- Lập luận là:
+ Cách thức trình bày và triển khai luận điểm
+ Cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
+ Cách dùng những lí lẽ và dẫn chứng
+ Cách sử dụng các thao tác như phân tích, giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu,...
để làm sáng tỏ điều tác giả muốn nói, để người đọc hiểu, tin và đồng tình với người viết.
=> Hay nói cách khác, lập luận là sử dụng lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc về một vấn đề
- Trong lập luận, người viết thường sử dụng nhiều từ ngữ nhằm nhấn mạnh, tạo nên giọng văn giàu màu sắc biểu cảm.
|
Sáng tác văn chương |
Văn bản nghị luận |
Khác nhau |
Dựa trên hư cấu, tưởng tượng |
Trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lí lẽ và lập luận |
Hư cấu kích thích trí tưởng tượng, xây dựng óc quan sát tinh tế với tình cảm chân thực |
Hình thành và phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, cách trình bày lí lẽ và dẫn chứng rõ ràng, giàu sức thuyết phục của người viết về một vấn đề nào đó trong cuộc sống hoặc trong văn học, nghệ thuật. |
|
Chủ yếu phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật |
Nêu lên quan điểm, ý kiến của người viết |
|
|
Thuyết phục người đọc bằng những lí lẽ và bằng chứng, coi trọng tính lô gích trong lập luận |
|
Sự xen kẽ của yếu tố hư cấu và nghị luận |
Văn nghị luận thời trung đại chưa có sự phân biệt thật rạch ròi với văn chương hư cấu. Ví dụ: Những áng văn nghị luận nổi tiếng như Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) vừa có yếu tố của văn nghị luận lại vừa có yếu tố của văn hư cấu, vừa thuyết phục bằng lí lẽ vừa thuyết phục bằng hình ảnh và tình cảm của người viết. => Trong văn hư cấu cũng có yếu tố nghị luận và trong văn nghị luận cũng có thể kết hợp với yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, ... |