- Trong tự nhiên, hầu hết các kim loại tồn tại ở dạng hợp chất trong quặng, chỉ một vài kim loại kém hoạt động như vàng, bạc, platinum,…được tìm thấy dưới dạng đơn chất.
- Quặng là những loại đất, đá tồn tại trong tự nhiên có chứa khoáng vật của kim loại hoặc hợp chất kim loại với trữ lượng đủ lớn để có thể khai thác.
Kim loại |
Quặng |
Thành phần chính |
Al |
Bauxite |
Al2O3.2H2O |
Zn |
Zinc blende |
ZnS |
Fe |
Hematite |
Fe2O3 |
Pyrite |
FeS2 |
|
Cu |
Chalcopyrite |
CuFeS2 |
Na, K |
Sivinit |
KCl.NaCl |
Ca |
Apatite |
Ca5F(PO4)3 |
Ca, Mg |
Dolomite |
CaCO3.MgCO3 |
Khử ion kim loại thành nguyên tử: \({{\rm{M}}^{{\rm{n + }}}}{\rm{ + ne}} \to {\rm{M}}\)
Tuỳ thuộc vào mức độ hoạt động hoá học của kim loại, có thể lựa chọn phương pháp hoá học phù hợp để tách kim loại ra khỏi hợp chất của nó:
+ Phương pháp điện phân nóng chảy được áp dụng để tách các kim loại hoạt động hoá học mạnh như Na, K, Ca, Mg, Al,…
+ Phương pháp nhiệt luyện thường được dùng để tách các kim loại hoạt động hoá học trung bình như Fe, Zn,.. có thể dùng các chất như C, CO, H2, Al,… tác dụng với oxide kim loại ở nhiệt độ cao, thu được kim loại.
+ Ngoài hai phương pháp trên, người ta còn dùng phương pháp thuỷ luyện để tách các kim loại hoạt động hoá học yếu như Ag, Cu,…