Peptide là những hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ các đơn vị α-amino acid liên kết với nhau qua liên kết peptide (-CO-NH-).
Các peptide chứa từ 2, 3, 4,... đơn vị α- amino acid lần lượt được gọi là dipeptide, tripeptide, tetrapeptide,...; peptide chứa nhiều đơn vị α-amino acid được gọi là polypetide.
Peptide bị thuỷ phân bởi acid, base hoặc enzyme.
(xét n – peptide chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH)
- Thuỷ phân trong môi trường trung tính (H2O) => tạo các\(\alpha \)-amino acid
H2N-CH2CONHCH(CH3)COOH+H2O → H2NCH2COOH+H2NCH(CH3)COOH
Viết gọn: Gly-Ala +H2O → Gly + Ala
Tổng quát: n-peptide + (n -1) H2O → các\(\alpha \)-amino acid
- Thuỷ phân trong môi trường base: => tạo muối của \(\alpha \)-amino acid.
H2N-CH2CONHCH(CH3)COOH+2NaOH → H2NCH2COONa+H2NCH(CH3)COONa+H2O
Viết gọn: Gly-Ala + 2NaOH → GlyNa + AlaNa + H2O
Tổng quát: n-peptide + nNaOH → muối + H2O
-Thuỷ phân trong môi trường acid: => tạo muối của \(\alpha \)-amino acid. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH + H2O + 2HCl →ClH3NCH2COOH +ClH3NCH(CH3)COOH
Viết gọn: Gly-Ala + 2HCl +H2O → Gly.HCl + Ala.HCl
Tổng quát: n-peptide + nHCl +(n-1) H2O → muối
* Nếu thuỷ phân không hoàn toàn tạo thành các peptide ngắn hơn.
Ví dụ: Tetrapeptide Gly-Tyr-Val-Ala khi bị thuỷ phân không hoàn toàn có thể tạo thành các tripeptide
Gly-Tyr-Val, Tyr-Val-Ala và các dipeptide là Gly-Tyr, Tyr-Val, Val-Ala.
Tripeptide trở lên + Cu(OH)2 /OH- lắc nhẹ => phức chất màu tím (phản ứng màu biuret)
* Chú ý : Amino acid, dipeptide: không có phản ứng này