Truyện truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản án hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường.
Truyện truyền kì thuộc bộ phận văn học viết, tuy nhiên, trong quá trình sáng tạo, các tác giả cũng sử dụng nhiều yếu tố của văn học dân gian.
Trong mỗi truyện truyền kì, yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực kết hợp, đan xen một cách linh hoạt. Qua những chi tiết kì ảo, người đọc có thể nhận thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan niệm và thái độ của tác giả.
Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới thánh thần, ma, quỷ có sự tương giao. Điều này làm nên đặc điểm riêng cho không gian truyện truyền kì - không gian giàu yếu tố kì ảo.
(Nguồn ảnh: iDesign.vn)
Không gian động rùa của Linh Phi trong Chuyện người con gái Nam xương, Nguyễn Dữ
Có sự khác biệt về thời gian ở cõi trần với cõi âm ti, thuỷ phủ hoặc nơi thượng giới (biểu hiện qua nhịp độ nhanh chậm của thời gian); con người có thể sống nhiều đời, nhiều cuộc đời hoặc sống nhờ các phép thuật kì ảo.
Trong truyện truyền kì, yếu tố kì ảo hiện diện ở mọi thành phần cấu tạo chủ yếu của tác phẩm như nhân vật, sự việc và cả ở thủ pháp nghệ thuật.
- Nhân vật kì ảo: nhân vật có thể có năng lực siêu nhiên, xuất thân kì lạ, diện mạo khác thường, hành hung biến hoá…
- Sự việc kìa ảo: các tình tiết, sự kiện, hành động,… kì ảo liên kết với nhau thành chuỗi, tạo nên cốt truyện có tính chất li kì, huyền hoặc.
- Thủ pháp nghệ thuật: sự kết hợp linh hoạt giữa yếu tố kì ảo (thường được nhận diện tương đối gồm kì – kì lạ, khác thường, siêu phàm,… và quái – quái dị, ma quỷ
- Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)
- Liêu trai chí dị (Bồ Tùng Linh)
- Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông)