Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh)>
Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa chất nghệ sĩ và chất chiến sĩ của Bác. Mở đầu bài thơ là nhà tù và người tù, đến cuối bài thơ thì nhà tù vẫn ở đó nhưng chỉ thấy trăng và nhà thơ
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Ngắm trăng
Tóm tắt
Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa chất nghệ sĩ và chất chiến sĩ của Bác. Mở đầu bài thơ là nhà tù và người tù, đến cuối bài thơ thì nhà tù vẫn ở đó nhưng chỉ thấy trăng và nhà thơ, không còn thấy người tù đâu cả, người tù đã vượt ngục - Cuộc vượt ngục tinh thần ấy không chỉ thể hiện tâm hồn nghệ sĩ yêu thiên nhiên mãnh liệt và sâu sắc mà còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù - chiến sĩ - thi sĩ Hồ Chí Minh. Người có thể ung dung, bất chấp hiện thực tàn bạo đen tối của nhà tù để đến giao hòa với thiên nhiên tươi đẹp - phong thái ung dung tự tại đó chính là chất chiến sĩ trong con người Bác.
Bố cục
- Phần 1: 2 câu đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác
- Phần 2: 2 câu sau: Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng
Nội dung chính
Với việc sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị, hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ, ngôn ngữ lãng mạn, màu sắc cổ điển và hiện đại song hành. Bài thơ miêu tả hoàn cảnh ngắm trăng của Bác và sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng.
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ
Ngắm Trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc
2. Đề tài
Tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày
3. Thể loại
Thất ngôn tứ tuyệt
4. Phương thức biểu đạt
Biểu cảm
Lai tân
Tóm tắt
Bài thơ miêu tả cảnh tượng nhà lao nơi Bác bị giam cầm ở Trung Quốc. Ban trưởng nhà lao chuyên tổ chức đánh bạc, cảnh sát trưởng kiếm ăn, thu tiền từ việc giải người, ăn hối lộ, huyện trưởng thì hút thuốc phiện. Đó là toàn bộ thực trạng đen tối nơi nhà lao, nơi thực thi pháp luật nhưng lại toàn là tệ nạn xã hội. Thế nhưng trời đất Lai Tân vẫn thái bình, tức chính quyền Tưởng Giới Thạch vẫn làm ngơ trước bức tranh nhà tù đó.
Bố cục
Bố cục gồm 2 phần
- Phần 1: (3 câu đầu) là 3 câu tự sự nói về hành vi thường thấy ở 3 viên quan ở Lai Tân.
- Phần 2: (Câu cuối) là một lời kết luận, một nhận xét, đánh giá của tác giả.
Nội dung chính
Với việc chọn nhân vật, miêu tả chi tiết tinh tế, tạo điểm nhấn ở tiếng cuối mỗi câu. Bài thơ đã phơi bày thực trạng đen tối, thối nát của một xã hội tưởng như là yên ấm, tốt lành
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ
Bài thơ được sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu của thời gian Hồ Chí Minh bị giam giữ tại các nhà tù của bọn Quốc dân đảng Trung Quốc ở Quảng Tây.
2. Đề tài
Thực trạng thối nát của chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch
3. Thể loại
Thất ngôn tứ tuyệt
4. Phương thức biểu đạt
Biểu cảm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Bài thơ của một người yêu nước mình (Trần Vàng Sao)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Đêm trăng và cây sồi (Lép - tôn - xtôi)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ánh sáng cứu rỗi (Bảo Ninh)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Mưa xuân
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Bài thơ của một người yêu nước mình (Trần Vàng Sao)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Đêm trăng và cây sồi (Lép - tôn - xtôi)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ánh sáng cứu rỗi (Bảo Ninh)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh)
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Mưa xuân