  +  N2O  +  H2O

Trong phương trình phản ứng trên, khi hệ số của Al là 8 thì hệ số của HNO3 là?

  • A.
    24.
  • B.
    30.
  • C.
    26.
  • D.
    15.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Nitric acid.

Lời giải chi tiết :

8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3  +  3N2O  +  15H2O

Câu 10 :

Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 6,72 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5 ở đktc). Số mol acid đã phản ứng là?

  • A.
    0,3 mol.
  • B.
    0,6 mol.
  • C.
    1,2 mol.
  • D.
    2,4 mol.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Nitric acid.

Lời giải chi tiết :

4H+ + NO3- + 3e → NO + 2H2O

nHNO3 = 4nNO = 4.\(\frac{{6,72}}{{22,4}}\)= 1,2 mol

Câu 11 :

Có các mệnh đề sau :

(1) Các muối nitrate đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.

(2) Ion NO có tính oxi hóa trong môi trường acid.

(3) Khi nhiệt phân muối nitrate rắn ta đều thu được khí NO2

(4) Hầu hết muối nitrate đều bền nhiệt.

Trong các mệnh đề trên, những mệnh đề đúng là

  • A.
    (1) và (3).
  • B.
    (2) và (4).
  • C.
    (2) và (3).
  • D.
    (1) và (2).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về muối nitrate

Lời giải chi tiết :

D

Câu 12 :

Hoa cẩm tú cầu là loài hoa tượng trưng cho lòng biết ơn và sự chân thành, vẻ kì diệu của cẩm tú cầu là sự đổi màu ngoạn mục của nó. Màu của loài hoa này có thể thay đổi tùy thuộc vào pH của thổ nhưỡng nên có thề điểu chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng

pH đất trồng

<7

=7

>7

Màu hoa

Lam

Trắng sữa

Hồng

Khi trồng loài hoa trên, nếu ta bón thêm 1 ít vôi (CaO) hoặc NH4NO3 và chỉ tưới nước thì khi thu hoạch hoa sẽ có màu lần lượt là?

  • A.
    hồng – lam.
  • B.
    lam – hồng.
  • C.
    trắng sữa – hồng.
  • D.
    hồng - trắng sữa.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Nitric acid.

Lời giải chi tiết :

 Khi trồng hoa cẩm tú cầu, nếu bón thêm ít vôi (CaO) thì khi thu hoạch hoa sẽ có màu hồng. Đó là do CaO phản ứng với nước tạo Ca(OH)2 có tính kiềm khiến cho pH đất > 7 và ở pH này hoa sẽ có màu hồng.

- Ngược lại, nếu bón NH4NO3 thì khi thu hoạch hoa sẽ có màu lam. Đó là do NH4phân li trong nước cho ion H+ khiến cho pH đất < 7 và ở pH này hoa sẽ có màu lam.

Câu 13 :

HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ?

  • A.
    NaOH, Al2O3, Cu2S, BaSO4.
  • B.
    Cu(OH)2, BaCO3, Au, Fe2O3.
  • C.
    CuS, Pt, SO2, Ag.
  • D.
    Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Nitric acid.

Lời giải chi tiết :

Loại A, B và C do HNO3 không phản ứng với BaSO4; Au; Pt.

Câu 14 :

Cho vào bình kín thể tích không đổi 0,2 mol NO và 0,3 mol O2, áp suất trong bình là P1. Saukhi phản ứng hoàn toàn đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất là P2. Tỉ lệ của P1 và P2 là:

  • A.
    P1 = 1,25P2.
  • B.
    P1 = 0,8P2.
  • C.
    P1 = 2P2.
  • D.
    P1 = P2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Các oxide của nitrogen.

Lời giải chi tiết :

2NO+ O2 → 2NO2

Tổng số mol khí trước phản ứng là n1= 0,2+ 0,3= 0,5 mol

Ta có 0,2/2 ⟨ 0,3/1 nên NO phản ứng hết và O2 còn dư

2NO+ O2 → 2NO2

Trước pứ        0,2        0,3        mol

Phản ứng        0,2        0,1        0,2 mol

Sau pứ        0        0,2        0,2 mol

Số mol khí sau phản ứng là n2= nO2+ nNO2= 0,4 mol

Do sau khi phản ứng đưa bình về nhiệt độ ban đầu nên tỉ lệ về áp suất chính là tỉ lệ về số mol.

Ta có P1/P2= n1/n2=0,5/0,4=1,25 → P1= 1,25P2

Câu 15 :

Trong các oxide của nitrogen thì oxide được điều chế trực tiếp từ phản ứng của nitrogen với oxygen là:

  • A.
    N2O.
  • B.
    N2O5.
  • C.
    NO.
  • D.
    NO2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Các oxide của nitrogen.

Lời giải chi tiết :

N2 + O2 2NO

Câu 16 :

Phần trăm khối lượng của N trong một oxide của nó là 30,43%.Tỉ khối của A so với H2 bằng 23. Xác định CTPT của oxide đó là:

  • A.
    N2O.
  • B.
    N2O5.
  • C.
    N2O4.
  • D.
    NO2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Các oxide của nitrogen.

Lời giải chi tiết :

Phân tử khối của A là 46. Gọi công thức của oxit là NxOy

Có: \(\frac{{\% mN}}{{\% mO}}\)= 14x/16y= 30,43/69,57

suy ra x/y= 1/2 → Công thức đơn giản nhất là NO2

Mà MA= 46→ A là NO2

Câu 17 :

Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc phản ứng oxi hóa – khử là:

  • A.
    8
  • B.
    5
  • C.

    7

  • D.

    6

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức phản ứng oxi hóa – khử. Chất oxi hóa là chất nhận electron, chất khử là chất cho electron

Lời giải chi tiết :

Chất oxi là HNO3

Chất khử là những hợp chất mà sắt chưa đạt số oxi hóa cao nhất.

Câu 18 :

Kim loại không phản ứng HNO3 đặc nguội là:

  • A.
    Al, Fe
  • B.
    Ag, Fe
  • C.
    Pb, Ag
  • D.
    Pt, Au

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức tính chất hóa học của nitric acid

Lời giải chi tiết :

Kim loại không phản ứng (thụ động) với HNO3 đặc nguội: Al, Fe

Câu 19 :

Đâu không phải là tác hại của mưa acid

  • A.
    Gây bão sấm sét
  • B.
    Làm giảm PH môi trường đất và nước
  • C.
    Gây ăn mòn các công trình
  • D.
    Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về tác hại của mưa acid

Câu 20 :

Phương trình nào sau đây đúng khi hòa tan khí NO2 trong nước

  • A.
    \(4N{O_2} + {O_2} + 2{H_2}O \to 4HN{O_3}\)
  • B.
    \(2N{O_2} + 2{H_2}O \to 2HN{O_3} + {H_2}\)
  • C.
    \(4N{O_2} + 10{H_2}O \to 4N{H_4}OH + 7{O_2}\)
  • D.
    Không xảy ra phản ứng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức sản xuất nitric acid

Lời giải chi tiết :

\(4N{O_2} + {O_2} + 2{H_2}O \to 4HN{O_3}\)