- Khi quan sát phản ứng của kim loại với các chất khác nhau, có thể sắp xếp các kim loại thành dãy theo thứ tự khả năng phản ứng giảm dần. Dãy này được là dãy hoạt động hoá học.
- Thực hiện thí nghiệm với các kim loại: Na, Mg, Fe, H, Cu, Ag
Chuẩn bị
Dụng cụ: ống nghiệp, kẹp ống nghiệm, giá để ống nghiệm
Hoá chất: dung dịch AgNO3 0,1M, phoi đồng.
Tiến hành thí nghiệm và thảo luận
- Cho khoảng 2 – 3 mL dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa phoi đồng.
- Quan sát thí nghiệm ta thấy, sau một thời gian có một lớp bạc mỏng bám trên phoi đồng, dung dịch trong ống nghiệm đậm dần lên.
Điều này chứng tỏ: đồng có mức hoạt động hoá học mạnh hơn bạc.
Chuẩn bị:
Dụng cụ: 3 ống nghiệm đã được dán nhãn là tên của mỗi kim loại sẽ cho vào, giá để ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
Hoá chất: dung dịch HCl 1M, mảnh magnesium, đinh sắt, phoi dồng
Tiến hành thí nghiệm
- Đặt 3 ống nghiệm trên giá để ống nghiệm, cho vào mỗi ống nghiệm khoảng 3 mL dung dịch HCl.
- Cho từng kim loại Mg, Fe, Cu vào mỗi ống nghiệm đã dán nhãn tương ứng.
Kết quả: Có 2 ống nghiệm có sủi bọt khí, tốc độ sủi bọt khí trong ống đựng Mg lớn hơn Fe.
Điều này chứng tỏ: Mg có mức độ hoạt động mạnh hơn Fe, Fe hoạt động mạnh hơn Cu do Cu không phản ứng với HCl.
Chuẩn bị
Dụng cụ: 2 cốc thuỷ tinh (loại 250 mL) có dãn nhãn là tên kim loại sẽ cho vào, ống đong, ống hút nhỏ giọt.
Hoá chất: nước cất, mảnh magnesium, mẩu natri nhỏ (hạt động xanh), dung dịch phenolphtalein.
Tiến hành thí nghiệm và thảo luận
- Cho khoảng 40 – 50 mL nước cất và 2 giọt dung dịch phenolphthalein vào mỗi cốc thuỷ tinh.
- Cho từng kim loại Na, Mg vào cốc thuỷ tinh đã dán nhãn tương ứng.
Kết quả: mẩu Na tan dần, toả nhiệt mạnh, dung dịch có màu hồng. Mg không có hiệu tương
Điều này chứng tỏ: Na có mức độ hoạt động hoá học mạnh hơn Mg.
Từ 3 thí nghiệm thứ tự sắp xếp các kim loại theo thứ tự giảm dần mức độ hoạt động hoá học là: Na, Mg, Fe, H, Cu, Ag.