Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)


Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tóm tắt

Tóm tắt 1: “Chuyện người con gái Nam Xương” kể về cuộc đời đầy oan khuất của một người thiếu phụ tên là Vũ Nương. Nàng là một người con gái tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Lấy chồng là Trương Sinh chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già và nuôi con nhỏ. Để dỗ con, tối tối, nàng thường chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha nó. Khi Trương Sinh trở về, lúc đó mẹ già đã mất, đứa con bấy giờ đang bi bô tập nói, ngây thơ kể với chàng về người cha đêm đêm vẫn thường đến nhà nó. Vốn có tính hay ghen, nay càng thêm hiểu lầm, Trương Sinh nghi là vợ hư, về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi vợ đi. Vũ Nương đã hết lời giải thích nhưng không được. Phẫn uất, nàng chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Khi Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ thì đã muộn, chàng lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện về giữa dòng sông lúc ẩn, lúc hiện rồi biến mất.

Tóm tắt 2: Vũ Nương là người phụ nữ nết na xinh đẹp. Trương Sinh thấy vậy bèn xin mẹ hỏi cưới nàng về. Sau đó, chiến tranh ập đến, Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già con trẻ. Bà mẹ vì quá nhớ con buồn rầu mà chết. Nàng ma chay tế lễ chu đáo. Vũ Nương hàng đêm thường chỉ bóng mình trên vách bảo với con đấy là cha Đản. Khi giặc tan trương Sinh trở về đứa trẻ không nhận là cha mình. Nghe nó kể lại Trương Sinh nghi ngờ vợ mình thất tiết, đánh đuổi vợ ra khỏi nhà. Vũ Nương thanh minh không được đành phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi lúc hóa rùa đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Biết vợ bị oan Trương Sinh đã lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra giữa dòng ngồi trên chiếc kiệu hoa đa tạ chàng rồi biến mất.

Tóm tắt 3: Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, vừa đẹp người đẹp nết, gả cho Trương Sinh con nhà hào phú nhưng ít học. Chưa bao lâu, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con đầu lòng, chăm sóc chu đáo và lo ma chay cho mẹ chồng như mẹ ruột. Trương Sinh về, nghe con nhỏ nói không rõ ràng, lại có tính hay ghen từ trước, chàng hiểu lầm vợ phản bội, liền không nghe giải thích mà đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương oan không thể giải, liền trẫm mình xuống bến Hoàng Giang, may được Linh Phi cứu giúp làm tiên nữ dưới thủy cung. Sau khi Vũ Nương qua đời, Trương Sinh mới biết, người cha hàng đêm vẫn đến mà con nói là chiếc bóng trên tường nhưng đã quá muộn để nhận ra nỗi oan của vợ, nàng đã không còn nữa. Phan Lang - một người cùng làng, là ân nhân của Linh Phi nay lại được Linh Phi cứu sống. Phan Lang gặp lại Vũ Nương ở thủy cung, nàng đã gặp nhờ Phan gửi cho chồng tín vật. Trương Sinh biết chuyện liền lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang cho vợ, Vũ Nương hiện về trong ngày lập đàn gặp lại hai cha con.

Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “...như đối với cha mẹ đẻ mình”): Cuộc sống của Vũ Nương từ khi được gả về nhà Trương Sinh.

- Phần 2 (tiếp theo đến “...nhưng việc trót đã qua rồi!”): Nỗi oan khuất của Vũ Nương

- Phần 3 (còn lại): Vũ Nương được giải oan

Giọng đọc

Truyền cảm

Nội dung chính

Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.

Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ

Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của tập Truyền kỳ mạn lục. Với việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực trong tác phẩm, nhà văn đã thể hiện niềm xót xa, thương cảm đối với số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng như tấm lòng nâng niu, trân trọng đối với những phẩm chất đẹp đẽ của họ.

2. Đề tài

Người phụ nữ trong chế độ phong kiến

3. Thể loại

Truyền kỳ

4. Phương thức biểu đạt

Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

5. Ngôi kể

Ngôi thứ ba


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí