Hài kịch là một thể loại kịch, dùng tiếng cười để chế giễu những thói tật, hiện tượng đáng phê phán (vụ lợi, kệch cỡm, cực đoan, lạc hậu, ảo tưởng,...) vốn đi chệch các chuẩn mực tốt đẹp của con người và cộng đồng.
(Hài kịch "Bệnh sĩ" - Lưu Quang Vũ)
Nhân vật trong hài kịch là những nhân vật tiêu biểu cho một thói tật đáng cười, đáng phê phán, hoặc những nhân vật thường xuyên nhầm lẫn, có cách ứng xử không phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
(Nhân vật: Trương Ba, anh hàng thịt)
Nhân vật hài kịch hiếm khi là kẻ cùng hung cực ác, mà phổ biến hơn là người có khiếm khuyết, sai lầm cần khắc phục. Những nhân vật hài kịch như vậy có tính cách nhất quán, được xây dựng theo lối cường điệu, tô đậm nét đáng cười, chứ không được khai thác qua toàn bộ tiểu sử. Trong hài kịch còn có thể xuất hiện một số nhân vật châm chích, pha trò hài hước, hay nhân vật đại diện cho một lực lượng đối kháng tiến bộ nào đó, song đó thường chỉ là những nhân vật phụ.
Hành động trong hài kịch chủ yếu là hành động bên ngoài, những toan tính, mưu mô của nhân vật đều bộc lộ hết ra lời (hài kịch không nhấn mạnh trăn trở nội tâm - hành động bên trong).
Hành động trong hài kịch hướng tới tô đậm nét tính cách chủ đạo của nhân vật hay tính chất cực đoan của những mưu mô, toan tính, chứ không phải làm nổi bật sự kiện, bởi vậy, diễn biến hành động qua mỗi hồi kịch thường mở ra các bình diện khác nhau của cái đáng cười hơn là thúc đẩy xung đột đi tới hồi kết. Kết cấu hài kịch thông thường được
Bệnh sĩ – Lưu Quang Vũ
Nàng Sita. – Lưu Quang Vũ
Hồn Trương Ba, da hàng thịt. – Lưu Quang Vũ
Mùa hạ cuối cùng. – Lưu Quang Vũ
…